Với hơn vạn lượng bạc mua nhiên liệu các lò Bessamer được dựng lên nhanh tróng, không khí công trường nhôn nhịp tất bật. Khuôn được làm bằng gang được chế tạo hai cỡ pháo 100mm và 150mm. Cấu tạo khuôn cũng khá giống khuông súng gồm một khuông ngoài hình trụ rỗng đường kính lần lượt là 220mm và 300mm nhìn thì khá nhỏ so với các khẩu thần công lúc bấy giờ. Nhưng vì đạn pháo Thân Long là đạ nổ nên không dựa vào sức nặng của viên đạn để tính uy lực, vậy nên thân pháo rất thon gọn và trọng lượng thấp, tính cơ động rất cao. Pháo lần lượt dài 1m3 va 1,5 m. Chính vì chất lượng thép vẫn chưa đạt yêu cầu nên thân pháo không thể làm quá dài.
Thời bấy giờ Pháo thần công là dùng đạn đặc ruột nên yêu cầu càng to càng nặng uy lực càng lớn. Tính sơ sơ một khẩu pháo chưa kể giá pháo phải từ mười tấn đổ lên. Pháo dưới mười tấn thì uy lực quá bé. Nguyên nhân thứ hai là chất lượng kim loại quá kém nên cần làm thân pháo thật dày để tránh nổ thang. Nên nòng pháo thường dày từ 15 phân trở lên. Chính vì nguyên nhân có thép tốt nên Nguyên Hãn cho đúc nòng pháo chỉ dày 50mm. Ngoài ra còn làm thêm 2 khuôn dự phòng nòng pháo chỉ dày 30mm làm thí nghiệm. Nếu chất thép tốt hoàn toàn có thể chịu đựng được phản ứng nổ trong.
Thời khắc đã tới thép đã luyện xong, các công tượng qua quá nhiều lần tạo lò Bessamer đã trở thành hành gia trong ghề mà ngay cả Nguyên Hãn cũng không sánh được. Tất cả mọi người nín thở nhì nước thép đỏ rực đang bỏng cháy được rót vào khuôn. Sau thời gian uống can chum trà thép đã phần nào cố hình, các công tượng và binh sĩ cùng gắng sức quay bàn tời để kéo khuôn trục đặc có gờ tạo rãnh lên.
Chính việc phát triển hiểu biết về luyện thép, bánh răng và vòng bi đã tạo nên rất nhiều máy móc hỗ trợ mang tính chính xác cao như thế này. Bàn tời thứ hai được xoay tròn ra hai nửa của khuôn hình trụ rỗng bằng gang được tách ra. Nòng pháo đỏ rực hiện ra trong mắt mọi người. Ròng dọc sắt cố định nòng pháo đường kính 220mm sau đó nhúng vào dầu tôi.
Trước mắt mọi người là nòng pháo đen ngòm dài 1,3m. Việc thử pháo với số lượng thuốc nổ hơn năm phần thành công tốt đẹp. Sau mười phát pháo liên tiếp mà nòng pháo vẫn nguyên xi. Cả quân doanh anh mừng thành công, thắng lợi. Trời đã vào đông nhưng gương mặt ai cũng đỏ bừng hưng phấn, giữa caia giá lạnh của gió biển mà họ không hề cảm thấy gì, chỉ thấy niềm vui sướng vô tận và hi vọng của tương lai. khẩu pháo chỉ nặng 1,8 tấn. Nó quá nhẹ so với súng thần công anh em cùng cỡ nòng với nó. Tham vọng không dừng ở đó Nguyên hãn cho đúc lại pháo nòng dày 4mm vẫn thành công tốt đẹp khi bắn thử trọng lượng pháo chỉ còn môt tấn ba. Thế nhưng sau khi nòng pháo giảm xuống độ dày 3mm thì sau khi bắn thử đến quả thứ 10 thang pháo nổ tung. Tất nhiên đấy là do nhồi thuốc hơn năm phần và bắn liên tục. Thế nhưng độ ổn định nư vậy là không đạt yêu cầu. An toàn trên hết Nguyên Hãn hạ lệnh đúc hàng loạt Thần Long pháo nòng dày 40mm.
Sau một tháng rưỡi vất vả thì 9 khẩu Thần long Pháo đã chế tác hoàn toàn. Cùng với đó là hơn trăm khẩu Thần long cơ và hơn trăm khẩu Tiểu Thần Long cơ.
Thần Long cơ được trang bị cho thuỷ quân 150 khẩu. Tiểu thần long cơ được trang bị cho sĩ quan, đao binh, trường thương binh... Thời đại của cung thủ đã chấm dứt. Muốn đào tạo một cung thủ tốt không bỏ ra 3 đến 5 năm là không thể. Nhưng để đào tào một thiện xạ hoả thương, nếu đầy đủ đạn để tập bắn chỉ cần một tháng trời sẽ trở thành cao thủ. Anh nông dân bỏ cày cầm súng thì cai thủ võ lâm cũng tránh xa là vì lẽ đó.
9 khẩu pháo trong đó 3 khẩu 100mm được gắn giá pháo vào bánh xe tăng tính cơ động nhằm phục vụ dã chiến. 6 khẩu pháo 150mm được gắn trên ba chiếc chiến thuyền với giá pháo có thể xoay 180 độ. Giá pháo hình bán trụ có lò xo giảm giật có rãnh để tai nòng pháo có thể trượt. Hai chiếc Phúc thuyền và một chiến lâu thuyền mỗi chiếc chỉ co trang bị hai nòng pháo do chưa đủ kinh phí nhưng vì pháo bắn đạn nổ nên không thể khinh thường.