Vạn Dặm Thương Nhớ

Chương 33-34




Chap 33

Cậu nhìn người vừa bước đến khẽ nhíu mày 1 cái, trong cái trí nhớ mơ hồ cậu nhận ra được gương mặt này khá quen mắt.

Thấy cậu còn đang nghi hoặc, đối phương mới khẽ cười khẩy 1 cái:

- Cậu Đăng nhanh quên thật đấy, nhưng mà thằng này vẫn còn nhớ, hôm đó lão già nhà cậu đã xỉ nhục thằng này như thế nào, dám nhốt cả thằng này vào trong nhà kho.

Chỉ cần nghe thế, cậu cũng liền nhận ra đối phương:

- Gã đạo sĩ dởm!

- Ầy, đạo sĩ gì nữa. Thằng này bây giờ là Trung uý của lữ đoàn bộ binh thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Cậu nghe vậy lại khẽ nhếch mép 1 cái:

- Tưởng tai to mặt lớn thế nào, hoá ra cũng chỉ là 1 tên bán nước có gì mà tự hào.

Tên Ba lúc này rút khẩu súng ngắn dắt ở bên hông, ra vẻ nghịch ngợm nó rồi nói:

- Cậu Đăng nói vậy không đúng rồi, thằng này đâu có bán nước, chỉ là đế quốc cho thằng này 1 cuộc sống tươi mới hơn thic thằng này cũng nên làm gì đó báo đáp lại thôi. Đầu quân cho Tây, không có thiệt đâu cậu Đăng.

Nói rồi, tên Ba liền khoát tay ra hiệu gì đó, chỉ thấy sau đấy 1 tên lính nguỵ kéo theo 1 cô gái đi lại phía hắn, tên Ba sau đó liền thẳng tay xé toạ lớp quần áo đã sớm rách của cô gái kia khiến cô ta hét lên 1 tiếng.

Cậu Đăng có chút sửng sốt nhìn tới, lúc này mới nhận ra cô gái kia là người mà cậu vừa mới cứu ban nãy, tức giận nhìn tên Ba nói:

- Muốn làm gì thì cũng đừng đụng đến bà con trong làng!

Nghe thế, tên ba lại bật cười:

- Anh em đây cũng chỉ muốn vui vẻ thôi mà.

Nói rồi gã hất mặt 1 cái, tên lính kia sau đấy liền đẩy cô gái kia ngã xuống đất rồi lao vào cô ta, giữa ban ngày ban mặt xé toạc hết quần áo cô ấy xuống mà giở trò đồi bại.

Cậu Đăng nhìn cảnh tượng ấy giận đến tím mặt, vội lao đến nhưng ngay lúc đó, tên Ba dí nòng súng vào giữa đầu cậu, ánh mắt hắn cũng chẳng còn cợt nhả nữa:

- Thằng này đã nói rồi, nỗi nhục ngày hôm đó, nhất định sẽ quay lại trả.

Những tên giặc nguỵ ngông cuồng thay nhau giở trò đồi bại, cả người cô ấy bị đẩy tới đẩy lui, toàn thân trớt trát tứa máu, nhưng gương mặt lúc này lại quật cường không khóc.

Bông chợt cô gái hô lớn lên:

- ĐẢ ĐẢO ĐẾ QUỐC MỸ! HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM! VIỆT NAM ĐỘC LẬP MUÔN NĂM!

Chỉ ngay sau lời hô vang ấy, 1 tên lính nguỵ liền rút súng, “ĐOÀNG” 1 tiếng viên đạn găm ngay giữa trán cô ấy, mọi người hét toáng lên chạy toán loạn, mà cậu Đăng chứng kiến mọi chuyện hai hốc mắt đã trở nên đỏ hoe.

Nỗi giận tích tụ lại, căm phẫn sự thú tính ngông cuồng của đám giặc nguỵ, cậu ngay đấy liền đoạt khẩu súng từ tay tên Ba, hành động nhanh nhẹn bắn thẳng vào 1 tên giặc nguỵ, tên Ba sợ hãi vội vàng bỏ chạy nhưng đúng thật làm sao người nhanh bằng súng.

Bọn chúng cũng chĩa súng về phía cậu, trước khi tiếng nổ vang lên vài giây, 1 bóng người lao đến ôm lấy cậu xô ngã xuống đất lăn vài vòng, cảnh tượng hỗn loạn, bà con xô đẩy nhau bỏ chạy, làm mất tầm nhìn của chúng nó.

- Vào lúc này, đối đầu với chúng nó chỉ có thiệt thân thôi.

Cậu Đăng được người kia kéo lại núp sau 1 gốc cây lớn, lúc này mới nhìn sang người bên cạnh khẽ nhíu mày:

- Thịnh!

- Chúng ta đi khỏi đây đã, rồi nói chuyện sau.

Nghe thế, 2 người bọn họ ẩn sau đám đông đang hỗn loạn kia mà đi vội về nhà, đóng kín cửa lại.

Diệp lúc này lo lắng đi đến:

- Cậu Đăng, cậu không sao chứ?

Vừa nói xong câu đấy, mợ cũng liền nhìn tây 1 bên cánh tay máu đỏ đã thấm ướt áo cậu:

- Trời ơi, cậu bị thương rồi!

Cậu thấy vậy lại đưa tay lên khoát:

- Không sao đâu, đạn chỉ sượt qua da thôi.

- Cậu lại ghế ngồi đi, để em đi lấy bông băng!

Vừa nói, mợ vừa đỡ cậu lại ghế ngồi xuống, sau đấy mới chạy vào trong nhà.

Cậu Đăng lúc này mới nhìn đến Thịnh mà lên tiếng:

- Cảm ơn cậu!

Cậu Thịnh đi lại ghế đối diện ngồi xuống, nét mặt cũng có phần tức giận mà nói:

- Đám giặc nguỵ này càng ngày càng ngông cuồng, giết người, cưỡng hiếp, không tội ác nào là không phải chúng nó gây ra.

- Cứ như thế này thì không biết bao nhiêu bà con phải chịu khổ sở nữa.

Diệp lúc này đem 1 hộp cứu thương đi ra, ở bên cạnh cậu cẩn thận băng bó vết thương.

Cậu Thịnh lúc này chợt suy tư 1 hồi rồi nhìn sang cậu Đăng hạ giọng nhỏ xuống:

- Ở đây, hội kháng Mỹ vẫn đang ngầm hoạt động. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam vẫn đang chiêu quân bí mật, đây là tin mật, đừng để lộ ra ngoài.

Sau câu nói đấy, 2 người đàn ông nhìn nhau, trong ánh mắt ấy cùng rấy lên 1 hoài bão lớn lao.

Diệp đứng đấy nhìn 2 người họ, mợ cũng ngầm nhận ra được, nỗi lo sợ ấy đang mỗi ngày đến gần.

Tối hôm đó, trong căn phòng đã sớm tắt đèn, trên chiếc giường nhỏ, 2 bóng người quay lưng vào nhau, thi thoảng lại nghe thấy tiếng thở dài của cậu.

Diệp chậm rãi mở mắt ra, mợ vốn không hề ngủ, chỉ là mợ sợ nếu thức sẽ phải nghe cậu nói những điều mợ không muốn.

Nhưng thấy cậu cứ trằn trọc mãi như vậy, trong lòng mợ không thể không quan tâm được.

Diệp khẽ quay người sang cậu, rồi nhẹ giọng nói:

- Cậu đang nhớ lại chuyện ban sáng sao?

Nghe thế, cậu khẽ ngoái đầu về phía sau:

- Em chưa ngủ sao?

- Cậu như vậy...em làm sao ngủ được!

Cậu quay người lại:

- Tôi không ngủ được.

- Vì chuyện cô gái đó?

Cậu khẽ lắc đầu 1 cái:

- Vì rất nhiều điều. Tôi cứ nghĩ đến cảnh bà con bị đám giặc đó ức hiếp mà không thể làm gì, khiến tôi không ngủ được. Tôi cứ nghĩ đến cảnh cô gái ấy lại nghĩ đến nếu 1 ngày nào đó là em, tôi lại không ngủ được. Tôi muốn giết chết đám giặc mất nhân tính đó, nhưng tôi lại không đủ sức. Tôi không biết nên làm như thế nào nữa.

Mợ nhìn cậu 1 hồi rất lâu, dưới cái bóng tối đấy, mợ vẫn nhận ra được nỗi niềm thật của cậu ẩn sâu trong đôi mắt sáng kia, chỉ là cậu đang sợ mợ buồn nên chẳng dám nói ra mà thôi.

Nhưng cậu lại không biết rằng, sự dằn vặt của cậu chính là nỗi đau của mợ. Nếu như mợ là gánh nặng, là điều khiến cậu phải day dứt, vậy chẳng thà mợ để cậu yên tâm với lựa chọn của mình.

Mợ gối đầu lên vai cậu, gương mặt rúc nhẹ vào lồng ngực, cảm giác cổ họng muốn nghẹt thở, khoé mắt cay xè mà nhẹ giọng nói:

- Cậu Đăng, em biết cậu đang suy nghĩ gì!

Cậu nghe vậy chợt trầm tư 1 hồi, sau đấy quay người sang nhìn mợ, đôi đồng tử từ lúc này cũng đã trở nên đỏ hoe, thanh âm có phần xúc động:

- Diệp, có phải là tôi phụ em không?

Mợ khẽ lắc nhẹ đầu nhưng kỳ lạ những hàng lệ không hiểu sao cứ đua nhau chảy ra, sự 1 sự thừa nhận:

- Em đã từng nói, cho dù cậu làm gì, em cũng đều ủng hộ. Chỉ là.....

Nói đến đấy mợ chợt dừng lại, cố gắng kìm lại cảm xúc của mình mà nghẹn giọng nói:

- Hãy hứa với em, nhất định phải bình an trở về!

Câu nói ấy đánh thức giọt nước mắt nam nhi, lần đầu tiên cậu rơi nước mắt, cái mùi vị mặn đắng thấm vào đầu lưỡi, trôi xuống cổ họng như ăn mòn vào từng tế bào khiến trái tim co thắt lại đến nghẹt thở.

Cậu không đáp lại lời mợ, mà lại lặng lẽ cúi xuống hôn lên bờ môi đang khẽ run lên kia, nâng niu cuốn lấy nó như 1 sự trân trọng có thể là cuối cùng.

Sự im lặng ấy của cậu nó như mũi dao ghim thẳng vào tim mợ, cơn đau không rỉ máu nhưng lại thấu tận tâm can. Mợ hiểu lần đi này không có gì đảm bảo cho 1 lời hứa trước, nhưng 1 cái gật đầu là giả vờ thôi cậu cũng không thể cho, liệu có phải là tàn nhẫn quá không.

Giọt nước mắt thấm vào đầu lưỡi mùi vị chua xót, theo đó hoà vào nụ hôn mãnh liệt mà tan dần xuống cổ họng, đọng lại nơi đây là sự đắng ngắt đến quặn lòng.

Cho đến khi nước mắt đã làm ướt đẫm cả 1 vùng gối, cậu mới từ từ rời khỏi môi mợ, hơi thở gấp cùng tiếng thút thít khe khẽ khiến cậu càng thêm đau lòng.

Chỉ là, bản thân vào lúc này chẳng thể cho mợ 1 lời chắc chắn nào, cậu lại khẽ vùi đầu vào bên cổ mợ, đặt bờ môi còn hơi ấm chạm vào da thịt, bàn tay chậm rãi đưa lên cởi bỏ lần lượt lớp quần áo còn vương lại.

Mợ đôi mắt đã nhắm chặt, nhưng kỳ lạ dòng lệ không cản được vẫn cứ thế chảy ra.

Có lẽ trong cuộc ân ái này, đối với 2 người họ không còn đơn thuần là mùi vị thể xác nữa, mà là sự trân trọng nhau đến từng hơi thở.

Khi tất cả đã được cởi bỏ hết, da thịt của cả 2 cọ sát vào nhau, hơi nóng truyền vào thân nhiệt của đối phương, trong tâm trí họ, lửa dục vọng sôi trào mãnh liệt.

Cậu lúc này ở trên người mợ, lần lượt đem nụ hôn của mình tạo nên những dấu ấn trên làn da trắng nõn, bàn tay to lớn kia ôm gọn lấy 1 bên bầu ngực, chậm rãi xoa nắn.

Chiếc lưỡi nóng bỏng bắt đầu rời xuống bên cổ, đi đến dọc bờ xương quai xanh lượn lờ quanh đấy, nâng niu từng khấc da thịt người con gái trong lòng mình.

Cơ thể mợ từng chút nóng dần lên như lửa đốt, nhiệt huyết mà cậu đem đến khiến đầu óc mợ trở nên mơ hồ.

Khi bờ môi kia trượt xuống nơi rãnh ngực, rồi dùng sự ma mị từ chiếc lưỡi đảo lượn quanh đấy, lại bất chợt cắn nhẹ lên nhũ hoa mềm mại, khiến mợ khẽ ưỡn người 1 cái:

- Ưhmmm.....!

Thanh âm dịu ngọt đấy như 1 chất xúc tác phủ xuống hết lý trí của cậu, bản năng của con người trỗi dậy mãnh liệt hơn, cậu gắt gao ôm gọn lấy 2 trái đào căng mọng, cắn mút nó đến ửng hồng.

Ở bên dưới, cậu dùng chân mình len vào giữa, tách đôi chân mợ ra, đem cự vật to lớn chống đỡ ở nơi cửa nguyệt.

Mới chỉ chạm vào đấy, cơ thể mợ tự động co rút lại như 1 phản xạ:

- Uhmm....!

Cậu lúc này đưa gương mặt của mình lên áp sát gương mặt mợ, lửa dục vọng khiến hơi thở của cậu trở nên gấp gáp.

Cậu áp chiếc mũi chạm vào mũi mợ, thanh âm có phần khàn đục:

- Diệp....xin lỗi em!

Mợ nhìn cậu bằng đôi mắt đã ướt sũng, bàn tay đang siết chặt tấm ga trải lại dần buông lỏng ra, sau đấy chậm rãi đưa lên vòng ôm lấy tấm lưng to lớn của cậu mà nói:

- Nếu cậu thấy có lỗi...vậy nhất định phải trở về!

1 lần nữa cậu lại khước từ câu hỏi của mợ, cúi xuống mút nhẹ bờ môi đã có phần sưng mọng kia, ở bên dưới cự vật đang chống đỡ kia cũng mạnh mẽ đi vào bên trong, hành động ấy khiến Diệp vẫn có 1 chút khó khăn đón nhận:

- Ahhhh....!

Mọi thứ cũng trở nên khít chặt, ôm gọn lấy niềm kiêu hãnh, cậu bắt đầu động thân nhịp nhàng.

- Ơhhh.....uhmm.....!

Thanh âm trong trẻo ấy không ngừng phát ra từ bờ môi nhỏ bé ấy, tiếng va chạm hài hoà giữa 2 cơ thể cứ vang lên, tạo nên 1 cảnh xuân bỏng mắt.

Bàn tay nhỏ nhắn bấu chặt vào tấm lưng rộng lớn, như muốn níu giữ lấy cậu ở mãi bên cạnh, mùi vị của cuộc ân ái này trở nên khác lạ khi 2 tâm hồn họ người day dứt người lại luyến tiếc giận hờn.

2 lần không trả lời câu nói của mợ, đó là sự tổn thương ghê gớm. Mợ cắn xuống bờ môi cậu, dùng sức mạnh đến nỗi khiến nó bật máu, cơn đau chỉ làm cậu khẽ nhíu mày 1 cái rồi thôi.

Mùi tanh thoang thoảng xộc vào nơi cổ họng, dư vị của thứ chất lỏng màu đỏ này lại càng khiến cuộc hoan ái này thêm rạo rực.

Cậu bỗng chống người thẳng dậy, bàn tay to lớn siết chặt lấy bờ eo nhỏ, dùng sức hơn mà động thân mạnh mẽ.

- Ahhh.....uhmmm......!

Tiếng cọ sát của 2 cơ thể vang lên mỗi lúc 1 rõ rể, đủ để hiểu được 2 con người dính chặt vào nhau đang mỗi lúc đạt tới đỉnh điểm.

- Uhm.....cậu Đăng.....ahhh.....!

2 tay mợ chống lên hông cậu, sự tác động mạnh ở hạ thân khiến cả người mợ bị đẩy tới đẩy lui, chăn gối đã xáo trộn.

Cho đến khi cậu bắt đầu gấp rút ra vào, từng nhịp dứt khoát và mạnh mẽ hơn, chỉ vài nhịp sau đó, động lực thúc mạnh khiến mợ kêu lên q tiếng:

- Ahhh.....!

Cậu ngay sau đấy cũng gầm nhẹ, gục đầu lên vai mợ, 1 dòng chất lỏng nóng chảy vào bên trong, cả 2 cùng thở dốc.

Cho đến khi hô hấp đã dần ổn định, ở bên tai mợ vẫn là hơi thở nam tính phả vào, giọng nói trầm ấm vang lên:

- Diệp....tôi yêu em!

Không còn là “tôi thương em” nữa, chỉ 3 từ ấy thôi lại khiến mợ trào lệ, tại sao vào lúc mợ đã kiên định bảo vệ hoài bão của cậu, cậu lại khiến mợ trở nên lung lay như vậy.

Diệp vòng tay ôm lấy cậu, giọng nói mang chút yếu ớt:

- Cậu Đăng, dù bao lâu, em cũng nhất định đợi cậu trở về!

Sự tĩnh lặng lại 1 lần nữa bao trùm lấy căn phòng, phủ lên tâm hồn của 2 người là 1 nỗi niềm riêng biệt khó nói ra.

Đêm nay, họ trân trọng nhau từng giây phút còn có thể ở bên cạnh, cho nhau những dư vị ngọt ngào nhất để mai xa rồi sẽ chẳng thể còn cảm nhận được nữa.

Trải qua cuộc hoan ái kịch liệt, Diệp cả người mềm nhũn mà ngủ thiếp đi, cậu nhìn người con gái trong lòng mình mà lòng như thiêu đốt.

Nhẹ nhàng rời khỏi giường mặc lại quần áo, giờ đã là canh 5 rồi, trời bên ngoài vẫn còn xám xịt.

Cậu đi lại phía tủ xếp vài bộ quần áo bỏ vào túi, nếu như cậu đã quyết định lựa chọn con đường này, thì sớm ngày nào thì hoài bão cũng sớm ngày được thực hiện.

Canh 5 ấy, căn phòng được thắp sáng bởi 1 ánh lửa nhỏ từ ngọn đèn dầu, bóng dáng người đàn ông in xuống nền đất lại trở nên to lớn bởi lý tưởng mà họ mang trên mình.

Chẳng lâu sau đó, ánh sáng duy nhất đó cũng chợt tắt, bóng đen ấy lặng lẽ rời khỏi căn phòng, khép cửa lại, đôi chân lưu luyến nán lại vài hồi rồi khẽ quay đi.

Sáng hôm sau, khi trời đã hửng nắng, gió từ khẽ cửa lùa vào lướt qua bờ vai trần khiến Diệp khẽ rùng mình.

Mợ mơ hồ tỉnh lại, đã cảm nhận được sự trống vắng ở bên cạnh, liền ngồi lên, đôi mắt đảo xung quanh, căn phòng trống trơn chỉ còn bộ quần áo của mợ được treo gọn trên giá treo bên cạnh.

Diệp bước xuống giường đi lại đấy lấy đồ mặc vào, vốn định đi ra ngoài nhưng chợt nhìn thấy trên bàn 2 phong thư nằm yên lặng ở đấy.

Mợ vội đi lại cầm lấy nó, những con chữ được viết nắn nót trên đấy:

“GỬI EM! NGƯỜI CON GÁI MÀ TÔI ĐÃ MANG NỢ RẤT NHIỀU!”

Đọc được hàng chữ đó, nước mắt như 1 bản năng chảy ào ra, Diệp siết chặt phong thư trong tay vội vàng bỏ chạy ra ngoài.

Gió buổi sớm lùa qua, thổi bay đi những dòng lệ vừa chảy xuống, làm ướt đi bờ mà hồng còn vương hơi ấm của cậu.

Mợ cứ như thiêu thân chạy ra ngoài, đôi chân còn chẳng kịp xỏ lấy đôi dép, cứ dẫm lên những hòn đá nhỏ sắc cạnh mà hướng về phía cổng làng.

Khi bàn chân đã nhem nhuốc lấm lem, còn xuất hiện nhiều vết trầy xước tứa máu, cổng làng đã ở ngay cận kề. Nhưng trước mặt chỉ còn là 1 con đường xa tít tắp, ngó trước nhìn sau đã chẳng còn thấy bóng người thân thương.

Mợ khóc nấc lên, những tiếng nức nở đau xé lòng khiến vạn vậy cũng nhuốm màu lệ.

Diệp chậm rãi mở phong thư ra, bàn tay luống cuống lấy lá thư trong đó, đôi mắt đã nhoè đi những vẫn cố đọc những con chữ trên đấy!

“Gửi em, người con gái mà tôi đã mang nợ rất nhiều. Nợ em 1 lần đầu gặp gỡ, nợ em 1 lễ rước dâu trọn vẹn, nợ em 1 tấm chân tình chưa trả hết, nợ em là cả 1 đời thương nhưng chưa thể làm được.

Nợ em nhiều như vậy, mà tôi vẫn mặt dày không trả, có phải là tôi rất đáng trách hay không?

Diệp, cho dù có thế nào đi nữa, tôi vẫn muốn nói với em ba chữ TÔI YÊU EM!

Vì yêu em nên tôi mới quyết định lựa chọn con đường này. Mỗi ngày cứ phải chứng kiến cảnh đám giặc nguỵ ngược đãi với dân lành, cướp bóc của bà con, tàn nhẫn hơn còn cưỡng bức, giết người, tôi nhận ra được, ngày nào đất nước còn chưa thống nhất, thì nhà chúng ta khó có thể mà giữ. Tôi muốn cùng em trải qua những năm tháng yên bình, nắm tay cười đến già bên cạnh những đứa con, vì thế tôi lên đường để bảo vệ tương lai đó của chúng ta - 1 đất nước không còn chiến tranh.

Nhưng chiến trường bom đạn, máu đổ, tôi không dám hứa trước điều gì. Nếu như....một ngày nào đó em nhận được giấy báo tử, hãy mở phong thư còn lại....đó là điều duy nhất tôi có thể làm cho em!

Diệp, tôi thương em, thương đất nước của chúng ta. Nhưng chỉ có hoà bình, thì mới có đoàn tụ!

Xin lỗi đã để em ở lại, vì trên vai trai tráng phải gánh vác trọng trách của đất nước!”

Từng chữ mợ đọc cẩn thận, nhưng càng đọc tâm can càng đau đớn. Mợ không giận cậu vì đã lựa chọn con đường này, mợ giận cậu vì sao đến 1 lời chào tạm biệt cũng không cho mợ cơ hội để nói.

Diệp khóc oà lên như 1 đứa trẻ bị người thân bỏ rơi, nước mắt rơi xuống thấm nhoè đi những con chữ trên đấy.

Mợ lại mở phong thư thứ 2, lấy trong đấy ra 1 tờ giấy, dòng chữ viết in to nổi trong đây đập thẳng vào mắt “ĐƠN LY HÔN”!

Chỉ 3 chữ đấy thôi, khiên tim gan mợ như ngàn mũi dao ghim vào, mợ chẳng cần đọc thêm 1 chữ nào, bàn tay xét đôi tờ giấy đấy rồi vo chặt lại trong lòng bàn tay.

Đôi mắt ngập nước kia hướng về con đường xa tít tắp ẩn sau lớp sương mù dày đặc mà nghẹ giọng kiên định nói:

- Em nhất định sẽ chờ cậu trở về! 10 năm hay 20 năm hay cả đời này cũng sẽ chỉ chờ mình cậu!

Chap 34 (Full)

5 năm sau.

- Niệm, lần sau không được nghịch thế nữa, lát nữa bu đi làm về mà thấy là sẽ buồn lắm đó.

Bé gái đôi mắt tròn xoe sáng long lanh khẽ chớp vài cái:

- Anh Hạo không được mách bu nhé!

- Em bị thế này rồi, anh không mách thì bu cũng thấy thôi!

Nghe thế, con bé lại mếu máo. mắt rưng rưng nhìn anh mình đang chăm chú lau vết thương bị chảy máu ở chân mình.

- Chốc nữa bu sẽ mắng em mất!

Bé trai nghe thế mới đứng lên:

- Không khóc nữa, chốc nữa bu mà mắng em thì anh sẽ xin bu cho.

- Anh Hạo nói thật không?

Bé trai khẽ gật đầu 1 cái rồi đưa tay lau nước mắt cho em mình.

Vừa lúc đó bên ngoài vang lên tiếng dép loẹt xoẹt, đoán được ngay là ai đã về, cái Niệm vội vàng đứng núp sau anh trai.

Ở bên ngoài, Diệp gánh đồ trở về hạ xuống trước cửa, rồi nhìn vào trong:

- Hạo, vào lấy cho bu cái nồi nhỏ ra đây, sáng nay bán không hết cháo, bu nấu lại cả nhà ăn.

Nói xong mới thấy cái Niệm cứ nép sau anh mình, Diệp khẽ nhíu mày 1 cái:

- Niệm, con làm gì đó!

Con bé sợ không dám lên tiếng, mà anh nó cũng lo lắng không dám bước đi.

Diệp thấy vậy mới bỏ đòn gánh xuống rồi đi vào:

- Niệm, con lại nghịch gì rồi phải không?

Biết không giấu được bu mình, cu Hạo đã vội lên tiếng:

- Bu, ban nãy em trèo lên cây, không may bị ngã chảy máu rồi ạ!

Vừa nghe thế, cái Niệm liền đánh nhẹ vào anh rồi nức nở nói:

- Anh Hạo đã hứa xin bu cho em, tại sao lại còn mách bu!?

- Bu, em đang đau lắm, bu đừng đánh, đừng mắng em nữa!

Diệp nghe vậy lại nhìn 2 đứa con của mình, rồi nhìn xuống chân của cái Niệm, có chút đau lòng mà kéo con bé lại phía mình.

- Lại đây bu xem nào. Con là con gái mà sao lại nghịch dữ vậy trời!

- Mẹ, con nghe mọi người nói quân giải phóng đang tiến về đây, con chỉ muốn trèo lên cao để nhìn xem có thấy thầy hay không thôi.

Vừa nghe thế, Diệp vội bịt miệng cái Niệm lại rồi nói:

- Niệm, lần sau không được nói chuyện này, biết chưa?

Con bé nghe vậy lại rũ mắt xuống rồi gật đầu, Diệp lúc này mới buông tay ra:

- Hạo, con lấy bông băng lại vết thương cho em đi, bu vào nấu cháo đem cho nội.

- Dạ!

Nói rồi, Diệp cũng đi ra ngoài, bưng nồi cháo đi vào trong bếp.

Sau khi xong xuôi, mợ múc ra 1 chén rồi đem vào phòng của bà cả:

- Bu, bu thấy trong người thế nào, còn mệt không ạ? Hay để con mời thầy lang đến khám xem thế nào!

Bà cả lúc này khẽ cựa người rồi ngồi lên:

- Không cần đâu, bu chỉ bị cảm nhẹ thôi, vài hôm là khỏi.

- Vậy bu ăn cháo đi, con vừa mới nấu xong!

Nói rồi, Diệp bưng chén cháo đi lại phía bà đặt xuống.

Bà cả lúc này nhìn mợ thở dài:

- Vừa phải chăm 2 đứa nhỏ, lại còn chăm thêm cả bà già này....Diệp, vất vả cho con quá.

- Bu đừng nói thế, con không thấy vất vả chút nào!

- Năm đó con mang thai, bu bảo con báo tin cho thằng Đăng mà con không chịu. Nếu Đăng nó mà biết, chắc chắn nó sẽ không đi nữa đâu, giờ con cũng đỡ vất vả.

Diệp nghe vậy, nỗi niềm bao năm qua giấu kín bỗng nhiên lại bị đào lên, sống mũi nhanh vậy mà đã trở nên cay xè. Ngày đó, cậu rời đi để lại cho mợ 2 sinh linh nhỏ bé, đến bây giờ đã là 5 năm rồi. Mợ 1 mình nuôi 2 đứa nhỏ, chờ đợi cậu đã 5 năm, chờ đợi 2 chữ HOÀ BÌNH đến mức chai sạn. 5 năm biệt ly, 5 năm bặt vô âm tín, 1 tin tức về cậu mợ cũng không rõ, nhưng không ngày nào mà trái tim này không ngừng mong mỏi.

2 hốc mắt đã sớm đỏ hoe, Diệp gượng lấy 1 nụ cười an ủi mà nói:

- Chút chuyện này, đừng làm ảnh hưởng đến hoài bão của anh ấy. Bu có biết tại sao con đặt tên 2 đứa nhỏ như vậy không?

- Bu chỉ hiểu, An Niệm là những hồi ức yên bình.

- Ngày anh ấy đi, để lại đều là những hồi ức, mặc dù Niệm sinh ra không biết thầy nó nhưng con muốn con bé sẽ luôn là hồi ức tươi đẹp của con và anh ấy. Còn Vĩnh Hạo, con hy vọng nó giống như thầy nó, có lý tưởng lớn lao!

Bà cả nghe thế đôi mắt cũng rưng rưng nắm lấy tay Diệp vỗ nhẹ:

- Bu hiểu nỗi lòng của con, những năm qua con đã hy sinh nhiều rồi, chỉ mong 1 ngày ông trời sẽ không phụ lòng người!

Lời vừa dứt, 1 tiếng nổ lớn vang lên “BÙM”!

Cu Hạo và cái Niệm đang ở bên ngoài cũng vội vàng chạy vào trong nhà.

Diệp lo sợ đi ra ngoài, bầu trời lúc này phủ 1 màu khói xám, bà con vứt của chạy toán loạn.

“BÙM! BÙM!”

Những tiếng nổ cứ thế vang lên, âm thanh la hét của bà con chồng chéo lên nhau, Diệp kinh hãi quay vào nhà:

- Bu, chiến tranh rồi, quân giải phóng đã sắp tiến vào rồi!

Bà cả nghe vậy vội vàng bước xuống giường đi lại ôm 2 đứa nhỏ:

- Giờ thế nào đây, bom đạn không có mắt, làm sao giữ được an toàn cho 2 đứa nhỏ.

Diệp lúc này đi lại:

- Bu, lâu rồi con có đào 1 cái hầm nhỏ sau nhà...thực ra là để giấu người của hội kháng Mỹ.

Vừa nghe thế, bà cả cũng sửng sốt:

- Trời ơi, con làm vậy lỡ lũ nguỵ nó biết là chết đó.

- Giờ không còn thời gian nghĩ nhiều nữa, con đưa bu và 2 đứa nhỏ xuống đó trú tạm.

Nói rồi, mợ cũng vội vàng đỡ bà, ôm theo 2 đứa nhỏ đi lại phía khoảng sân sau nhà.

Diệp lúc này đi lại phía bãi cỏ, mợ quét gọn nó sang 1 bên, 1 cánh cửa gỗ nhỏ liền hiện ra. Diệp vội vàng mở nó, bên dưới là 1 đường hầm không quá sâu, đủ để người có thể ngồi lọt:

- Hạo, Niệm, 2 con mau xuống trước đi!

Nghe vậy, 2 đứa nhỏ liền vội chạy đến trèo xuống, sau đó Diệp mới dìu bà cả xuống theo.

Đợi khi mọi người đã ngồi yên vị trong đấy, Diệp mới quay đi nhưng bà cả liền giữ lại:

- Diệp, con đi đâu đấy?

- Bu cứ ở đó đi, con chạy đi lấy 1 chút lương thực với vài đồ dùng cần thiết!

- Cẩn thận nghe con!

Diệp gật đầu 1 cái rồi chạy đi, ngoài kia những tiếng nổ vẫn vang lên từng hồi, cảnh tượng bên ngoài chỉ là 1 màn khỏi lửa, đồ đạc vứt ngổn ngang trên đường, bà con cũng đã sớm đi lánh nạn.

Diệp lấy vội chút đồ ăn, vài đồ dùng cần thiết sau đó quay trở lại hầm mà đóng lại.

Ở dưới căn hầm tối, mợ thắp ngọn đèn dầu lên, bà cả lúc này mới nói:

- Cái hầm này, con đào từ khi nào? Tại sao bu không biết?

Diệp nghe vậy cũng thành thật trả lời:

- Lâu rồi bu, con đào nó cách đây 3 năm rồi, vào cái lần giặc nguỵ đi truy bắt 1 cộng sản trà trộn vào đây đưa tin mật, vì không tìm được mơi ẩn náu nên đã bị lính nguỵ 1 súng bắt chết. Từ lúc đó, con đã bắt đầu nghĩ đến việc đào hầm, mỗi đêm khi mọi người ngủ say, con đều ra đây đào. Mà con sợ động, nên chỉ dám đào bằng tay với muỗng.

- Trời, sao con gan dữ vậy, lỡ lũ nguyh nó biết là nó không tha đâu.

- Vậy mà mấy năm qua chúng nó đâu phát hiện đâu bu. Thực ra con nào hầm này không chỉ là muốn giúp quân giải phóng, mà con muốn với cách này biết đâu lại có thể nghe ngóng được chút tin tức của cậu Đăng. Nhưng những người con gặp, họ đều không biết gì!

Bà nhìn mợ mà giọng đã nghẹn lại:

- Diệp, con đừng lo, số thằng Đăng nó đã thoát chết 1 lần thì mệnh nó cũng dai lắm. Nhất định nó sẽ trở về!

Diệp nghe vậy chỉ có thể gật đầu, ngoài hy vọng và chờ đợi ra mợ cũng đâu thể làm gì khác được.

“BÙM!”

Tiếng nổ rõ vang lên trên nóc hầm, 2 đứa nhỏ giật mình la lên, Diệp vội vàng ôm lấy 2 con rồi dỗ dành:

- Không sao đâu, đừng sợ.

Bọn họ cứ ở trong căn hầm ấy với chút ánh sáng nhỏ, ít lương thực chia nhau ra ăn cho qua bữa mỗi ngày.

Đến ngay cả 1 đứa trẻ cũng ôm 1 nỗi khát vọng hoà bình, nó muốn bước ra giữa bầu trời, cười đùa chơi với đám bạn trong làng mà chẳng phải kiêng dè bom rơi, đạn lạc.

Tiếng pháo nổ inh tai vẫn còn vang trên nóc hầm, trong không gian tối tăm chật hẹp chỉ có ánh lửa của ngọn đèn dầu.

Diệp ôm chặt lấy 2 đứa con của mình rồi nhìn bà cả nói:

- Bu, ở đây vẫn còn ít nước, bu uống chút đi.

Bà cả có phần mệt mỏi lắc đầu:

- Bom đạn không biết bao giờ mới dừng, chúng ta còn phải ở trong này bao lâu không rõ được, chút lương thực này cố cầm cự cho 2 đứa nhỏ.

Diệp nghe thế nhìn xuống 2 đứa con mình, bên ngoài bom súng ình ình, nhưng gương mặt trẻ thơ đã lấm lem này vẫn an yên say xưa ngủ.

Mợ cùng bà và cả các con đã ở trong hầm này đã 4 ngày 3 đêm rồi, kể từ khi quân giải phóng tiến công Sài Gòn, bầu trời chỉ là 1 màu khói đen của bom đạn, vì để an toàn cho các con, mợ đã đưa mọi người xuống hầm để lánh nạn.

Lại 1 đêm nữa qua đi, đây là đêm thứ 4 ở căn hầm này, sáng ngày hôm sau lại là 1 sự tĩnh lặng kỳ lạ, cho đến khi bên ngoài vang lên tiếng hô lớn:

- Bà con ơi, quân giải phóng toàn thắng rồi!

- Giặc nguỵ đã đầu hàng, quân giải phóng thắng rồi bà con ơn! Mau mau chạy ra xem đi!

Diệp vội vàng đánh thức 2 đứa con dậy rồi gọi:

- Bu, bu ơi, chúng ta mau ra ngoài thôi!

Nói rồi, mợ cũng vội mở cửa hầm, đưa mọi người ra lên rồi chạy vội ra phía ngoài.

Bầu trời vẫn còn phủ 1 màu khói xám, nhưng sắc xanh ngày hôm nay lại rực rỡ tươi mới.

Bà con trong làng hào hứng kéo nhau đi:

- Mau, mau ra đón quân giải phóng đi bà con!

Diệp nắm tay 2 đứa con chạy theo đoàn người, từ xa xa đã nghe tiếng hô vang:

- Hoan hô quân giải phóng, Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!

- Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào! Hồ chủ tịch muôn năm!

Diệp nắm tay 2 đứa con chèn vào đoàn người 2 bên đường, những chàng trai trong quân phục màu xanh lá đưa tay lên vẫy chào, ở trên những chiếc xe tăng lớn lần lượt nối tiếp nhau đâm thẳng vào dinh độc lập, băng rôn khẩu hiệu chào mừng quân giải phóng được căng lên trên mỗi cánh tay của bà con.

- Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!

Những tiếng hô vang vọng cả 1 bầu trời, nhiệt huyết sôi sục trong mỗi trái tim của con người Việt Nam.

- Bu, bu! Con muốn xem xe tăng, con muốn chào các chú quân giải phóng!

Cái Niệm khẽ giật tay mợ nũng nĩu, Diệp thấy vậy liền cúi xuống bế cả 2 đứa lên, bọn trẻ thích thú vẫy tay chào, miệng cười toe toét:

- Chào các chú quân giải phóng, hoan hô các chú, các chú rất giỏi!

Diệp nhìn con mình mà nước mắt đã trào ra, những giọt nước mắt hạnh phúc. Bà cả lúc này ở bên cạnh cũng rưng rưng:

- Việt Nam thắng rồi! Tự do độc lập đến rồi!

Mợ nhìn sang bà khẽ mỉm cười, trong những tiếng hô vang rung chuyển trời đất, 2 người họ ôm chầm lấy nhau khóc mừng.

Lá cờ vàng của quân Việt Nam Cộng Hoà rơi rũ xuống đất, thay vào đấy là màu đỏ của đất, màu xanh của trời, sao của chân lý, vàng của lòng người, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam!

“VIỆT NAM MUÔN NĂM!”

Bầu trời Sài Gòn hôm ấy là nước mắt hạnh phúc, là những nụ cười của các linh hồn anh hùng đã đổ máu ngã xuống, là tiếng hô vang ăn mừng chiến thắng, sự kiến đáng nhớ trong lịch sử của người dân nơi đây.

Các anh quân nhân mặt mũi lem luốc, nhưng nụ cười còn sáng hơn cả nắng mai, họ vội vàng chạy đến bên cạnh người thân yêu của mình, trao cho nhau những cái ôm da diết.

Diệp nắm tay 2 đứa nhỏ, đưa mắt nhìn dáo dác, mợ đang tìm kiếm 1 hình bóng quen thuốc đã lâu rồi không được nhìn thấy.

Nhưng đến khi cả con đường thưa thớt dần, mong ước ấy vẫn chưa thể nào thực hiện.

Bà cả thấy vậy vỗ nhẹ lên vai mợ:

- Diệp, về thôi, có lẽ Đăng nó không ở trong đoàn này! Hoà bình rồi, nó sẽ về thôi!

Mợ ôm 1 chút nuối tiếc mà gật đầu rồi cùng 2 đứa nhỏ trở về.

Sáng sớm ngày hôm sau, bà con trong làng đã háo hức rủ nhau ra cổng làng đón đoàn quân nhân trở về.

Diệp cũng vội vàng dẫn theo 2 con đi ra đấy chờ đợi.

Xa xa, những người con trai áo xanh, đầu đội mũ vải, đưa tay vẫy chào.

Nụ cười và giọt nước mắt cho ngày hội tụ đến với từng nhà, nhưng còn mợ thì không.

Khi cổng làng đã vắng bóng hẳn, cái Niệm khẽ giật tay mợ:

- Bu, chúng ta về thôi, không còn ai nữa rồi!

Diệp đôi mắt đỏ hoe nhìn về phía xa xăm 1 vẻ luyến tiếc rồi cũng đành gật đầu mà trở về.

Ngày thứ 2, 1 mình mợ ra cổng làng đứng đợi, vẫn chứng kiến cảnh mẹ đón con, vợ gọi chồng, em út oà vào lòng anh....còn mợ vẫn chơ vơ như vậy!

Ngày thứ 3, vẫn đúng giờ đấy, vẫn là cổng làng sừng sững bao năm, vẫn là 1 lòng chờ đợi duy nhất 1 người, mợ ở đấy vẫn chỉ mong ngóng 1 bóng hình nhưng vô vọng.

Ngày thứ 4, khi đoàn quân nhân về đã trở nên lác đác chỉ còn vài người, mợ vẫn kiên trì ra nơi đây đứng đợi. Đợi từ khi trời còn phủ sương sớm, đến trưa nắng gắt lại cô độc trở về.

Ngày thứ 5, đã chẳng còn đoàn quân nhân nào nữa, cổng làng nay đã vắng lặng như buổi đêm tĩnh mịch.

Mợ đã chờ 5 năm rồi, 5 năm ấy mợ đã rất kiên trì để sống tiếp, vậy mà hôm nay, mới ngày thứ 5 thôi, mợ gần như đã muốn gục ngã:

- Cậu Đăng, đất nước đã hoà bình rồi, cậu đang ở đâu?!

Ngày thứ 6, mợ vẫn gắng gượng ôm hy vọng nhỏ bé ấy ra nơi cũ chờ đợi. Nhưng ông trời, có phải đã phụ lòng người hay không, vẫn chẳng thấy bóng người thương trở về!

Mợ lại quay người bước đi, nhưng được vài bước, 1 thanh âm vang lên:

- Diệp!

1 chút mừng rỡ khiến mợ vội quay người lại, nhưng ngay sau đấy nét cười bỗng tắt lịm:

- Cậu Thịnh?!

Thịnh đi cùng với 2 người đàn ông mặc quân phục tiến lại phía mợ, nét mặt cậu phảng phất 1 chút buồn:

- Em đang đợi....cậu Đăng sao?

- Thịnh, cậu cũng tham gia giải phóng sao? Vậy cậu có gặp cậu Đăng không?

Thịnh nghe vậy ánh mắt loé lên 1 chút thương xót, cậu không trả lời mà chỉ giữ im lặng.

Lúc này, 1 đồng chí đi bên cạnh cậu mới lấy ra trong chiếc cặp 1 tờ giấy đưa cho mợ mà nói:

- Đồng chí Đăng trong lúc đi thực hiện nhiệm vụ với tiểu đội, không cẩn thận bị bom rơi trúng, đã anh dũng hi sinh. Sức công phá quá lớn khiến cả tiểu đội không ai còn nguyên vẹn, nên không thể đem thi thể trở về. Đây là giấy chứng tử của đồng chí Trịnh Vĩnh Đăng!

Từng lời từng chữ của đồng chí kia như tiếng sét đánh xuống đầu mợ, nước mắt bao lâu kìm nén giờ cũng chẳng thể giữ được mà đua nhau chảy trào ra.

Bàn tay mợ run run đưa lên nhận lấy tờ giấy, từng chữ trên đấy như ngàn mũi kim ghim vào da thịt, 1 cơn đau thấu tận xương tuỷ.

Diệp khóc nấc lên mà lắc đầu:

- Không đúng.....chắc chắn mọi người nhầm rồi.....anh ấy đã hứa hoà bình sẽ trở về....không thể xảy ra chuyện này được.

- Mong người nhà hãy nén đau thương để người mất có thể thanh thản.

Nói rồi, vị đồng chí kia lại lấy ra thêm 1 tờ giấy khác:

- Đây là giấy mời gia đình đến tham dự buổi lễ truy tặng danh hiệu cho những người đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, kính mời gia đình hãy đến đúng giờ.

Diệp nhận lấy tờ giấy đó trong nỗi đau đớn, cậu Thịnh muốn đưa tay ôm lấy mợ để an ủi nhưng rồi cũng chỉ vỗ nhẹ lên vai mợ vài cái:

- Đừng buồn, hãy tự hào vì những gì cậu ấy đã làm!

Sau câu nói ấy, vị đồng chí kia lại lên tiếng:

- Xin lỗi vì không thể chia buồn nhiều hơn với gia đình. Chúng tôi còn phải đưa giấy này đến nhiều nhà nữa. Hy vọng sẽ gặp lại gia đình trong buổi lễ truy tặng.

Nói rồi, họ cũng quay người đi, cậu Thịnh lưu luyến nhìn Diệp 1 cái, rồi cũng chỉ có thể nhắm mắt quay đầu.

Cho đến khi bóng họ đã đi khuất hẳn, mợ vẫn chưa thể để bản thân mình chấp nhận thực tại.

Nỗi đau này nó còn đau gấp ngàn lần cái nỗi đau 5 năm hoài mong ngóng chờ ấy.

Tiếng khóc đã không còn nhỏ nhẹ nữa, mợ bắt đầu nấc lên từng đợt mà ngồi thụp xuống, tờ giấy trong tay đã sớm bị vò nhàu lại, bàn tay nắm chặt đấm mạnh vào lồng ngực mình, dùng sức làm đau bản thân để át đi nỗi đau tâm can này, nhưng tất cả đều phản ngược lại, mọi thứ chỉ càng khiến mợ thêm đau đớn hơn.

Diệp chẳng biết đã ngồi đấy gặm nhấm nỗi đau trong bao lâu, chỉ khi nước mắt khô cạn, mợ mới đứng dậy, 2 tờ giấy ở trong tay buông lỏng, chơi vơi theo cơn gió thoảng mà bay đi.

Diệp trở về nhà, 2 đứa nhỏ liền vội đi ra, ngó nghiêng 2 bên rồi lại nhìn mợ nói:

- Bu, thầy vẫn chưa về sao ạ?

Diệp nghe vậy nhìn 2 con, nước mắt vừa cạn lại được lấp đầy mà rưng rưng, mợ ngồi xuống vòng tay ôm lấy 2 đứa nhỏ mà nghẹn giọng nói:

- Thầy đang còn chút công chuyện nên chưa thể về được. Đợi khi nào xong, thầy nhất định sẽ trở về!

- Dạ!

Lời nói dối để dỗ 2 đứa trẻ, hay là lời nói dối để an ủi trái tim của mợ, hay cuối cùng chỉ là sự chống đỡ cho cái sự thật mà mợ phải đối mặt đây.

Ngày diễn ra lễ trao danh hiệu, bà con trong làng rủ nhau đi, nhưng Diệp lại thờ ơ mọi chuyện.

Bà cả thấy vậy lại lên tiếng:

- Diệp, con không đi sao?

Mợ nghe vậy lại nhìn bà gượng cười:

- Không, lát nữa con còn ra cổng làng đợi anh ấy về!

Bà cả nghe vậy ánh mắt thương cảm nhìn mợ, rồi cũng chỉ đành thở dài mà quay vào trong.

Những ngày sau đấy cứ thế lặng lẽ qua đi, Diệp vẫn đều đều mỗi ngày ra cổng làng đứng đợi, mợ đợi gì chỉ có bản thân mợ mới rõ.

Mặc cho người làng nói ra vào như thế nào, Diệp cũng chỉ đều nhắm mắt làm ngơ.

Rồi 1 ngày như thường lệ, mợ từ cổng làng trở về cũng vội xuống bếp để chuẩn bị cơm nước.

Lúc này, Tiếng đế giày vang lên trên nền đất kéo sự chú ý của Diệp. Mợ ở trong bếp vội vàng đi lên:

- Ai vậy ạ?

Vừa đi lên trên nhà, liền bắt gặp 1 người đàn ông trung tuổi, thân mặc quân phục, huy chương cài đầy ngực áo, gương mặt Diệp sau đấy cũng sững lại:

- Anh là...?!

Người đàn ông ấy đứng nghiêm đưa tay lên chào, sau đó buông xuống rồi mới trả lời:

- Chị là vợ của đồng chí Đăng phải không?

Chỉ nghe nhắc đến cái tên đấy, đôi mắt Diệp liền đỏ hoe, sống mũi trở nên cay xè:

- Phải!

- Tôi là cấp trên của cậu Đăng, khi trước cùng chung 1 sư đoàn. Hôm nay tôi được ở trên lệnh xuống, đến đây để trao gửi 1 số đồ cho gia đình.

Nói rồi, người đàn ông ấy đi lại phía bàn, đặt chiếc cặp táp xuống đo, mở khoá mà lấy ra 1 hộp nhỏ cùng 1 tờ giấy đưa cho Diệp:

- Trong quá trình hoạt động kháng chiến, cậu Đăng có thành tích tốt, lập nhiều công trạng, với sự gan dạ và mưu trí, liều mình bảo vệ đất nước, Tổ quốc luôn biết ơn và ghi công. Hôm nay, tôi đến đây, thay mặt Nhà nước trao tặng huy chương và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho cậu Trịnh Vĩnh Đăng!

Diệp nhìn tờ giấy mà người đàn ông kia đưa, mợ run run cầm lấy nó, đôi mắt đang nhoè dần đi nhưng những con chữ trên đấy vẫn còn hiện rõ.

“ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

Liệt sĩ: Trịnh Vĩnh Đăng”

2 chữ “liệt sĩ” khiến lòng Diệp chợt thắt lại, cơn đau của thời gian qua chưa bao giờ vơi đi lại tiếp tục dày xé lên nhau. Giọt lệ rơi xuống làm nhoè đi con chữ trên đấy, bờ vai đang không ngừng run lên nhưng vẫn cố gòng mình mà đưa lại tờ giấy đó cho đồng chí kia, nghẹn giọng nói:

- Cảm ơn vì Nhà nước đã ghi nhớ đến chồng tôi. Nhưng.....anh ấy vẫn chưa chết....chỉ là....chưa trở về mà thôi!

Hồi Kết!

Hoàn chánh văn 17:50 26/3/2021

Ps: cảm ơn mọi người đã cùng đồng hành xuyên suốt bộ truyện.

Kết truyện, em cũng xin lỗi 1 vấn đề nhỏ, đó là em bị nhầm lẫn cách xưng hô giữa Bắc và Nam. Truyện mượn bối cảnh miền Nam trc giải phóng nhưng xưng hô lại theo tiếng miền Bắc (lỗi thói quen tại e sống ở Bắc). Thực ra khi viết được nửa truyện e đã phát hiện rồi, nhưng lúc đấy quả thực không thể quay đầu được nữa nên đành phải theo lao.

Hi vọng mọi người không quá xét nét.

Sắp tới đây em sẽ cố gắng hoàn tiếp ngoại truyện, và dự sẽ viết tiếp phần 2 là đời con của mợ tư với cậu Đăng ạ

Ps: ngoại truyện hiện đã có trong sách và nhóm, mng ai muốn mua sách ib e nha


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.