[Việt Nam] Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới

Chương 5 : Từ khanh lấy ra




- Nếu ta muốn đúc loại tiền giống trong dân gian nhưng tỉ lệ vẫn giữ nguyên như cũ thì chi phí bao nhiêu” Quang Toản hỏi Hiếu Hậu.

- Mất khoảng sáu chỉ bạc (=6/10 lượng) cho một thiên tiền đồng”.

- vậy Quang Trung thông bảo có giá trị ra sao”

Hiếu Hậu nghe vậy đưa ánh mắt nhìn về phía Thư lệnh sử Hồ Đông. Hồ Đông cũng biết việc này thuộc quyền quản lý của lão, nên lão phải trả lời rồi. Chắp tay thi lễ xong Hồ Đông nói.

- Quang Trung thông bảo bắt đầu đúc từ thời tiên đế có tỉ lệ non bảy phần đồng, tiền dày khá giống với loại nhà thanh đang dùng hiện nay trong dân gian. Mấy năm trở lại đây đo khan hiếm đồng nên khi đúc Quang Trung thông bảo chỉ còn lại 6 phần đồng nhưng tiền mà tư nhân đúc thì chỉ được 5 phần đồng và mỏng hơn rất nhiều”.

Việc đúc lậu tiền có cấm cản nhưng không mấy hiệu quả. Với lại có không ít sự cấu kết của các quan lại địa phương. Bởi vậy triều đình triều đình cũng đành bất lực nhắm mắt làm ngơ cho tiền lậu kém chất lượng tung hoành trên thị trường.

Theo quan niệm của một người hiện đại như hắn việc đầu tiên để phát triển thương mại chính yếu phải dựa vào một đồng tiền tệ có uy tín. Bởi vậy việc mà Hồ Độc Lập muốn làm ngay bây giờ đó chính là bắt tay vào cải cách tiền tệ.

Đây cũng chính là việc nguy hiểm nhất vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của khá nhiều người trong xã hội. Thậm chí là tướng lĩnh quan lại trong triều. Nếu không khéo hắn có thể bị kéo xuống khỏi cái ghế mạ vàng kia không chừng, mặc dù khả năng này khá thấp nhưng không thể không cẩn thận, xuống khỏi chiếc ghế đó đồng nghĩa với việc mất luôn cái mạng vừa nhặt lại được này.

Theo như cách suy luận của Quang Toản muốn tạo dựng một đồng tiền uy tín trước hết phải được người dân đồng ý dùng đồng tiền này, đây không phải là vấn đề lớn Quang Trung thông bảo do nhà Tây Sơn đúc rất được người dân ưa dùng.

Thứ hai đồng tiền phải dễ dàng cho việc cất giữ và mang theo bên mình cũng dễ bảo quản không hư hạ, việc này cũng không đáng lo đối với tiền đồng, nếu nói về tiền giấy thì có lẽ phù hợp với điều thứ hai này hơn vì gọn nhẹ rất phù hợp cho việc cất giữ và mang theo trên người.

Thứ ba là khó làm giả.

Quang Toản đang suy nghĩ về điều thứ 3 này nhưng vẫn chưa có cách gì giải quyết triệt để, nhất là đối với tiền đồng lại càng khó, xem ra chỉ còn cách hạn chế nó mà thôi. Mà việc hạn chế hay nhất đó là kiểm soát các mỏ khoáng sản nhằm hạn chế việc đúc tiền lậu kém chất lượng. Thứ hai là thành lập các ngân hàng. Nơi đây có nhiệm vụ kiểm soát tiền lưu thông sẽ như một cơ sở lọc tiền kém chất lượng. Thứ ba là đúc tiền có giá trị bản vị thực tiễn, giống như việc một ngàn đồng bằng một lượng bạc thì chi phí đúc ra một ngàn đồng cũng phải tương đương một lượng bạc.

Đây chính là khâu quan trọng nhất nhằm tránh việc đúc tiền lậu vào lúc này. Đương nhiên đây chỉ là các biện pháp tức thời mà thôi, về lâu về dài không thể không kể đến các yếu tố như lượng đồng trở nên quá khan hiếm hoặc quá dồi dào, hay tiền giấy xuất hiện, rồi việc mua bán với người phương tây lại càng khó có thể sử dụng tiền đồng, cũng như việc tạo uy tín cho đồng tiền mới và thu gom đồng tiền cũ không phải việc có thể thực hiện trong sớm chiều.

- Hồ Đồng ái khanh, lần này có nhiệm vụ cho khanh đây”.

- Thần nguyện hết sức phục vụ cho bệ hạ, có việc gì đều quyết không từ, ”

- lần này trẫm định làm một số việc, trong đó có một việc quan trọng chính là đúc hai loại tiền Quang Trung thông bảo và tiền đồng của nhà thanh. Việc đúc tiền đồng của nhà thanh khá là quan trọng. Trẫm muốn đúc loại tiền như đang lưu thông ở ngoài với tỉ lệ 7 phần đồng với số lượng lớn bởi vậy phải dựa vào khanh rồi.”

- Ngoài ra việc đúc tiền Quang Trung thông bảo cũng phải được chỉnh đốn lại, khanh và Hiếu Hậu tính toán xem đúc loại nào phù hợp với yêu cầu 1000 đồng có giá trị một lượng bạc sau đó trình lên ta xem”.

- Thần tuân chỉ xin bệ hạ yên tâm thần sẽ cho làm ngay”.

Quay sang hỏi Phạm Công Thiệu đứng bên cạnh nãy giờ. Hồ Độc Lập hỏi.

- Hiện tại trong kho còn bao nhiêu đồng?”

Chắp tay thi lễ, Phạm Công Thiệu nói:

- trong kho còn khoảng chưa tới 5 vạn cân đồng (gần 17 tấn) thần e hiện tại không thể dùng số đồng này vào đúc tiền được vì theo dự định vào tháng tới sẽ phải chuyển đúc đại pháo”.

Thời này các pháo thường được đúc bằng đồng là chính. Vì kĩ thuật hạn chế mà việc đúc pháo bằng gang thép khó hơn nhiều, cái khó ở đây là do độ nóng chảy của sắt cao hơn nhiều so với đồng.

Lúc này người trong nước vẫn chưa biết tận dụng than đá, chỉ dùng than củi bởi vậy nhiệt độ trong lò tạo ra không cao, nên đồng là vật liệu tối ưu nhất để đúc pháo. Bởi vậy nên mới có chuyện nước ta có kỹ thuật đúc pháo từ cuối thế kỷ 14 mà đến thế kỷ 19 cả nước cũng chỉ loe ngoe vài chục khẩu pháo rải rác ở các nơi nhằm thủ tường thành là chính.

Pháo đúc bằng đồng nên rất dày và nặng nề. tầm bắn lại hạn chế. Việc di chuyển lại càng khó khăn bởi vậy pháo chỉ mang tính phòng thủ tường thành.

Quang Toản nhớ lúc này ở châu âu các khẩu pháo của pháp được đúc bằng gang nên nhỏ và nhẹ hơn nhiều.

Quân đội của Napoleon nổi tiếng với những khẩu pháo hoạt động nhẹ nhàng trên chiến trường tạo nên hỏa lực làm cho kẻ thù khiếp sợ.

- Việc dùng đồng để đúc pháo hãy tạm hoãn lại, ta sẽ nói chuyện này sau, tập trung vào việc đúc tiền trước”.

- Thần e các quan sẽ có ý kiến về thần xin bệ hạ làm chủ cho”. Phạm Công Thiệu lo nghĩ nói.

Đúng thật nếu dừng việc đúc Pháo mà không có Quang Toản chống lưng thì quả là làm khó cho Phạm Công Thiệu rồi, nhất là áp lực từ các võ tướng Tây Sơn, dến ngay cả Quang Toản cũng phải tạm thời nhẹ nhàng trấn an đừng nói đến một công bộ ti như Phạm Công Thiệu.

- Được rồi việc này cứ nói là do ý chỉ của trẫm”

- Thần tạ ơn bệ hạ”.

‘Haiz.. Đúng là phải xem lại tình hình một chút mới được. Cần phải nhanh chóng cầm quân đội vào tay thì mới dễ làm việc nha. Phải nhanh chóng nghĩ cách mới được’ Hồ Độc Lập thầm nghĩ ngợi trong lòng.

Quay sang nói với Hồ Đông và Hiếu Hậu:

- Hai người cần phải nhanh chóng chuẩn bị, thời gian không đợi người công việc cấp bách, Trẫm chỉ có thể cho phép các khanh hai tháng để chuẩn bị. hai tháng sau cần phải xong chuyện này. Hai người dám nhận”.

Nói đến đây HĐL bỗng nhiên nghiêm giọng.

- Thần xin cố hết sức, nguyện hoàn thành công việc mà bệ hạ giao phó”.

Quang Toản nghe đếm đây lấy làm vui vỗ bàn cười to ;

- Tốt tốt tốt!. Trẫm ban thưởng cho mỗi người 50 lượng bạc 10 xấp lụa”

- Chúng thần tạ ơn hoàng thượng! Hoàng thượng vạn tuế!...”

- được rồi không cần giữ lễ như vậy, các khanh phải nhớ việc này là bí mật, không nên để lộ ra ngoài”.

Nghe đến đây cả 3 người bắt đầu thấy lo cho tính mạng của mình rồi. Bí mật này họ thà không biết nha. Sau khi xong việc có khi nào cách tốt nhất để giữ bí mật là giết người không. Nên nhớ chỉ có người chết mới là người giữ bí mật tốt nhất đấy. Niềm vui vì được ban thưởng nhanh chóng tiêu tan không còn một móng.

Thấy không khí trong phòng chững lại trong giây lát. Quang Toản như hiểu ra cái gì.

- ý trẫm không có như vậy, không nên nghĩ bậy bạ, các ngươi nghĩ trẫm là hôn quân sao”

Nghe Quang Toản nói vậy. Cả 3 người liền giật mình kinh hãi. Không ngờ bệ hạ còn trẻ tuổi mà đã thấu hiểu lòng người như vậy

- chúng thần không có ý đó, nguyện trung thành làm việc cho bệ hạ, chết cũng không từ”.

Khoát tay nói:

- Các khanh hãy làm việc cho tốt, ắt sẽ có thưởng, tương lại mong rằng sẽ là rường cột của triều đình, tạo phúc cho bá tánh”.

- tạ ơn hoàng thượng khích lệ, chúng thần xin nghe”.

- Hai khanh hãy lui xuống ta có việc muốn bàn thêm với công bộ ti”.

Sau khi hai người Hồ Đông và Hiếu Hậu lui xuống dưới, Quang Toản nhìn về phía Phạm Công Thiệu rồi nói:

- Người đâu! Ban ngồi cho Thiệu bộ ti”

Phạm Công Thiệu nghe vậy liền hốt hoảng trong giây lát sau đó một cảm giác xúc động tràn lên mũi, nhớ lại bao cống hiến của mình từ mười mấy năm nay không uổng phí, cuối cùng cũng được coi trọng.

Nên nhớ được vua ban ngồi trước đây chỉ có Thái sư Bùi Đắc Tuyên và Trần Quang Diệu mà thôi, tính ra hắn là người thứ 3 được ban ngồi trước mặt vua, sao lại không xúc động được.

Song khi Phạm Công Thiệu ngồi xuống ghế mà tâm trí lại bắt đầu liệt kê xem mình đã cống hiến được gì mà khiến vị hoàng đế này coi trọng như vậy, càng so sánh với người khác càng cảm thấy cống hiến của mình càng nhỏ bé, khiến trong lòng không có lấy cảm giác tự hào mà thay vào đó là sự xấu hổ.

Quang Toản lại càng không biết hành động ban ghế ngồi mà hắn coi là bình thường này lại gián tiếp nhận được sự trung thành tuyệt đối từ Phạm Công Thiệu. cũng có lẽ đây chính là bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời của một trong những vị bộ trưởng sau này.

Sau này khi các nhà nghiên cứu sâu về cuộc dời của ông đã cho rằng chính hành động này của vị quốc vương vĩ đại Quang Toản đã tạo nên một Phạm Công Thiệu đầy danh tiếng….

Nhưng đó là chuyện của sau này rồi.

Bây giờ Quang Toản gọi Phạm Công Thiệu lại là vì có việc muốn bàn.

- Thiệu ái khanh! Lần này khanh thấy liệu 5 vạn cân đồng (17 tấn) có đủ dùng để đúc tiền không”.

- 5 vạn cân đồng dùng để đúc tiền, thật còn xa mới đủ, giống như muối bỏ biển vậy. Thần xin bạo gan nói thẳng, nếu đúc tiền đồng như bệ hạ hôm nay nói hiệu quả chắc chắn không bao nhiêu, thậm chí là không có tác dụng”

- Ái khanh cứ đưa ra cái nhìn của mình”.

- Thần thấy nếu hoàng thượng đưa Quang Trung thông bảo mới này ra chẳng khác nào giúp những tên đúc tiền lậu kiếm lời. Chúng hoàn toàn có thể thu gom loại tiền này lại sau đó trộn với kẽm để tiếp tục đúc ra loại tiền kém chất lượng. Thần thấy điều này hoàn toàn có thể làm được, không biết Hoàng Thượng có nghĩ đến việc này?”.

Quả nhiên không thể nào khinh thường trí tuệ của người xưa được. chỉ một câu nói thôi một người chuyên về cơ bắp như Phạm Công Thiệu đã có thể chỉ ra vấn đề cốt lõi nhất mà hắn đang suy nghĩ.

- Ái khanh nói rất đúng, cũng bởi vì việc này mà trẫm muốn khanh ở lại, không biết ái khanh có cao kiến gì”.

- cao kiến thì thần không có nhưng thần nghĩ bệ hạ nên đúc tiền theo lối cũ như vậy sẽ tốt hơn”

Nghe đến đây Quang Toản khoát tay lắc đầu mà nói:

- việc đúc tiền lần này có ảnh hưởng rất lớn đến đại thế nên không thể nào không làm”

Nói đùa gì vậy? nếu không có một đồng tiền tệ ổn định thì sao phát triển thương mại, không phát triển thương mại thì việc phát triển sản xuất , phát triển kinh tế lại càng không cần nhắc đến nữa. Nhà Tây Sơn cũng chỉ có nước ngồi chờ ngày diệt vong không xa.

Phạm công thiệu dù nghĩ không ra việc đúc tiền ảnh hưởng quái gì đến đại thế nhưng nghe hoàng thượng đã nói vậy rồi nên cũng đành nghĩ cách khác vậy.

- theo thần thấy chỉ còn cách tăng cường việc truy lùng bọn đúc trộm tiền vậy”. phạm công thiệu nói xong cũng phải tự lắc đầu với ý kiến mà mình đưa ra, việc truy lùng nếu như có hiệu quả thì đã không phải cần đến hắn ngồi đây suy nghĩ.

Câu hỏi này quả thật làm khó Phạm Công Thiệu rồi. thấy vậy Quang Toản đành phải ra chút gợi ý nhỏ;

- Nếu triều đình có khoáng đồng dồi dào thì sao.?”

Nếu như có khoáng đồng dồi dào sẽ tránh việc phụ thuộc vào tiền đồng đang lưu hành, do đó tiều đình đủ sức thu hồi đồng tiền cũ và thay thế đồng tiền mới có giá trị bản vị tương đương trong việc trao đổi cũng như trong giá trị thật.

ví như 1000 đồng tiền đổi được 1 lượng bạc mà trong khi đó để đúc một 1000 đồng tiền cũng tiêu tốn 1 lượng bạc tiền mua nguyên liệu đồng cũng như tiền công và chi phí khi đúc, lúc đó chẳng ai muốn làm giả nữa.

Nếu có kẻ làm giả tiền có chất lượng thấp hơn thì cũng chẳng tiêu thụ được vì người dân không dùng.

Nói tóm lại việc lộng hành của tiền giả lúc này chính là do cách thức đúc tiền gian lận mà triều đình làm ra từ trước. Sau này dù khi nhìn ra được tác hại thì bệnh đã quá nặng mà thuốc chữa lại thiếu thốn nên bị bỏ bê cho đến bây giờ.

- Nếu như có thật nhiều đồng thì đúng là đã giải quyết được vấn đề này. Nhưng lấy đâu ra nhiều đồng như vậy đây?”

Quang Toản trực tiếp chỉ tay vào Phạm Công Thiệu mà nói: “ Từ khanh lấy ra.”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.