Võ Lâm Ngũ Bá

Chương 85: Cuộc Gặp Gỡ Ven Rừng




Đêm đã về khuya nặng trĩu, phủ trùm màu đen thẳm lên ngàn cây hun hút theo ven rừng tiếp cận Tương Dương.

Năm người đệ tử Toàn Chân với thuật khinh công tuyệt kỹ vun vút lao sâu vào bóng tối.

Đột nhiên Khưu Xử Cơ đưa tay ra hiệu:

- Này! Rặng cây trước mặt hình như tàng ẩn mấy bóng người. Hay là các nhân vật Võ Đang.

Vương Xứ Nhất mỉm cười lộ vẻ bất mãn:

- Ngọc Hư đạo trưởng e phải uổng danh chưởng môn Nam phái Võ Đang. Ai đời lâm trận rồi bỗng không rút mất, hay là lại giở thủ đoạn xui người. Nhưng họ Vương bõ dở câu nói, vì ven rừng đối diện Cảnh gia trang, năm bóng người đã giăng thành hàng ngang, mà kẻ dẫn đầu đúng là vị chưởng môn họ Cảnh.

Bốn người kia cũng đều vận y phục dạ hành cùng trang tuổi ba mươi, nhìn vào có thể biết liền đó là các môn đệ Võ Đang.

Nhưng kìa có lạ không. Họ đều há mồm trố mắt đứng sững như tượng cây im hơi lặng tiếng, kể cả Cảnh Ngọc Hư cũng không một mảy may máy động.

Mã Ngọc chợt hiểu liền, rõ ràng năm thầy trò của phái Võ Đang đã bị địch nhân điểm huyệt. Nhưng, Cảnh Ngọc Hư, người dẫn đầu một môn phái võ lâm khá lớn, võ công và bản lãnh đâu phải tầm thường. Ai có thể ám toán ông? Ai có thể điểm trúng ông vào huyệt đạo? Thật là một điều không thể tưởng tượng được.

Khưu Xử Cơ tỏ vẻ nghi ngờ:

- Lạ nhỉ! Không chừng lại là lão Thổ Lợi Đăng Ma!

Mã Ngọc lắc đầu:

- Bản lãnh của nhà sư Tây Vực, mà chúng ta từng thấy qua ở lôi đài, bảo rằng trong thoáng chốc chế ngự được ngay năm thầy trò của họ Cảnh đạo trưởng là một điều không có thể, chúng ta cứ đến xem kỹ lại.

Khưu Xử Cơ vội đưa tay cản lại:

- Hãy khoan!

Chàng bèn quan sát chung quanh không thấy có chi nghi ngại, mới từ từ bước tới.

Mặc dù kiến thức khá rộng, Khưu Xứ Cơ cũng phải giật nẩy mình.

Tất cả năm người cùng bị điểm vào huyệt đạo, điều đó đã lạ rồi song điều hết sức quái dị là trên mặt mỗi người từng giọt mồ hôi gần bằng hột đậu kế tiếp đổ tuôn không dứt, da thịt giật giật liền hồi, thần sắc cực kỳ thống khổ.

Khưu Xử Cơ nhìn qua biết năm người bị điểm huyệt bằng một phương pháp cực độc. Công phu điểm huyệt này với những cách phá giải thông thường quyết không khi nào cứu được.

Nói một cách khác, chế ngự năm người của phái Võ Đang, nhất định không phải lão hòa thượng Tây Vực mà là một tay đối đầu bản lãnh vô cùng lợi hại.

Khưu Xử Cơ gọi lớn:

- Sư huynh, đến đây. Anh hãy xem họ điểm huyệt bằng cách chi vậy?

Mã Ngọc bước lên nhìn qua thần sắc Cảnh Ngọc Hư, chàng tái mặt kêu một tiếng thật thanh:

- Úy! Thấu Cốt Đả Huyệt Pháp!

Công phu này ở tận miền Tây Vực làm sao lại có ở Trung Nguyên!

Bọn Khưu Xử Cơ, Hảo Đại Thông, Vương Xứ Nhất và Tôn Bất Nhị lần thứ nhất trong trong đời mới nghe đến danh pháp điểm huyệt lạ lùng nên chưa rõ lợi hại đến mức nào, nhưng nhìn qua trạng thái cũng đoán được nó là một loại tối nguy hiểm.

- Sư huynh! Sao lại gọi là Thấu Cốt Đả Huyệt pháp?

Mã Ngọc cau mày:

Loading...

- Nói cho kỹ thật là dài lắm, Cảnh đạo trưởng nội lực tinh thâm, thì chưa đến nỗi nào nhưng mấy vị đệ tử của người, công phu còn tương đối kém, trong một giờ ba khắc từ khi bị điểm vào huyệt đạo theo lối này, e xảy đến nhiều nguy hiểm. Chư đệ hãy đến đây, giải trừ cho họ.

Khưu Xử Cơ trố mắt:

- Sư huynh! Phép điểm huyệt đặc biệt này chúng ta mới thấy một lần, chưa rõ ra sao, thì làm thế nào giải phá được?

- Ngu huynh cũng chưa biết rõ, nhưng từ trước có nghe sư phụ nói qua về phép giải Thấu Cốt Đả Huyệt Pháp này. Chuyện đó hãy nói sau, bây giờ chư đệ hãy bước tới đây, đá vào mỗi người ba cái thật nặng rồi hẵn hay.

Bốn sư đệ nghe Mã Ngọc nói, thì đều kinh ngạc tột độ từ trước đến nay họ chưa từng nghe nói phép giải huyệt đạo nào mà lại phải đá người mấy đá như vậy!

Đối với mấy người đệ tử thì còn tạm cho là được, nhưng phạm vào thân thể vị đạo trưởng, chưởng môn Nam phái Võ Đang quả là một chuyện cực kỳ thất kính.

Bốn người còn đang đưa mắt nhìn nhau thì Mã Ngọc đã nghiêm trang trầm giọng:

- Chư đệ không nên câu nệ cái hư lễ đó, cứu mạng con người đặt lên trên tất cả. Hãy mau động thủ!

Vừa nói, chàng vừa bước tới trước mặt Cảnh Ngọc Hư, khẽ nghiêng mình:

- Đắc tội!

Dứt lời, song cước tung lên, đá vị chưởng môn té tròn dưới đất.

Bốn người của bọn Khưu Xử Cơ thấy sư huynh đã hành động, cũng phải theo y đá ngã bốn người đệ tử Võ Đang.

Năm thầy trò của bọn Cảnh Ngọc Hư ngữa nghiêng dưới đất, đầu cổ mình mẩy cát bụi bám đầy.

Lạ làm sao! Mỗi người sau khi chịu xong ba cái đá, lồng ngực phồng lên xẹp xuống từng chập, xương cốt kêu răng rắc, cuối cùng ói ra một búng đàm dơ, hai mắt trợn trừng, ngoẻo đầu bất tỉnh.

Vương Xứ Nhất hoảng hốt kêu lên:

- Không xong rồi! Khéo lại gây án mạng.

Mã Ngọc bật cười:

- Đừng sợ! Chỉ như thế mới có thể làm cho ói hết đàm dơ ra được. Và khi mà đã trục được đàm dơ, thì sinh mạng mới cứu xong.

Mọi người bây giờ mới vỡ lẽ hiểu ra.

Mã Ngọc bèn bảo Vương Xứ Nhất và Hảo Đại Thông khiêng năm thầy trò Võ Đang bỏ chung lại một chỗ. Mỗi người dìu đặt nằm sấp, đưa lưng lên trên.

Xong xuôi, Mã Ngọc vẩy tay gọi cả bốn người:

- Chư vị sư đệ, hãy sắp bày Thiên Oai Bắc Đẩu.

Bốn người sư đệ muội, nghe vị sư huynh nói đến Thiên Oai Bắc Đẩu, thảy đều giật mình đánh thót.

Khưu Xử Cơ trố mắt nhìn Mã Ngọc:

- Thiên Oai Bắc Đẩu là một trận thế ứng chiến của chúng ta chứ có ăn nhằm gì đến việc cứu sống con người!

Mã Ngọc mỉm cười:

- Sao lại không được. Sư phụ đã có nói, đặc điểm của Thiên Oai Bắc Đẩu là có thể tập trung sinh lực tản mác làm thành một đại lực tương đồng. Y theo nguyên lý đó có thể giải huyệt đạo khi lâm trọng thương. Bởi vì phép Thấu Cốt Đả Huyệt không phải chỉ làm cho khí tắt huyết ứ không thôi mà luôn đến tủy trong xương cũng bị đông cứng lại nữa, chúng ta công lực còn kém, đơn độc một người khó mà giải nổi, phải hợp công lực của tất cả chư huynh đệ lại mới hy vọng có kết quả. Đó là áp dụng nguyên tắc căn bản của Thiên Oai Bắc Đẩu.

Khưu Xử Cơ gật đầu khâm phục sự khám phá của sư huynh.

Thật ra môn điểm huyệt, là một trong những chiêu số nguy hiểm nhất trong rừng võ học, một ngón tay chỉ vào da thịt, nặng thì chết liền tức khắc, còn nhẹ thì làm cho con người tê dại đến hôn mê.

Môn phái nào cũng có một công phu khác nhau đặc biệt ngoài những phép căn bản phổ thông. Nhưng điểm huyệt mà làm cho tay đông cứng lại thì các cao thủ võ lâm cũng ít người nghe nói. Nó là một loại cực ác, người bị điểm khó tìm sinh lộ.

Năm thầy trò Cảnh Ngọc Hư bị vào phép điểm huyệt không có con đường sống đó cho nên họ không lạ gì hiện tượng cực kỳ đau đớn của họ.

Năm người đệ tử Toàn Chân dưới sự chỉ bảo của Mã Ngọc họ bèn ngồi xuống, theo trật tự công lực thấp cao. Tay người này quàng chặt vào vai người kia, âm thầm chuyển vận kình khí, đỉnh tụ tam hoa, liên chuyển tam đại.

Chuẩn bị đầy đủ, Mã Ngọc thét lên:

- Vận pháp kình lực!

Và tay trái chàng đưa ra, nhắm đúng Mạng Môn ở sau lưng của Cảnh Ngọc Hư áp xuống.

Thiên Oai Bắc Đẩu là một tuyệt học của Toàn Chân giáo, thâm bác tinh diệu dị thường, chưởng pháp của Mã Ngọc phát ra, cộng cả kình lực của bốn người sư đệ.

Chỉ nghe Cảnh Ngọc Hư rú lên một tiếng, thân mình như muốn nhãy dựng lên không.

Tiếp theo Mã Ngọc lại dùng chưởng pháp ấn vào Long Vỹ huyệt ở ngang thắt lưng họ Cảnh, cái ấn này không mạnh lắm, vị chưởng môn phái Võ Đang cảm nghe vừa tê vừa nhột, ông chợt cười sặc lên.

Qua phút đó, Cảnh Ngọc Hư liền nghe sự đau đớn và tê dại đều biến mất cả, thân thể ông nhẹ nhàng sảng khoái.

Thấy áp dụng Thiên Oai Bắc Đẩu thành công, bọn Mã Ngọc cả mừng, cứ như thế lần lượt không mấy chốc, giải thông huyệt đạo cho tất cả những người còn lại.

Nhưng mấy người đệ tử Toàn Chân, trừ Mã Ngọc nội lực cao hơn, chưa thấy những sự mệt mỏi lộ ra ngoài còn lại đều mồ hôi ướt áo, hơi nóng bừng.

Cảnh Ngọc Hư nằm dài trên đất hô hấp chân khí hồi lâu, lồm cồm ngồi dậy được, vừa muốn mở lời, đột nhiên từ mé rừng đối diện kia, có tiếng quát lên lanh lảnh:

- Chạy đi đâu! Hãy dừng lại!

Tiếng quát thình lình, làm cho mọi người giật mình ngơ ngác.

Bởi vì thanh âm nghe rõ mồn một, mà tiếng dội của khinh công lại cũng nghe sát một bên.

Nói một cách khác, kẻ đến có xa là cũng chừng nửa dặm, âm hưởng của đối phương cao vút dội rền, chứng tỏ công lực của kẻ ấy đã đến tầm thâm hậu thượng thừa.

Nếu như lúc bình thường, những người đệ tử Toàn Chân cũng chẳng xem sự việc ấy vào đâu nhưng bây giờ, đã tiêu phí khá nhiều nội lực trong việc áp dụng Thiên Oai Bắc Đẩu giải huyệt cho năm thầy trò Cảnh Ngọc Hư, cho nên nếu trong phút ấy mà chạm mặt đối phương cao thủ, thì khó lòng đối phó.

Đang lúc mọi người còn hãy kinh nghi, chợt nghe hai luồng cước bộ đã tới gần trước mặt.

Tiếng dội lồng qua mặt đất, rõ ràng một trước một sau đang vượt đến khu rừng họ đứng.

Cảnh Ngọc Hư cố gắng đứng lên dòm thẳng ra ngoài, bỗng ông biết sắc:

- Không xong rồi. Kẽ vừa điểm huyệt lại đến đây.

Mấy người đệ tử của ông cùng tái mặt.

Chư tử Toàn Chân day đầu ngó lại cũng vô cùng kinh dị.

Từ xa đưa lại hiện rõ hai người một người chạy trước, một người đuổi theo sau.

Kẻ chạy, Thổ Lợi Đăng Ma, người rượt, là chàng thiếu niên công tử.

Người thiếu niên công tử này không phải là người nào khác lạ, mà là người đã làm cho nhà sư Tây Vực lủi trốn ở tại lôi đài.

Mà theo Cảnh Ngọc Hư, thì cũng chính người ấy đã điểm huyệt ông và mấy người đệ tử.

Người này niên kỷ không quá mười bảy người tám, thế mà môn điểm huyệt vừa độc ác vừa cao kỳ, quả là một việc lạ lùng!

Thổ Lợi Đăng Ma thủ pháp đâu phải kém cỏi so với chư tử Toàn Chân sấp xỉ chẳng bao xa, tại sao vừa thấy người thiếu niên đó, đã hoảng hồn cao bay xa chạy! Sợ sệt đến mức độ không có chút dũng khí đề kháng nào cả.

Bọn Mã Ngọc chưa giải đáp được những điều ngờ vực thì Thổ Lợi Đăng Ma đã chạy tới nơi, dợm phóng vô rừng.

Khưu Xử Cơ tính ghét kẻ ác như thù thấy Thổ Lợi Đăng Ma muốn nhãy trốn vô rừng không không thể chịu được, nhích tới quát to:

- Thằng giặc chết bầm! Chạy đi đâu?

Tiếng quát của chàng dội rung cành lá.

Thổ Lợi Đăng Ma trong lúc bất phòng giật mình đánh thót.

Lão ta ngẫng đầu nhìn tới, chợt thấy nơi ven rừng đang ngồi mấy vị đạo nhân, chính là những kẻ vừa mới chạm trán tại gia trang họ Cảnh. Trong lúc bị cừu nhân rượt bắt và trước mặt lại gặp kẻ đối đầu, nhà sư Tây Vực trong lòng liên miên kêu khổ. Hắn vừa kịp quay mình thì gã Thiếu niên công tử cũng đã rượt tới kề bên, phe phẩy cây quạt sắt cười dài:

- Cẩu tặc! Ngươi đánh cắp đồ của thúc phụ ta rồi chạy mất, bây giờ có tháp cánh được không? Mau đem trả lại đây ta có thể cho ngươi thi thể được vẹn toàn bằng không, hừ! Người có muốn sống cũng không còn được nữa.

Thổ Lợi Đăng Ma mặt như đất sét, hắn thò tay vào thắt lưng, run giọng:

- Ngươi hãy dừng lại! Dừng lại! Nếu tiến tới, ta sẽ hủy hoại kinh thư liền. Điều đó cũng không hay gì cho ngươi đâu.

Mã Ngọc giật mình, tên hòa thượng này nói đến kinh thư như vậy kinh văn gì đây? Chẳng lẽ lại là Cửu Âm Chân Kinh?

Gã thiếu niên công tử cười lạt:

- Ngươi đem kinh thư ra dọa ta à?Ngươi đã lầm rồi. Mặc kệ ngươi muốn gì thì muốn cũng không thoát được đâu.

Nguyên Thổ Lợi Đăng Ma vốn là người Thiên Trúc, hắn là một tăng nhân theo phải khổ hạnh, có biết được một ít quyền bổng, khinh công. Từ nhỏ, hắn đã nghe và tự mộ sự phồn hoa phú quý đất Trung Nguyên, sau đó lại có dịp qua miền Tây Vực. Tại đây, hắn nuôi mộng lần đến Trung Nguyên.

Nhưng vì trong lưng quá ít tiền, chỉ còn cách lưu lại Tây Vực, khi tạo ra tiền sẽ thực hiện điều mong ước.

Năm ấy hắn đến Côn Luân sơn một nơi có nhiều phong cảnh, mà quanh năm tuyết đổ giá băng. Song nhờ từ lúc nhỏ đã quen sống trong hoàn cảnh đó, hắn gần như ưa thích.

Ngày thứ ba đến núi Côn Luân, Thổ Lợi Đăng Ma khám phá ra trong vùng rừng rậm bao la có một tòa cung điện nguy nga, nằm giữa một thung lũng chung quanh bao bởi vòng vách núi, đỉnh cao đỉnh thấp như đàn lạc đà đi quanh đồng cỏ.

Nơi thung lũng mà Thổ Lợi Đăng Ma tìm thấy tên gọi Bạch Đà sơn. Số nhà cửa cung điện đó, là nơi của Tây Độc Âu Dương Phong cư trú.

Âu Dương Phong tuy là ở vào miền hoang sơn Tây Vực nhưng tại Bạch Đà Sơn ông ta hưởng thụ trong cuộc sống hết sức hào hoa như những bậc vương hầu. Ngoài lâu đài cũng điện, còn có vô số mỹ nữ nô tỳ phục dịch.

Tây Độc là một con người tham lậu, những kỳ trân dị bửu, hổ phách lưu ly ở các địa phương, đều được ông ta tìm kiếm mang về. Nơi đó quả là chỗ cồn vàng núi ngọc, như là thiên đường ở chốn trên gian.

Thổ Lợi Đăng Ma tình cờ phát giác được một nơi cũng kính hoa mỹ, động lòng lập tức đột nhập Bạch Đà sơn.

Không ngờ lại đúng vào lúc Âu Dương Phong mang bầy rắn vượt núi đi vào Trung Nguyên, tham dự Hoa Sơn luận kiếm, tranh đoạt Cửu Âm Chân Kinh. Sự phòng bị của Bạch Đà sơn có phần lơi lỏng.

Thổ Lợi Đăng Ma đột nhập một buổi tối trời, tuyết phủ ngập đầy trắng xóa, kẻ giữ gìn nơi đây rút vào phòng kín không dám ló ra tự nhiên hoàn cảnh thuận lợi cho Thổ Lợi Đăng Ma thừa cơ hội thẳng vào đến tận phòng ngủ của Trang chủ Bạch Đà Sơn.

Lúc mới xâm nhập, Thổ Lợi Đăng Ma cảm thấy nơi đây giống như cũng thất hạng vương tôn tù trưởng, chứ không phải như loại phú gia. Bởi vì hạng giàu có tầm thường không làm sao có được bọn thủ vệ đông đảo, với cũng thất khảm châu cẩn ngọc như thế ấy.

Đang khi không biết làm sao có đủ lộ phí để viếng miền hòa quí Trung Nguyên, đùng một cái gặp được nơi đẹp đẻ giàu sang như thế, bảo sao nhà sư Tây Vực không động lòng ô uế của phàm nhân.

Thổ Lợi Đăng Ma bèn lật đật đem tất cả công phu luyện ra "độ" dùm cho Âu Dương Phong khá nhiều vàng bạc và châu báu, trong cái vô tình quơ cả một số ngọc xanh để trên bàn của

trang chủ Bạch Đà sơn.

Chưa hết! Liếc thấy bộ Ngũ Độc Kỳ Kinh chợt động "thiệp tâm" bèn nhân tiện bợ luôn một thể.

Bộ Ngũ Độc Kỳ Kinh chính là một kỳ thư trong thiên hạ, so với Cửu Âm Chân Kinh, những điều tuyệt diệu của nó cũng chưa biết cái nào hơn.

Bản thư đó, ngoài những môn pháp luyện công ra còn nhiều phương pháp luyện thuốc mê độc dược, cho đến cách nuôi và sử dụng độc trùng, rắn dữ.

Thổ Lợi Đăng Ma vừa lấy quyển Độc Thư thì đúng lúc Âu Dương công tử ở ngoài vô tới.

Âu Dương công tử là cháu kêu Âu Dương Phong bằng chú, thường gọi là Âu Dương Nhi, được Âu Dương Phong nuôi dưỡng từ lúc nhỏ. Và Tây Độc đã đem tất cả tuyệt kỹ trong đời mình, truyền hết lại cho cháu.

Âu Dương Nhi bẩm sinh khôn quỷ sáng học, cho nên mời vừa mười tuổi đã luyện được một thân pháp cao kỳ. Thấy Thổ Lợi Đăng Ma lén trộm đồ vật của chú mình, bèn thét lên một tiếng, phi thân lướt tới thiếu chút nữa Thổ Lợi Đăng Ma đã bị chú bé Âu Dương Nhi này bắt được.

Rất may, khi còn ở Thiên Trúc, Thổ Lợi Đăng Ma đã từng học qua thuật tinh thần công lực cho nên khi thấy tình hình giao tranh bất ổn, lập tức thi triển Ly Hồn Pháp, làm cho Âu Dương công tử tan hết hiệu năng chiến đấu, Thổ Lợi Đăng Ma thoát khỏi.

Sau khi trộm được Ngũ Độc Kỳ Kinh, Thổ Lợi Đăng Ma bèn tìm một thạch động hoang vu, tàng ẩn nơi đây nghiền ngẫm công phu luyện tập, bởi vì tất cả môn pháp, mường tượng như hồi lão ta luyện tập phương pháp luyện tinh thần công lực.

Thổ Lợi Đăng Ma biết rằng luyện được hoàn thành, không những sẽ thành đệ nhất đại võ học tôn sư mà lại trở nên giàu sang phú quý vô cùng.

Lão ta bèn quyết ở nơi thạch động này cố công luyện tập, không ngờ mới được hơn mười bữa, Âu Dương Phong đã mang đại đội rắn độc trở về bố trí Xà trận khắp hết các chỗ thâm sơn cùng cốc, và tìm được nơi tàng ẩn của lão ta.

Nguyên vì sau trận Hoa Sơn luận kiếm về tới hay tin Ngũ Độc Kỳ Kinh bị mất, Âu Dương Phong đùng đùng nổi giận, bởi ông ta từ trước đến nay chuyên đi trộm vật của người khắp chỗ, không dè bây giờ đến phiên bị người trộm lại, mà lại nhè khuân vật quí của mình. Cho nên ông ta giàn hết lực lượng rắn độc ra tìm kiếm.

Thổ Lợi Đăng Ma thấy thanh thế của độc Xà trận quá dữ, kinh hồn táng đởm, mang Ngũ Độc Kỳ Kinh liều mạng tìm sinh lộ.

Thoát được trận Độc xà, không dám lưu lại vùng Tây Vực, tìm đường vượt thẳng đến Trung Nguyên.

Không lâu, được Kim Vương Hoàng Nhan Lượng thu nạp cho vào dưới trướng. Vâng mệnh cùng Cảnh Thiên Kiệt đến Tương Dương, chuẩn bị làm nội ứng cho nước Kim.

Âu Dương Nhi vì việc mất Ngũ Độc Kỳ Kinh của chú, bèn xin Tây Độc vượt đến Trung Nguyên. Thật oan gia quấn quít với nhau.

Âu Dương công tử tính tình không giống chú, bẩm sinh phóng đãng, ham mê nữ sắc. Lần thứ nhất đến Trung Nguyên thật thỏa tính dâm ô. Ba người thiếu nữ ở Tương Dương mất tích, chính do bàn tay của hắn.

Trong sự tình cờ, nghe có nhà sư Tây Vực tại Tượng Dương thiết lập lôi đài, Âu Dương Nhi liền lập tức đến nơi thám thính.

Cuối cùng, họ gặp nhau.

Âu Dương Nhi ngàn dặm xa xôi gặp được cừu nhân dễ chi buông thả. Chẳng qua, lúc bấy giờ giữa mặt muôn người không tiện ra tay. Hơn nữa Thổ Lợi Đăng Ma lại sớm tìm đường tẩu thoát.

Âu Dương Nhi bèn phăng lần manh mối, biết việc lập lôi đài này là do tên phú hào họ Cảnh ở Tương Dương cho nên không hẹn, mà đêm nay Âu Dương Nhi cùng đến gia trang của Thiên Kiệt.

Đến ven rừng gặp Cảnh Ngọc Hư và bốn người đệ tử, Âu Dương Nhi ngờ đó là đồng đảng của Thiên Kiệt, gã bèn xử xuất độc môn Thấu Cốt Đả Huyệt Pháp, với một thủ pháp mau lẹ như điện chớp chế ngự năm thầy trò phái Võ Đang tại ven rừng.

Vốn là chưởng môn nhân một đại phái, võ công của Cảnh Ngọc Hư đâu phải tầm thường, nhưng vì thấy Âu Dương Nhi nhỏ tuổi ơ hờ khinh địch, do đó mà bị khốn.

Sau khi chận đứng thầy trò Cảnh Ngọc Hư, gã cũng không thèm hỏi qua lai lịch, một mình riết tới Cảnh gia trang. Vừa vặn làm sao. Đúng lúc Thổ Lợi Đăng Ma bị bại chạy ra, hai người đụng mặt.

Thật ra, bản thân công lực của Thổ Lợi Đăng Ma, đối với Âu Dương Nhi, không đến đỗi phải sợ sệt quá như thế, song vì bị cái khớp ăn trộm đồ của Âu Dương Phong, e rằng xà quân với thằng cháu, không may kéo thêm thằng chú đến thì không còn đất sống.

Cho nên, cứ thấy Âu Dương Nhi, là Thổ Lợi Đăng Ma như gà chạy mặt, bán sống bán chết, tìm lối thoát thân. Nhưng, quả đúng như lời của nhà sư Tây Vực, con đường oan gia hẹp quá!

Sau lưng, ác nghiệt Âu Dương Nhi rượt bức, trước ven rừng các cao đệ Toàn Chân. Nẻo sinh lộ như treo trên vực thẳm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.