Tháng 8 cả Đại Nam sôi sục trong khí thế chuẩn bị đối đầu với công kích khủng bố của người Pháp, vì Hoàng Diệu đã đánh bật quân Pháp còn lại từ tháng 7. Nói đúng là là Hoàng Diệu tiến quân, Pháp quân rút chạy khỏi Mỹ Tho. Với 3000 binh còn lại quân Pháp biết mình không có bất kì cơ hội nào đối đầu cùng 1 vạn bốn ngàn quân trang bị có phần hiện đại hơn họ, thiện chiến không kém họ. Số súng và pháo của quân Pháp mà Hoàng Diệu thu được tất nhiên là ông ta bổ xung cho chính Quân Đoàn Nam kỳ.
Quân đoàn Nam kỳ được thành lập với hai sư đoàn, thứ nhất là Sư Đoàn Nam Kỳ 1 với 14 ngàn tay súng. Sư đoàn Nam Kỳ 2 là các phụ binh chỉ được trang bị đao, kiếm với quân số bảy ngàn. Sư đoàn này có chức năng bổ sung khi các tay súng bên sư đoàn Nam Kyd 1 bị hạ sát, hoặc tham gia vận chuyển vật tư, ổn định trị an hậu phương mà thôi.
Tất nhiên trong Sư Đoàn Nam Kỳ 01 còn chia ra làm nhiều lữ, nhiều đội khác nhau trong đó nổi bật nhất chính là tiểu đoàn pháo cối 176 thuộc Lữ đoàn số 4. Cách đánh số này quả thật rất dễ hình dung ra đơn vị tác chiến này dưới sụ chỉ huy của cấp nào. Lúc này đây tiểu đoàn pháo cối vẫn là nỗi deo rắc kinh hòng nhiều nhất cho kẻ địch. Mặc dù pháo cối Đại Nam M62 thi thoảng vẫn nứt nòng hay thậm chí có một hai lần trực tiếp nổ nòng gây thương vong cho chính quân mình. Nhưng hiệu quả cùng tính cơ động của 42 thanh pháo cối là không thể phủ nhận trong các trận chiến tại Nam Kỳ. Chính vì ý thức được Nam Kỳ vẫn rất có thể là điểm nóng của chiến tranh trên bộ nên Diêu thiếu hết sức viện trợ pháo cối vào Nam. Nói cho cùng Nam Kỳ chẳng có lấy một hạm đội hay naval pháo phòng ngự biển nào. Tuy nói là họ chiếm được Mỹ Tho, Gia Định nhưng quân Pháp vẫn khá dễ dàng đổ bộ nơi đây.
Mùng 9 tháng 8 năm 1862, Hạm Đội Pháp hùng hậu lại một lần nữa hiện diện tại vùng biển Đông Nam Á. Bất ngờ là mục tiêu đầu tiên của họ không phải là Đại Nam mà là Phillipine. Không ngờ lần này Tây Ban Nha theo chân Pháp quốc mà đến, nhưng hẳn là mục tiêu của Tây Ban Nha là thu phục lại Phillippine.
Pháp cũng muốn có một chỗ chú binh cho đội quân khổng lồ của mình trước khi lên kế hoạch chính xác tiến quân vào Đại Nam. Người Pháp cũng ý thức được rằng Đại Nam không còn là đất nước Anamit đóng khố đi chân đất uống nước bẩn như họ nghĩ. Người Pháp biết được đây là một quốc gia có sức chiến đấu không hề tồi với bộ binh khá hùng mạnh. Còn về lực lượng hải quân của Đại Nam thì người Pháp vẫn hỉ mũi coi thường, vì Pháp chính là cường quốc hải quân đứng thứ hai trên thế giới, một A nam mới “đánh cắp” được vài chiến hạm hiện đại không khiến họ đánh giá cao cho được.
Tổng chỉ huy của quân Pháp lần này là cái tên quen thuộc Rigault de Genouilly đô đốc hạm đội Pháp. Tên này chính là kẻ tấn công Đàng Nẵn bất thành năm 1857 sau đó đánh chiếm phía nam Đại Nam. Phó tư lệnh của quân đoàn viễn chinh Pháp lại cũng là một cái tên không xa lạ. Trung tướng Léonard Charner kẻ đã chỉ huy xưt lý đồn Kỳ Hòa của Nguyễn Tri Phương đã cong mông xây dựng. Người cuối cùng là Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard kẻ đã thất bai tại Nam kỳ Đại Nam. Nhưng ông ta vẫn được giữ lại quân đoàn viễn trinh với chức danh cố vấn vì ai cũng hiểu Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard là người có “kinh nghiệm” nhất khi giao chiến cùng quân A nam “hiện đại”.
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha dễ dàng khống chế được cảng Manila và cảng Batagas sau hai ngày tấn công dông dập với Hạm đội khủng bố của mình. Nhưng nói thật họ cũng gặp phải tổn thất đáng kể vè chiến hạm khi mà phân nửa các đại Pháo của Tây Ban Nha phòng thủ bãi biển trước kia đánh trả tới tấp. kết quả đó là 1 tuần dương hạm và 4 khu trục hạm của Hạm đội Tây Ban Nha bị loại hẳn khỏi đơn vị chiến đấu với những tổn thương không thể khôi phục.
Vì đánh chiếm Manila và Batagas là trách nhiệm của người Tây Ban Nha, do đó lẽ dĩ nhiên là hạm đội Tây Ban Nha sẽ là những người đầu tiên phải xông qua làn lửa đạn để thâm nhập vào vịnh Manila. Nơi này cong có đến 20 thanh pháp naval bắn phong tỏa vùng biển tầm 10 km cửa vào Vịnh. Tất nhiên Vịnh Manila nói là vịnh kín nhưng cửa vào quá lớn nên 20 thanh pháo naval được quân Đại Nam rủ lòng thương để lại đã phát huy hiệu quả không cao. Nếu như cửa vào Vịnh nhỏ như vịnh Cửa Lục (500m) Cửa Thuận An (600m) thì 20 thanh naval thừa sức phong chết không cho địch xâm nhậm.
Chiếm cảng biển là một chuyện, đánh lên đất liền là một chuyện khác hoàn toàn, người Phillippine không yếu. Nói một cách chuẩn xác thì nếu xét về mặt bằng chung thì người Phillippine “ hiện đại”, “tiến bộ” hơn người Đại Nam tầm 20 năm, và tiến bộ hơn toàn bộ các dân tộc khác ở Châu Á lúc này. Đây là một sự thật không thể chối cãi khi họ đã có lịch sử hàng thế kỉ bị thực dân bởi Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha thực dân nơi này, nhưng đồng thời họ cũng mang đến những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhất định. Không thiếu người bant địa Phillippine hoặc người hỗn huyết có cơ hội thành kĩ sư, bác sĩ, và lúc này họ đang phụ vụ cho chính quyền Phillippine không phụ thuộc Tây Ban Nha.
Gần 4 tháng qua sau khi chiếm đóng Manila và Batagas thì chính phủ mới của Phillippine không có đứng yên mà họ phát triển nhanh đến chóng mặt. Vốn gĩ họ chẳng cần cải cách, hay công nghiệp hóa gì cả, vì bản thân họ đã có sẵn ngành công nghiệp mà Tây Ban Nha để lại, còn chính phủ của họ lại đi theo nền quân chủ lập hiến nhằm giảm bớt mâu thuẫn xã hội. Nhưng quốc vương của chính phủ này lại có quyền nắm quân đội hoàn toàn trong tay. Song những quyết sách của chính phủ lại phải được thông qua hội đồng chính phủ và có thêm chữ kí của quốc vương thì mới có hiệu lực. Nói sơ qua như vậy về Phillippine để có thể thấy được sức ngưng tụ của chính phủ mới thuộc về người Phillippine không phụ thuộc Tây Ban Nha có sức ngưng tụ ra sao.
Sức ngưng tụ của nó mạnh mé đến nỗi người Tây Ban Nha sinh ra và lớn lên trên đất Phillippine cũng ủng hộ. Họ không muốn Phillippine phải phụ thuộc mẫu quốc gì đó để hàng năm phải đóng một khoản thuế lớn vô ví đến khó tin. Quân đội của Ko Pulaco đã nở ra một cách chóng mặt lên đến con số 25 ngàn người với trang bị súng trường các loại, đây là họ thu được vũ khí trong kho của người Tây Ban Nha để lại.
Bên cạnh đó người Phillippine không đần, họ biết Tây Ban Nha sẽ trở lại và có lẽ sẽ có cả quân Pháp tham dự vào, tuy tình cảm của Phillippine và Đại Nam đã xuống thấp đến cực điểm nhưng Ko Pulaco vẫn kiên trì vô lối mà tìm mọi cách thuê bằng được 10 sĩ quan “cao cấp” của Đại Nam tiến hành công tác tại Phillippine. Tất nhiên giá cả cho thuê cao một cách bất hợp lý nhưng mà Ko Pulaco chấp nhận. Ông ta nhận thấy rằng nếu dùng cách đánh của người Tây Ban Nha mà chống lại họ thì chính là một việc làm ngu xuẩn, ông muốn dùng cách đánh “hiệu quả” của Người Đại Nam để trường kì kháng chiến với quân Tây Ban Nha nếu họ quay lại Phillippine.
Dưới sự tư vấn quân sự của sĩ quan Đại Nam ( Vạn Ninh) cùng với sự tinh minh của mình thì Ko Pulaco không ngồi khoog trong mấy tháng qua. Quân đội của tân Chính Phủ Philliippine đẽ đánh sâu vào trong lục địa của đảo Luzon mà nhanh chóng, dễ dàng chiếm được các vùng trọng điểm chiến lược như: Urdaneta, Tarlac, Cabanatuan, Baguio, Narvacan. Tất nhiên quân đội Tây Ban nha ở những thành phố sâu nội địa, kém phái triển này không hề có sức chiến đấu gì nhiều. Họ chẳng qua là các đồn lính nỏ quản lý các thành phố hạn ba trên. Nhưng đối với Ko Pulaco mà nói thì đây mới là khu chiến lược quân sự quan trọng với ông, nhất là Urdaneta gần như chỉ là một nhóm làng mạc nằm rải rác trong các thung lũng với địa hình đồi núi phức tạo đến ghê người. Chính phủ mới Phillippine không ngu, họ không điên mà lập khu căn cứ chiến đấu ở các hải cảng, nơi mà bất kì lúc nào cũng có thể gặp tập kích của hạm đội Tây Ban Nha- Pháp. Hạm đội của tân chính phủ Phillippine chỉ có 5 tàu khu trục nhỏ chạy bằng hơi nước mà một loạt thuyền buồm gỗ mà thôi. Với lực lượng này thì có thể nói là sức chiến đấu của hải quân tân chính phủ Phillippine là không có.
Các xưởng cơ khí, luyện thép, nhà máy chế tạo súng, nhà máy chế đạn pháo mà quân Đại Nam thương tình không mang đi đã được người Phillippner chuyển hết về Urdaneta, Tarlac, Cabanatuan những nơi có địa hình phức tạp, nằm sâu trong nội địa.
Như đã nói, người Tây Ban Nha nhanh chóng chiếm được cảng Manila trong hai ngày, 11 tháng 8, 4 ngàn bộ binh Tây Ban Nha lũ lượt đổ bộ cảng Manila, họ muốn một trận đán tan thứ quân “ô hợp”, “đáng buồn cười” mà họ coi là các con khỉ “thổ dân” nhảy nhót” kia. Nhưng con đương 10 km từ cảng Manila cho đến pháo đài là một con đường trải đầy máu của người Tây Ban Nha, dân bản địa Phillippino đã dạy cho những tên tự xưng là mẫu quốc một bài học kinh nghiệm xương máu và nhớ đời.
Pháo cối Đại Nam M62 có số lượng 20 thanh được để lại với tình “hữu nghị” cuối cùng, nhưng công nghiệp Phillippine cực kì phát triển ( so với châu á). Các kĩ sư cơ khí của Phillippine thừa sức bắt trước các mẫu pháo kia để chế tạo. Mặc dù họ không hiểu kĩ thuật tôi nòng của người Đại Nam nhưng họ có thể tôi toàn bộ nòng thành thép cứng, tất nhiên như vậy sẽ thiếu tính đàn hồi của lớp vỏ ngoài. Nhưng trí tuệ Phillippine không kém, họ thêm các đai thép bên ngoài nòng pháo để gia cố. Chính vì thế tuy trọng lượng có tăng cao một chút nhưng hiệu quả thì không giảm nhiều.
Cũng như Đại nam, Phillippnine nhận ra ưu điểm của pháo cối thích hợp với chiến tranh du kích, và trọng điểm phát triển của họ là pháo cối. Chế tạo nhanh, rẻ, hiệu quả, uy lực.
Các thanh pháo cối nếu chọn vị trí thích hợp thì có thể bắn vượt cả tán cây rừng mà tấn công địch. Con đường từ cảng Manila tới pháo đài là thiên đường của phục kích chiến nhóm nhỏ và Pháo cối tấn công. Tổng số 50 thanh pháo cối có made in Đại Nam, có made in Phillippine dồn dập khạc lửa cướp đi sinh mệnh quân Phillippine. Tất nhiên bộ binh đánh du kích của người Phillippine thoát ẩn thoắt hiện cũng anh dũng không kém mà thu gặt sinh mệnh địch.
Nhưng người Tây Ban Nha không phải ăn chay, họ tổ chức các đọ càn quét quy mô vào trong rừng nhằm tiêu diệt đội “pháo binh” của địch. Vì pháo kéo thường nặng lắm, bắn xong mà muốn chạy cũng khó, vì thế mới có danh từ, trận địa pháo. Nhưng mà người Tây Ban Nha xông vào rừng thì chỉ có các bãi đất trống được xan lấp cho phẳng nhằm bố trí pháo binh mà thôi. “Pháo” của người Phillippine không cánh mà bay rồi, lại chẳng bay, vì đúng thật là chúng đang bay trong không khí với bốn cánh tay trợ lực của bốn tên thanh niên khỏe mạnh. Trận địa pháo cối có cái hay nhất là đánh xong chạy, chạy xong lại đánh, thứ này cực kì khó chịu. Tiu rằng xác xuất bắn trúng mục tiêu là không cao, nhưng nếu đã chúng thì đạn 24 pound không phải đùa. Mà mỗi lần tiếng pháo nổ lên đều gây nên sụ hoảng loạn vô cùng cho người Tây Ban Nha vậy. Cuộc chiến tại Manila không hề đơn giản, người Phillippine lại càng không hề đơn giản.