Vũ Trụ Vô Địch Nửa Nông Dân

Chương 216: Pascal Cá Cược!




Thở dài một hơi, Lộc Động Đình đột nhiên cảm thấy chán trò chơi này, chẳng hiểu sao tự nhiên hắn thấy hứng thú rã rời.

“Và có lẽ anh nên đi học nhiều hơn ngoài việc nghe những lời hoa mỹ về tôn giáo của anh.

Truyện Khác

Luật pháp, nó đã hoàn thiện hơn mọi lời răn trong kinh thánh hàng ngàn năm trước đó.

Không ai muốn bị giết, vì vậy không thể giết người, không ai muốn bị ăn trộm, vì vậy không thể ăn trộm...

Đó là những điều cơ bản nhất cho một xã hội, nó không cần đến tôn giáo để dạy người ta làm điều đó.

Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến hệ thống chính quyền luôn tạo ra những điều khủng khiếp, anh như anh đã nói, đất nước Ấn độ.

Hoặc tôi có thể lấy ví dụ cụ thể hơn cho anh, trực tiếp nhất và rõ ràng nhất, dễ dàng để xác thực nhất đó chính là châu âu thời trung cổ.

Những vụ thiêu sống phù thủy, thiêu sống dị giáo, các cuộc thập tự chinh và cứu rỗi...

Tôi có thể cho anh hàng đống, và anh cũng rõ ràng đó là sự thật, anh nên ngừng huyễn hoặc về đọa đức của tôn giáo, nhất là anh chàng Giê hô va khát máu.

Tôi biết anh có thể sẽ nói giống như một số người khác.

- Đó là cựu ước.

Không, tân ước cũng như vậy, Giê xu cũng là một con quái vật, mặc dù trình độ khát máu của anh ta có vẻ ít hơn Giê hô va.

Tôi có nhớ có một lần Giê xu đã từ chối chữa bệnh cho một phụ nữ và gọi cô ta là con lợn.

Ừ Giê xu khá giống với Từ hi hậu của Mãn thanh.

Một ngày nọ, Giê xu nhìn thấy một cây vả từ đằng xa, cành lá của nó thật tươi tốt.

Giê xu vui vẻ hớn hở chạy tới để hái một vài quả vả thơm ngọt và mọng nước, nhưng không, khi Giê xu tới nơi, tất cả những gì anh chàng này có thể thấy là lá, không hề co một quả vả nào cho anh chàng chúa cứu thế.

Giê xu thất vọng tột đỉnh, anh ta tức giận vì cây vả không có quả, có lẽ anh chàng thợ mộc này không đủ kiến thức hoặc trí thông minh để biết rằng, không có quả vả vào lúc này bởi vì bây giờ không phải là mùa vả.

Anh chàng thợ mộc cứu thế đã rất tực giận và nguyền rủa cây vả.

Cây vả vô tội, đã bị khô héo từ gốc, và không bao giờ có thể mọc ra bất kỳ trái cây nào được nữa.”

Giáo sĩ.

“Trong suốt quá trình thánh chức của ngài, chúa Giê xu đã thực hiện nhiều phép lạ, bao gồm chữa lành người bệnh, thay đổi các yếu tố tự nhiên của tự nhiên và thậm chí làm cho con người sống lại từ cõi chết.

Phép màu được coi là một sự kiện xảy ra ngoài giới hạn của quy luật tự nhiên, nếu phép màu yêu cầu giống như quy luật của tự nhiên hoặc dựa vào các quy tắc của loài người thì đó không phải là phép màu nữa.

Ma thi ơ cho chúng ta biết rằng chúa Giê xu đã dành một ngày dài để lên án những thực hành trong đền thờ cũng như chữa lành những người bị nhiễm bệnh.

Sau đó, Ngài trở lại với các môn đồ vào sáng hôm sau.

Trong Ma thi ơ 21: 1819, có chép: “Vào sáng sớm, khi chúa Giê xu đang trên đường trở về thành phố, ngài đói.

Nhìn thấy một cây vả bên đường, chúa Giê xu đi tới nhưng không tìm thấy gì trên đó ngoại trừ lá.

Sau đó chúa Giê xu nói với nó, Cầu mong bạn không bao giờ kết trái nữa! Ngay lập tức cây khô héo ”.

Vì vậy, nhìn theo nghĩa đen, chúa Giê xu giết cây vả vì đói có vẻ không bình thường...”

Lộc Động Đình chen vào nói.

“Chúa bất kỳ vị chúa nào của các bạn đều không bình thường, hoặc là những kẻ thái nhân cách hoặc là một kẻ tâm thần.”

Giáo sĩ.

“Đừng ngắt lời tôi, hãy kiên nhẫn nghe tôi như khi tôi kiên nhẫn lắng nghe anh.

Nhưng, có nhiều thứ ở đây hơn là nhìn thấy mắt.

Điều này khác biệt bởi vì nó là một phép lạ kết hợp với một câu chuyện ngụ ngôn.

Đó thực sự là một bài học đối tượng mà Chúa Giê xu dùng để chứng minh sự giả hình của hội thánh.

Cây vả rất phổ biến đối với khu vực đó, cả trong thời kinh thánh ghi lại và vẫn còn về mặt văn hóa cho đến ngày nay.

Nếu bạn nhìn thấy lá trên cây vả, bạn cũng có thể mong đợi quả.

Nhưng, có lá trên cây này, nhưng không có trái.

Trong Cựu Ước, cây vả là biểu tượng cho quốc gia Israel.

Nguyền rủa cây vả là cách chúa Giê xu thể hiện rằng cả nước đã trở nên trống rỗng về sự thiêng liêng.

Cũng giống như nhiều người ngày nay nói những lời đúng, nhưng không sống ngay thẳng, Israel giống như cây vả không trái này.

Họ có tất cả các dấu hiệu của đời sống tâm linh, nhưng họ không có kết quả.

Giờ đây, đây cũng là một bài học cho các Hội thánh ngày nay cũng như cá nhân những người theo đạo thiên chúa.

Có thể có những nhà thờ có nhiều hội thánh và có ảnh hưởng, nhưng đức tin, tình yêu và sự thánh khiết thì không.

Đời sống của đạo thiên chúa là việc trồng và sinh hoa kết trái tôn vinh đức chúa trời.

Nhờ cây vả đó trên đường đến Giê ru sa lem, chúng ta có một tấm gương mạnh mẽ về những gì chúa Giê xu mong đợi nơi con cái ngài.

Đó là những gì rất nhiều người đang làm, họ luôn nói yêu chúa, họ thờ phụng chúa, nhưng niềm tin và đức tin về chúa của họ không tồn tại hoặc đã bị vặn vẹo.

Bởi vì bàn tay họ đã vấy máu, bởi vì cái ghê quyền lực mà họ ngồi trên mông, những người này dã quên mất họ phải phụng sự chúa như thế nào.

Mặc dù là cơ đốc nhân, là người theo đạo thiên chúa, nhưng họ đã bị Satan mê hoặc, họ làm tất cả những điều ác và chống lại chúa.

Họ sẽ phải chịu trừng phạt trong địa ngục mãi mãi.”

Lộc Động Đình ủ rũ vô lực phất phất tay.

“Thôi, đừng bắt đầu về hình phạt trong địa ngục mãi mãi nữa.

Anh chắc hẳn biết vệ vụ cá cược của Pascal chứ?

Tôi ghét cái địa ngục và trừng phạt mãi mãi bên trong, nó thật ngu xuẩn và nhảm nhí.

Địa ngục hoặc nơi mà người chết đến hoặc là nơi trừng phạt bất kỳ ai của chúa được nhắc đến rất nhiều trong kinh thánh.

Nhưng nó gần như chỉ là trong kinh tân ước, một bản sao khác của kinh cựu ước, loại bỏ một số chi tiết máu me và rùng rợn.

Và thật buồn cười khi Phao lô người viết ra những sự kiện về chúa Giê xu, đã cách cả trăm năm theo như Phao lô miêu tả.

Vậy tại sao thằng ngốc Phao lô này lại có thể miêu tả một sự kiện mà hắn chưa bao giờ thấy, thậm chí là chưa bao giờ nghe nhắc đến.

Trong tân ước có tới 162 lần nhắc đến hoặc nói về địa ngục, và riêng chúa Giê xu đã nhắc đến địa ngục tới 70 lần, hãy thôi nói về vị thần yêu thương hoặc kẻ cứu rỗi đi.

Tôi đã từng nghĩ anh khá đáng nể, nhưng không cần có sự nể trọng nào cho kẻ sùng tín.

Rõ ràng chúa, và chúa Giê xu là những kẻ thái nhân cách, và theo quan niệm chúa 3 ngôi thì chỉ có một chúa, và dù sao hắn cũng là kẻ thái nhân cách.”

Giáo sĩ.

“Chữ "Scripture, Kinh Thánh" trong phân đoạn trên là tên gọi của quyển sách mà chúng ta có ngày nay là Kinh Thánh Bible.

Câu Kinh Thánh trên nói với chúng ta rằng tất cả kể cả Kinh Thánh được soi dẫn bởi Chúa.

Cụm từ "soi dẫn bởi Đức Chúa Trời" thật sự chỉ có một từ trong bản văn Hy lạp, đó là từ "theopneustos".

Từ này là từ ghép từ chữ "theos" có nghĩa là Đức Chúa Trời và chữ "pneutos" nghĩa là hơi thở.

Vì vậy khi Kinh Thánh nói là "theopneustos" có nghĩa là "Đức Chúa Trời hơi thở" nghĩa là sự dạy dỗ, ý tưởng, và soi dẫn của Chúa.

Vì vậy! Tác giả của Kinh Thánh chính là Đức Chúa Trời!

Chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được.

Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Chúa.

Đối với Kinh Thánh, "nói tiên tri" có nghĩa là nói những điều trực tiếp từ thế giới thần linh.

Có nghĩa là những gì nói ra có liên quan đến tương lai hay không điều đó không phải là vấn đề.

nó có nghĩa là Kinh Thánh, là quyển sách trọn vẹn, là sự kết hợp của nhiều lời tiên tri riêng lẻ tạo thành.

Vì vậy 2 Phi e rơ nói rằng không có phần nào trong Kinh Thánh là tiên tri, không có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh, là bởi ý của đức chúa trời.

Điều này có nghĩa rằng không phải là Phao lô, là người quyết định ngồi xuống và viết một lá thư cho hội thánh Ê phê sô.

Phao lô, Giăng và những người khác là người đã viết Kinh Thánh.

Nhưng họ không phải là tác giả, tác giả của Kinh Thánh là Chúa, Đấng cảm động người ta, như Phao lô, Phi e rơ, và Giăng để viết xuống những điều Ngài muốn, những điều Ngài sáng tác.

Ga-la-ti 1:11-12

"Hỡi anh em, tôi nói cho anh em rằng, Tin Lành mà tôi đã truyền, chẳng phải đến từ loài người đâu; vì tôi không nhận và cũng không học Tin Lành đó với một người nào, nhưng đã nhận lấy bởi sự tỏ ra của đức chúa Giê xu..."

Cách mà Đức Chúa Trời cảm động người ta không phải bởi ép buộc, vì Chúa không bao giờ ép buộc ai.

Nhưng đó là bởi sự mặc khải.

Nói cách khác, Chúa truyền dặn Phao lô phải viết điều gì và Phao lô ngồi xuống và viết nó.

Phao lô cũng giống như những người đã viết ra kinh thánh khác, họ là những người viết, viết xuống những gì mà tác giả là Chúa bảo họ phải viết.

Đó là lý do vì sao Phao lô và những người khác có thể biết và viết ra được những gì họ chưa từng nhìn thấy.

Anh có thể thấy giống như sáng thế ký, không có con người tồn tại trước khi chúa trời trừng phạt A đam và Ê va, nhưng kinh thánh viết điều đó.

Tất cả chúng ta đều biết điều đó, đó là sự mặc khải của chúa.

Chúa sẽ cho chúng ta biết tất cả mọi thứ khi chúa muốn chúng ta biết, chúa sẽ truyền lời của ngài, giống như truyền lời cho những người khác để viết kinh thánh.”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.