Đánh giá: 3/10 từ 5607 lượt
Chính trong bối cảnh mà nhiều giá trị nền tảng đang bị lung lay, xáo trộn, những tác phẩm khơi dậy ý thức về đạo nghĩa, khí phách, phẩm giá lại dễ tạo được niềm xúc động. Sự trở lại của Giọt máu chung tình cũng chính là sự trở lại của ý thức khẳng định giá trị và sức mạnh văn hóa của miền Nam, vốn từng bị làm mờ đi bởi nhiều nguyên do. Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử không chỉ tham gia vào sự kiến tạo tinh thần dân tộc chủ nghĩa hồi đầu thế kỷ XX. Tiểu thuyết này thiết nghĩ cũng phải được nhắc đến như một hiện tượng văn học nổi bật tham gia vào quá trình kiến tạo ý niệm về bản sắc Nam Bộ. Hành động kiến tạo này, trước hết, được nhìn thấy ngay ở lớp phương ngữ Nam Bộ dày đặc, với những biến âm mang dấu vết lịch sử trong lời văn, cũng không chỉ ở bối cảnh của cuốn tiểu thuyết - thời Gia Long, qua đó, tác giả không giấu chủ ý suy tôn công trạng những anh hùng, liệt nữ của nhà Nguyễn. Sâu xa hơn, bản sắc Nam Bộ còn thể hiện ở hình mẫu nhân cách lý tưởng mà cuốn tiểu thuyết này xây dựng. Đó là những con người nghĩa khí, “nam thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”.
Các chương mới nhất
- Chương 28 : Dọn Tùng đình phối hiệp cuộc nhơn duyên, Lập miễu võ để thờ người trung liệt
- Chương 27 : Đền nợ nước, anh hùng ra tử trận, Trọn ân tình, liệt nữ quyết liều thân
- Chương 26 : Bị thế bức chẳng nhìn lời thệ ước, Lấy lẽ công biện bạch nợ tình chung
- Chương 25 : Cơn lận đận, tai qua rồi họa tới, Lúc thình lình, nghĩa cũ gặp tình xưa
- Chương 24 : Chùa Tây Hà, thục nữ tới hành hương, Nơi lữ quán, oan gia theo nối gót
Bình luận truyện