Trận thế hình răng lược hình thành do trong đêm tối tầm nhìn hạn chế nên tướng sỹ hai bên không ai nhìn thấy được bao quát chiến trường chẳng biết điều quân như thế nào, còn binh lính chỉ biết theo sau chủ tướng của mình mà lao vào chém giết, đến lúc này thắng thua trông chờ vào khả năng chiến đấu của binh lính mỗi bên, và quân tiếp viện của ai đến trước mà thôi.
Trên chiến trường nhìn thấy rõ ràng quân Tây Sơn đang chiếm ưu thế hơn nhiều không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng, sức chiến đấu của quân Tây Sơn cao hơn so với quân Ánh, bên cạnh lại có gần trăm xạ thủ hỗ trợ đánh cho đối phương te tua không có sức hoàn trả buộc chúng bắt đầu co cụm lại dần.
Đến khi bốn mũi quân của đối phương co cụm lại một chỗ. bên Tây Sơn đã có trên năm ngàn quân kịp thời đến tham gia chiến đấu, các tướng sỹ bên đối phương nóng ruột chờ đợi mà sinh ra mất hi vọng rồi, tướng Nghĩa định lệnh cho mở đường máu thoát khỏi vòng vây chợt nghe tiếng hò reo từ phía sau.
- Các anh em.! Quân tiếp viện đã đến mau mau tiến lên giết!!---- giết---
Viện quân đến làm cho tinh thần đối phương phấn chấn xông lên đánh càng hăng. Chỉ sau ít phút ngắn ngủi đối phương đã lật ngược tình thế. quá đông rồi, thật sự họ đến quá đông đâu đâu cũng thấy đối phương, họ trào đến như nước lũ, chẳng ai biết được đôi phương lần này đã đến thêm bao nhiêu tất cả chỉ còn giết chóc và cầu mong mấy tên đang hành quân phía trước có thể kịp thời quay lại tiếp ứng. Các binh lính Tây Sơn lập đội ngũ 5 người dựa lưng nhau mà đón đỡ các đợt phàn công của đối phương có số lượng đông hơn, đây là trận hình truyền thống làm tăng lên sức chiến đấu của họ.
Quân địch đạp lên xác chết mà xung phong về phía trước tuy màn đêm khó quan sát nhưng nhìn vào ảnh đuốc trải dài liên miên không dứt cũng có thể đại khái đoán được quân số đang đến phải trên vạn người là ít. Từng người lính mặt đối mặt họ tung ra tất cả sức lực và kĩ năng chỉ nhằm giết được đối phương mặc cho vì vậy mà lộ ra sơ hở trí mạng làm cho kẻ thứ ba có cơ hội lấy đầu mình. Quá máu tanh, mùi vị đặc trưng của chiến tranh.
Xuân thấy địch đến đông như vậy cũng có chút chùng mình nhưng rất nhanh bình tĩnh dẫn đầu đội hình xông thẳng về phía trước ra sức chém giết, dưới sự uy hiếp của đội quân hung hăng tính đến đơn vị vạn người thì ba mươi con voi và trăm cung thủ chẳng còn là uy hiếp mang tính quyết định nữa. Hai bên lại lao vào khổ chiến, tiếng hò hét tiếng va chạm của binh khí tiếng la thảm trong đêm vang vọng trời xanh. Khó có thể tả sự thê thảm của nó.
Xuân cả người đầy máu me đến ngay cả tóc cũng ướt sũng máu, lúc này bà không thể nhớ mình đã chém bao nhiêu người chỉ biết cánh tay đã nặng hơn nhiều lắm mà đối phương hết người này đến người nọ bị bà chém giết nhưng chẳng thấy chùng vơi đi tí nào, nhìn lại đám thân vệ cũng đã mỏi mệt gần hết số lượng cũng vơi đi gần nửa rồi, bà thật lòng đang nhỏ máu, những chị em này thường ngày do một tay bà bồi dưỡng mà ra cả, tình như chị em, tuy là nữ nhi nhưng trong chiến trường có thể lấy một địch mười, nay thấy mất một lần nhiều như vậy…..
Cuộc chiến bước sang giai đoạn cam go. Sau này khi một số cựu binh viết lại trong hồi kí có đoạn rằng.” Chúng tôi đang hành quân gấp rút trong đêm, đội quân đi trong im lặng không đèn đuốc không nói chuyện, dàn hai hàng ngang mà đi cả đoàn quân kéo dài hàng mấy dặm. Lúc hỏa đội của tôi đang lên dốc, có lính liên lạc chạy từ sau đến mà hô lên, ‘phía sau bị tập kích, phía sau bị tập kích’ lão cứ vừa chạy vừa hô như vậy còn chúng tôi được lệnh phải gấp rút quay lại. ở trên dốc chúng tôi nhìn thấy phía xa có ánh lửa bập bùng, cả một biển lửa thì đúng hơn, nó sáng rực. Khi đến nơi chúng tôi chẳng biết phải đánh theo hướng nào, theo bẳn năng tôi cầm chặt thanh đao hướng đến nơi có tiếng đánh nhau gần nhất. Hầu hết chúng tôi đều vào trận với lối như thế, chúng tôi ùa lên hét to giết tt…ttt. Đối phương cũng như vậy, chỉ có điều họ đông hơn, gấp nhiều lần so với chúng tôi. Người bạn bên cạnh tôi tung ra một câu chưởi tục để tự trấn an mình.”
Đang lúc này đột nhiên Bùi Thị Xuân nhận được sự khác lạ ở phía sau quân địch làm bà mừng chảy nước mắt.
- Địch đã trúng phục binh của bên ta, mau phản công mau phản công! Diệu Tướng quân đã đến!
Tình thế lại một lần nữa thay đổi, tướng Diệu dẫn hai ngàn quân làm hồng tước phía sau. Tuy chỉ có hai ngàn nhưng lại làm cho đối phương bất ngờ lưỡng đầu thọ địch. Quân Tây Sơn đang khổ chiến nghe tin Tướng Diệu mang phục binh đánh đến liền như hổ báo nỗ lực hết sức ra mà giết, tinh thần dâng cao hăng hái tiến lên phản công.
Dù đang ở thế đông nhưng trước sau hai mặt giáp địch bị đánh cho tan rã khí thế đã không còn, tin thần chiến đấu rớt xuống vực thẳm, chỉ cầm cự trong chốc lát sau đó tháo chạy. Đến đây đã không còn chiến đấu nữa mà trở thành trận đồ sát nghiêng về bên tướng Diệu.
“ Lúc đó chúng tôi ào lên hùng hổ như mãnh thú, chúng tôi chỉ có chém chém và chém.. chẳng chút hoa mỹ nào ở đây cả. Cả người tôi dính đầy máu, tôi tiến lên trong đêm tối, qua chiếc giày cỏ tôi biết mình đang dẫm lên xác người mà đi, rồi địch tán loạn họ quay lưng lại về phí tôi mà chạy, việc đó chẳng khác nào tự nộp mạng. Việc lúc này chỉ đơn giản là chạy nhanh đến sau lưng chúng và vung đao.” Trích hồi kí ‘Thành Diêm Khánh Trận chiến đầu xuân’.
Trận chiến kết thúc với sự thất bại thảm của quân Ánh. Quân Tây Sơn tổn thất khoảng 1200 trong đó có 5 tượng binh và 123 thân binh của tướng Xuân. Bên phía đối phương không có thống kê cụ thể, sau này qua các nguồn tin khác nhau biết được đêm đó tướng Thành dẫn thêm 15000 quân đến tiếp ứng khi chạy về thành Diêm Khánh chỉ còn khoảng ngàn người, những ngày sau đó vẫn còn tàn binh về đến tổng cộng cũng chỉ được chưa tới vạn người, tính ra trong đêm đó họ đã tổn thất đến 8000 quân, một tướng bị giết tại trận. Tướng Thành báo về cho chúa Nguyễn nói “ quân ta bị phục kích nhưng nhanh chóng mở được đường máu rút lui, rất nhiều binh tốt vì nhớ nhà nhân tiện đang lúc chạy loạn mà bỏ trốn”. Chẳng ai biết rõ cụ thể chính xác như sao bởi vì trận chiến này rất nhanh bị rơi vào lãng quên và lu mờ do ánh hào quang của những trận chiến sau đó mang đến. Và theo thời gian chẳng mấy ai còn để ý. May ra còn một người luôn nhớ chính là nữ tướng Bùi thị Xuân và các chị em của bà.
“ Sau này chúng tôi biết trận đánh đó đã nằm trong dự tính của Đại Tướng Trần Quang Diệu, ông ấy đã dùng chúng tôi để dụ địch xuất hiện chúng tôi chẳng ai biết về điều đó, hơn một ngàn người đã ngã xuống nhưng chúng tôi sẽ không vì vậy mà trách ông. vì chúng tôi cũng mong muốn có một trận chiến như vậy từ quá lâu rồi, sau trận chiến chúng tôi đã có thể ngẩng cao đầu trở về với tư cách là kẻ thắng trận…” Trích hồi kí ‘Thành Diêm Khánh Trận chiến đầu xuân’.
Còn một người nữa mang theo sự tiếc nuối, Diệu không ít lần quay đầu nhìn lại phía sau. Lão không cam tâm sau ba tháng vây thành Diêm Khánh lại không công rút quân về, nhưng cũng biết người không cam tâm hơn chính là kẻ đang bị vây trong thành kia. Lợi dụng tâm lý này cộng thêm chút hư hư thật thật liền dụ được quân địch ra đánh một trận nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó, Thành Diêm Khánh vẫn không bị công phá a. Nếu nhìn riêng lẽ sẽ cho rằng lão đang thắng trận, nhưng nếu nhìn tổng thể hơn, lần xuất chinh lần này lão đã bại.
--00—00-0
Phú Xuân, trong Hoàng Cung
Quang Toản khi nhận được tin báo thắng trận quá đỗi vui mừng. Đối với hắn mặc dù kiếp trước cũng là một quân nhân nhưng lại được sinh ra trong thời bình, khi học lịch sử đã quen miệng với cái kiểu “ kết thúc cuộc chiến, mười triệu người chết hai mươi triệu người bị thương, hằng triệu nhà máy ngôi nhà bị phá hủy..” bởi vậy khi hay tin diệt được tám ngàn quân địch mà bên ta tổn thất một ngàn hai liền không coi trọng lắm về sự tổn thất mà chỉ coi trọng tin chiến thắng. Sau này chính nhận thức đó khiến hắn phải một lần hối hận không thôi. Nhưng phải mấy ngày sau hắn mới nhận được tin này còn bây giờ vẫn chưa biết gì.
Mấy hôm nay hắn khá bận rộn. Hai vạn quân từ bắc hà về tập kết tại Phú Xuân đợi lệnh. Quang Toản cho Phan Văn Lân tuyển chọn ra một số người theo các yêu cầu đưa ra. Đầu tiên là trẻ khỏe nhanh nhẹn, thứ hai là giỏi thủy tính đặc biệt là không say sóng, thứ ba là có tài lẻ hoặc có thành tích đặc biệt. Phan văn Lân nghe những yêu cầu này đi chọn cuối cùng tuyển ra được hơn tám trăm người.
Số còn lại hắn giao cho tướng Dũng chỉ huy cộng thêm một vạn đang đóng ở Quy Nhơn, tướng Tú được bổ nhiệm làm tiên phong, cả hai hí hửng gấp rút lên đường còn xin đại pháo để mang theo. Hắn chẳng ngần ngại cho mang ba mươi khẩu ở thành Phú Xuân cộng thêm hai mươi khẩu khác ở Quy Nhơn. Đương nhiên phải cho người sửa lại bằng cách gắn bánh xe có ổ bi vào để dễ dàng di chuyển hơn. Nhưng vẫn phải dùng voi để kéo may sao trong quân ở các nơi đều có biên chế tượng binh. Tượng binh nhà tây sơn lúc này không hề ít. Nếu gom hết lại cũng phải được hơn hai trăm con.
Vừa tiến được ba người Lý Văn Bưu, Vũ Văn Dũng, Võ Đình Tú đi khỏi liền đã có ba người khác về phục mệnh. Chính là ba vị Đô đốc, đô đốc Lộc, đô đốc Bảo, đô đốc Tuyết. Ba người này khi Quang Trung còn sống dù không phải là tướng trấn thủ một phương , nhưng lại là những ái tướng luôn bên cạnh ông trong hầu hết mọi trận chiến, bốn lần đi đường biển đánh vào gia định, hay Đánh quân Xiêm trên rạch gầm xoài mút đều không thiếu ba người.
Khi đánh quân Thanh, Quang Trung chia quân làm 5 cánh một cách do Ông tự mình chỉ huy, bốn cánh còn lại đều do họ dẫn quân trong đó có đô đốc Long vừa được hắn cử trấn thủ Lạng Sơn. Cho thấy đây là những tướng giỏi có khả năng cầm quân độc lập và đa tài đa nghệ, cho dù trên bộ hay dươi nước đều thiện chiến như nhau. Đang trong lúc Quang Toản muốn gây dựng Hải quân, lại đang thiếu tướng chỉ huy nên Lê Văn Hưng giới thiệu ba vị này cho hắn.
Quang Toản muốn phát triển hải quân không phải là chuyện dễ, đầu tiên là vấn đề con người. Lúc này đây ở đại Việt hay nhà Thanh và hầu hết các quốc gia đông Á chẳng ở nước nào có hải quân, cái đang có chỉ có thể gọi là thủy quân mà thôi. Trong khi đó ở châu âu nhất là nước Anh, họ đã xây dựng cho mình vài hạm đội đại dương rồi. Một khoảng cách quá xa để có thể hình dung.
Cái hắn lo lắng nhất bây giờ không phải là chiến hạm mà là vấn đề con người. Chiến hạm chỉ cần có tiền liền có thể mua, có thể tự mình đóng, tuy rằng lúc đầu không tốt nhưng chỉ cần vài năm đầu tư liền được. Còn con người biết lấy đâu ra, người việt vốn dĩ giỏi thủy tính hơn các dân tộc khác nhưng chẳng có khinh nghiệm nhiều về đi biển với những chiếc thuyền buồn vượt đại dương. Những thuyền trưởng giỏi là vấn đề cốt lõi trong ngành hàng hải hiện nay.
Việc để có những thủy thủ đoàn kinh nghiệm cần đến thời gian và tiền của rất nhiều, đối với hải quân lại cần nhiều hơn nữa, họ cần kinh nghiệm, cần những cuộc thủy chiến để rèn luyện, cần một chỉ huy giỏi. Đô đốc Lộc, Tuyết, Bảo ba người tuy rằng đều là tướng giỏi đa tài, nhưng kinh nghiệm để trở thành một hạm trưởng là không có. Bù lại họ có đủ tố chất thiên bẩm để trở thành Đô Đốc hải quân thực thụ.
- Khải bẩm Hoàng Thượng có thư lệnh sử Hồ Đồng và Hiếu Hậu xin gặp- lão Phúc mang theo bộ dáng hấp tấp thường ngày chạy vào báo.
Hồ Đồng và Hiếu Hậu là hai người thuộc công bộ trước được hắn giao cho việc đúc tiền. Hai lão im hơi lặng tiếng lâu nay bây giờ mới thấy xuất hiện, Quang Toản trong nội tâm rất chờ mong hai người. Việc khai khoáng của Phạm Công Thiệu đã có những thành quả bước đầu, mang lại lượng đồng khoáng ngày càng tăng, nguyên liệu đúc tiền đã được giải quyết chỉ còn chờ tin mừng từ hai người này. Quang Toản nhiều lần suốt ruột muốn cho người đi hối một chút nhưng lại nhịn được. May sao lúc này họ xuất hiện, làm hắn không khỏ vui mừng.
- Nhanh cho truyền hai người họ vào!
- Thần Hồ Đồng, Hiếu Hậu ra mắt Hoàng Thượng, Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
- Hai vị đứng dậy thôi. Ta thật rất mong chờ đấy… có kết quả không…
- Để Hoàng Thượng phải chờ lâu.. may mắn không phụ hoàng mệnh.. xin ht xem qua.
Vừa nói Hồ Đồng vừa đem ra ba xâu tiền vàng óng, nhìn vào là biết số tiền này vừa đúc ra rồi. Hắn nhìn thấy ba xâu này có hai kích cỡ khác nhau, độ đậm nhạt cũng khác. Một bên là Quang Trung thông bảo màu sắc rõ nét độ dày tầm hai ly. Bên kia là hai xâu tiền Ung Chính và Càn Long thông bảo, màu mờ hơn chút và mỏng hơn so với Quang Trung thông bảo chắc vì hàm lượng đồng ít hơn. Hắn nhìn thấy đã rất hài lòng rồi. Kỹ thuật đúc đồng của ta không thua kém gì nước nào a.
- Hai loại tiền của nhà Thanh chúng ta mất khoảng sáu chỉ bạc để cho ra một thiên tiền, còn Quang Trung thông bảo mất chín chi bạc để ra một thiên tiền. Thần đã cho làm rất nhiều khuôn đúc ba loại tiền này, chỉ chờ Hoàng Thượng đồng ý liền có thể bắt đầu được.
Quang Toản nghe vậy thầm nghĩ “ cứ một thiên đưa ra thị trường đổi được một lượng bạc, giá thực tế khi đúc tiền nhà thanh chỉ có sáu chỉ như vậy cứ mỗi thiên tiền như vậy hắn còn lời được bốn chỉ bạc, tương lai khi sản lượng đồng tăng lên tiền lời cũng theo đó mà tăng với lại hai loại tiền Hắn đang cầm chất lượng không thua kém gì loại tiền đang luu hành, thậm chí còn hơn nửa bậc. Khi đem sang nhà thanh tiêu thụ vua quan có biết cũng chẳng nói được gì. Vì đơn giản ở nhà thanh lúc này cũng cho tư nhân đúc tiền mà, loại tiền tốt như vậy họ càng hoan nghênh nữa là khác.
Đây chính là Quang Toản muốn làm ăn lâu dài nên mới làm như vậy, kể ra đây cũng là một biện pháp tuy phù hợp vào lúc này, nên nhớ trong thời gian tới hắn còn phải qua lại làm ăn nhiều với gã khổng lồ kết bím. Đồng tiền này chính là vũ khí sắc bén đánh vào nhà thanh. Mới đầu thấy rằng Quang Toản đây là đang bán tài nguyên đồng cho chúng nhưng về lâu về dài chúng mới nhận thấy hậu quả. Quang Toản chấp nhận theo kiểu tằm ăn dâu mà bền chắc, chứ chẳng muốn làm ồ ạt như bọn tham lam Thực Dân Anh kiếp trước.