Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 40: Chuyển nhà




“Chủ nhiệm Liễu, chúc mừng chúc mừng!”

Cha vừa bước vào cửa, đã bị tôi tủm tỉm cười trêu chọc.

Buổi chiều khi Long Thiết Quân vừa rời khỏi, Nghiêm Ngọc Thành tiếp tục mở cuộc họp phân công, có người nào đó tốt bụng gọi điện tới Công xã Hồng kì, Trương Mộc Lâm và mấy vị phó chủ nhiệm nghe thấy tin biến cố động trời này, ai cũng trợn mắt há mồm kinh ngạc. Sau khi biết được tin tức cán sự Chu, một trong những cán bộ trẻ hằng ngày vốn vẫn tin phục cha lập tức vội vã lấy xe đạp, phi như bay đến Liễu Gia Sơn báo tin mừng. Cả Liễu Gia Sơn như cũng sôi sục rộn ràng. Mẹ mấy ngày nay chỉ ở trong nhà ủ rũ không đi làm ở Công xã Liên Hoa, vẫn còn bán tín bán nghi không dám tin sẽ có một việc tốt lành đến như vậy.

“Nói năng xằng bậy.”

Cha mắng tôi, nhưng nơi khóe mắt đầu mày lại ẩn chứa sự vui mừng, cha dặn mẹ tôi mau chóng sắp xếp chỗ để lái xe nghỉ chân.

Hội nghị phân công kết thúc, trời cũng đã nhá nhem tối. Ý muốn của Nghiêm Ngọc Thành là muốn cha được đón tiếp trong ngôi nhà cũ, hôm sau sẽ quay về Liễu Gia Sơn chuyển nhà. Cha nhất quyết không muốn quay lại chiêu đãi sở để thưởng thức cảm giác bị “cách ly thẩm vấn”, lắc đầu từ chối. Nghiêm Ngọc Thành cũng không miễn cưỡng ép buộc.

Bây giờ cha đã là phó chủ nhiệm thứ nhất của Ủy ban Cách mạng huyện, phó chủ nhiệm chuyên phụ trách công tác hậu cần của Ủy ban Trần Tụng Hoa hiển nhiên muốn nịnh bợ một phen. Chỗ dựa của hắn là Trịnh Hưng Vân đã bị điều ra huyện Hướng Dương, việc bản thân mờ chờ được đến Cục giao thông huyện tiếp nhận chức Cục trưởng cũng bị vỡ lở. Lúc này đã sắp xếp một chiếc xe jeep tới đưa cha trở về Liễu Gia Sơn, còn dặn dò tài xế ở lại Liễu Gia Sơn qua đêm, để tiện hôm sau đón chủ nhiệm Liễu trở về huyện chính thức nhậm chức. Ở cơ quan lăn lộn đã bao nhiêu năm nay, Trần Tụng Hoa quả là một người biết điều.

Tài xế theo sau cha vào trong nhà, vội vàng cười cười nói: “Thưa dì, không cần vội, vẫn còn sớm mà……”

Tài xế xe jeep là một người khoảng hơn 20 đến 30 tuổi, gọi mẹ tôi bằng dì ngọt xớt, chẳng chút gượng gạo ấp úng.

Lần này làm quan, cả đời phát đạt.

Tôi vốn muốn trêu chọc thêm vài câu, nhưng lại kìm nén lại không thốt ra. Làm “nha nội” (cậu ấm con nhà quyền thế) cũng có rất nhiều việc phải chú ý cẩn thận, tôi chẳng bao giờ thật sự trở thành một tên nha nội độc đoán xảo quyệt được? Giống như tiểu Cao trong “Thủy hử”, sẽ bị người đời hận chết.

Trong phòng có rất nhiều người, bác Năm, bác Bảy, đại đội trưởng Liễu Gia Sơn Nguyễn Thành Thắng cũng tới, đang ngồi đợi bố trở về.

Là người, ai cũng có lòng hiếu kỳ.

Ngoài việc chúc mừng cha, mọi người đều muốn biết, trò chơi này đã thay đổi thế nào.

Chỉ có điều, đến cả bản thân cha, cũng có chút mơ hồ. trong lòng dù cũng có phán đoán của riêng mình, nhưng chẳng biết đâu mới là chính xác. Cha hiện nay cũng là nhân vật lớn nhất nhì ở huyện, cũng biết tối kị của người làm quan là không được phỏng đoán không căn cứ, tùy tiện nói lung tung.

Những ánh mắt nhiệt tình của những người đợi nghênh đón như bác Năm, khiến cha chỉ có thể mơ hồ nói qua một chút về tình hình hôm nay ở Ủy ban Cách mạng địa khu Bảo Châu. Nhưng đối với mấy người bác Năm mà nói, thế cũng đã đủ rồi. Toàn lãnh đạo địa khu, còn có quan lớn từ Trung ương xuống đích thân tiếp kiến bố, còn việc nào vinh dự hơn nữa?

Bác Năm gật gù, thấy cha lộ chút uể oải mệt mỏi, liền đứng dậy chào hỏi rồi đôn đốc mọi người quay trở về phòng mình.

“Thôi chúng ta về thôi, Tấn Tài cũng vất cả cả ngày rồi, nghỉ ngơi sớm đi nhé….Tấn Tài, khi nào chuyển lên huyện ở?”

“Sáng ngày kia thì phải….”

Tài xế bống ngắt lời: “Chủ nhiệm Liễu, chủ nhiệm Trần Tụng Hoa đã có dặn dò, ngày mai sẽ phái một chiếc xe tải đến giúp ngài chuyển nhà.”

“Vậy thì tốt quá, Tấn Tài, đợi khi nào xe đến, tôi sẽ gọi vài người đến giúp anh chuyển đồ đạc.”

“Cảm ơn anh Năm”

“Ơn huệ gì chứ, mấy thằng cháu nhà này đều là con cháu của chú cả, bỏ chút sức lực ra thôi mà còn cần phải cảm ơn sao?”

Bác Năm thấy cha vẫn một mực thành kính trân trọng, cũng cảm thấy rất vui lòng.

Sau một hồi ồn ào, cuối cùng cũng tiễn được các vị khách ra về, tài xế đến nhà bác Năm nghỉ ngơi, cả nhà lúc này mới ngồi xuống quanh chiếc bàn nhỏ, bà ngoại cười hà hà bưng lên mấy bát mỳ, mặt trên mỗi bát mỳ nổi lên một lòng đỏ trứng, vài cọng hành hoa xanh bóng mỡ.

Tôi gắp một sợi mì, từ từ đưa vào miệng, dáng vẻ như đang suy tư gì đó.

Cha hiền từ xoa đầu tôi, cười: “Tiểu Tuấn à, con đang nghĩ gì thế?”

“Cha, cha nói cái vị phó tổ trưởng Tiền đó, từ đơn vị nào của Bắc Kinh tới vậy?”

Tổ phó tổ Tình hình Lý luận của Cục tuyên truyền Trung Ương, tên là Tiền Kiến Quân.”

Tôi dùng hết sức lục tìm trong trí nhớ, dường như có chút ấn tượng gì đó, sau khi công tác vài năm, thời kì đầu những năm 90, vị phó tổ trưởng Tiền này trở thành Thư kí Tỉnh Ủy của một tỉnh nào đó của Trung Ương. Nhưng người này tạm thời không cần nhắc đến với cha, để ông không cắt đứt sợi dây liên hệ này là được.

“Cha, quan mới nhậm chứ, trong đầu không thấy có gì mơ hồ hả bố?”

Khuôn mặt tươi cười tôi hỏi.

Mẹ sẵng giọng: “Thằng bé này, tại sao có thể nói chuyện như thế với bố. Chẳng có trên có dưới gì cả.”

Cha có chút im lặng, hẳn là cha càng ngày càng không thể đối xử với tôi như một đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch, mỗi lần bàn bạc việc gì với thầy Chu và Nghiêm Ngọc Thành, tôi đã không nói gì thì thôi, đã nói thì đều là có ý trúng.

“Phó chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng Huyện chẳng phải đã phân công rồi đấy sao?”

Cha chưa kịp trả lời, mẹ đã hỏi lại một cách kì quặc:” Tiểu Tuấn à, trẻ con như con, làm sao mà hiểu những chuyện như thế này chứ?”

“Hê hê, ngày ngày con cũng chăm chỉ học với thầy Chu, khi không có việc gì thì thầy ấy giảng cho con về những điều này, nói là bố sau này làm quan to, con phải biết nhiều một chút mới mong giúp đỡ được bố.”

Tôi tiện mồm nói khoác, mặt không biến sắc.

Mẹ cười nói: “Chu tiên sinh đúng là thần tiên, làm sao lại biết trước cha con nhất định có thể làm quan lớn chứ?”

“Thầy đương nhiên là thần tiên rồi. Thế mới chỉ hơn một năm đã chuyển từ một cán bộ hành chính, chậm rãi từng bước leo lên vị trí làm lãnh đạo lớn thứ hai của huyện Hướng Dương chứ, thêm mấy năm nữa, nhà chúng ta sợ rằng phải chuyển đến sống ở thành phố Bảo Châu rồi.”

“Thằng bé này, đừng có ăn nói hàm hồ.”

Cha trừng mắt, nhưng vẻ mặt có chút đắc ý thích thú.

“Phó chủ nhiệm của huyện phân công, cha chủ yếu phụ trách công tác tuyên truyền.”

Tôi gật gật đầu: “Cái này mới đúng.”

“Đúng cái gì mà đúng? Trịnh Hưng Vân bị điều đi rồi, ai kiểm soát cái tổ nhân sự đó cơ chứ?”

Thời gian mẹ còn làm cán bộ hành chính dài hơn cha, chắc chắn hiểu quyền lực của tổ đó là rất quan lớn.

“Chủ nhiệm Nghiêm tạm thời kiêm quản. Công việc này của tôi là do địa khu chỉ định xuống.”

Tôi cười cười: “Theo con thấy, huyện Hướng Dương hiện nay chẳng có công việc nào quan trọng hơn tuyên truyền chính trị.”

Cha gật gật đầu.

Lần được đề bạt phá cách này của ông và Nghiêm Ngọc Thành, chính là được lợi từ 3 bài viết kia. Không có tam luận “Chú trọng thực tế”, cũng không có chức phó chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng huyện của cha hôm nay.

“Cha, cấp trên lần này dựa vào ba bài viết kia cất nhắc cha và bác Nghiêm lên vị trí quan trọng, nhưng không đơn giản là chuyện trả công. Nhìn thấy sự va chạm của hai hệ thống tư tưởng là không thể tránh khỏi, hai người nổi tiếng trong giới lý luận đừng để cấp trên phải thất vọng, phải nỗ lực thể hiện bản thân.”

Dù sao cũng đã nói ra rồi, tôi liền chẳng suy nghĩ thêm gì, cần thiết phải nói cho triệt để.

Mẹ ngạc nhiên: “Đây cũng là do Chu tiên sinh dạy con sao?”

Tôi liếc nhìn mẹ: “Mẹ, mẹ cũng xem thường con trai mẹ quá rồi? Những điều này cần người khác dạy sao? Chỉ cần động não một chút là được rồi.”

Mẹ tôi vừa buồn cười vừa tức giận.

“À, bây giờ con đủ lông đủ cánh rồi, giờ còn dám nói chuyện với mẹ thế à? Coi chừng mẹ đánh vào mông đấy.”

Tôi chẳng sợ gì mấy lời này, trong kí ức của cả hai kiếp, mẹ tôi đều chẳng bao giờ nỡ động đến một ngón tay tôi.

Sáng sớm hôm sau, một chiếc xe tải to mang biển giải phóng quân do văn phòng Ủy ban Cách mạng Huyện cử tới đã ầm ầm tiến vào Liễu Gia Sơn, mấy thanh niên trai tráng khỏe mạnh nhảy xuống khỏi xe, nói là do chủ nhiệm Trần điều họ tới giúp chủ nhiệm Liễu chuyển nhà.

Mẹ đột nhiên thấy ngại.

Đồ đạc trong nhà không ít, không mấy thứ có thể chuyển đi. Đều là đồ cũ linh tinh trong nhà, ở nông thôn cũng được coi là hàng có chất lượng, lần này chuyển vào ở trong trụ sở Ủy ban Cách mạng huyện thì thật quá tồi tàn.

Cha trái lại tỏ ra khá thản nhiên. Cán bộ thời kì đó, phần lớn đều coi trọng cái thanh liêm chính trực, tất cả những kẻ tham ô phủ bại, đều là mấy con gà mấy cân thịt.

Bác Năm sớm đã gọi mười mấy thanh niên trong họ xếp hàng nghiêm trang tiếp đón.

Người nhiều sức lớn, mọi người hô hào, chưa đầy một tiếng sau đã dọn hết đồ đạc trong nhà lên xe.

“Cha, mẹ, mọi người lên ở cùng với chúng con ở trên huyện nhé, Tấn Tài và con phải đi làm, mấy đứa còn nhỏ chẳng ai chăm sóc cả.”

Tối hôm qua, mẹ tôi đã làm công tác động viên cho bà ngoại ông ngoại tôi như vậy, nhưng dù thế nào hai cụ vẫn khó rời xa quê hương, lại lo lắng cho cậu tôi, nên đều lắc đầu từ chối, nói là không quen lối sống trên thành phố, sống ở quê tự do thoải mái quen rồi.

Hôm nay, mẹ tôi không nhịn được lại nhắc lại vấn đề cũ.

Ông ngoại cười: “Các con cứ đi trước, đợi một thời gian nữa chúng ta sẽ tới thăm các con.”

Bà ngoại lau giọt nước mắt, ôm hôn tôi mãi, rồi lại lưu luyến không nỡ nhìn tôi lên xe jeep.

Những người thân trong Liễu Gia Sơn nghe tin cũng lần lượt kéo tới chia tay, vài người họ hàng thân thích khá gần gũi còn đem tặng cả trứng gà, thịt rang. Cha liên tục cảm ơn, nói nhận tấm lòng mọi người là được rồi, còn các quà tặng thì nhất quyết không thể nhận được.

Khi xe jeep từ từ chuyển động, già trẻ đến tiễn đã lên tới hơn 2 trăm người. nhìn qua cửa kính xe, nhìn những khuôn mặt thân thương chất phác, người kiên cường như cha cũng không nhịn được, hai vành mắt đỏ lên như sắp khóc. Ba bà chị của tôi lại càng khóc dữ hơn.

Trong lòng tôi cũng có gì đó lưu luyến không nỡ rời xa, chỉ là tâm lý của tuổi bốn mươi đã làm cho tôi sớm đã quên mất hương vị của những giọt nước mắt.

Còn nhớ khi còn nhỏ, từ khi tôi hơn 7 tuổi đầu đã rời Liễu Gia Sơn lên huyện đi học, ngày ngày trôi qua mỗi lần nghỉ đông, bố mẹ tôi không còn rảnh lo lắng chăm sóc nữa, mấy chị em chúng tôi vẫn quay về Liễu Gia Sơn ở lại.

Lần rời xa này, có chút gì không giống thế, viễn cảnh tươi đẹp được đi Hướng Dương huyện làm nha nội đã làm phai nhạt ít nhiều nỗi sầu ly biệt.

Xe tải tới trụ sở của Ủy ban Cách mạng huyện, đã gần trưa.

Trụ sở của Ủy ban Cách mạng huyện nằm ở thị trấn Hướng Dương núi Thanh Sơn, lúc đó còn là khu vực khá hẻo lánh. Thị trấn Hướng Dương không lớn lắm, ước chừng không vượt qua 4 dặm vuông, là một thị trấn nhỏ điển hình một phần của tỉnh trong đất liền, nhân viên khá đông đúc, khu vực tương đối phồn hoa là khu cũ trước giải phóng sớm đã tồn tại ở đây.Nhưng đường xá ở đây cũ và nhỏ hẹp, kiến trúc nhà cửa xây dựng vẫn còn lộn xộn. Năm 1953, khi xây dựng huyện, trụ sở chính phủ huyện Huyện Ủy không thể xây dựng ở trên con phố cổ, nên mới xây dựa vào góc tây bắc chân núi Thanh Sơn. Do bước đi phát triển kinh tế không nhanh, xây dựng của huyện cũng hết sức trì trệ, 20 mấy năm sau, gần núi Thanh Sơn, ngoài xây dựng vài cái nhà làm việc cho bộ chính trị, khu buôn bán vẫn đặt trên vành đai phố cổ như trước. xung quanh núi Thanh Sơn vẫn ảm đạm như vậy.

Nhưng vì thế nên trong trụ sở của Ủy ban Cách mạng huyện cơ bản vẫn giữ được nguyên diện mạo của núi Thanh Sơn, cây xanh rậm rạp, chim chóc bay nhảy ca hát, rất có hương vị đào nguyên thoát tục, thật thích hợp để sống.

Chánh phó chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng huyện, đều sống trong Thường Ủy viện.

Thường Ủy viện ở đây, đương nhiên cũng không thể là biệt thự, mà là một căn nhà tập thể có 2 tòa nhà 3 tầng, mỗi đơn vị có 3 phòng và một phòng khách, diện tích ở khoảng hơn 90 mét vuông, bao gồm nhà vệ sinh và bếp. Phải cách vài năm sau những năm 90, những phòng ở như vậy đến thành phố nhỏ lẻ cũng chưa chắc để mắt tới. Nhưng hiện nay, trong phòng bao gồm luôn phòng vệ sinh và bếp, toàn bộ huyện Hướng Dương là một ngôi nhà độc lập, độc nhất vô nhị.

Những tòa nhà tập thể bình thường của trụ sở Ủy ban Cách mạng huyện, chính là dạng nhà ống thường gặp nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ, phòng ở dưới tầng 1 có tất cả 2 hay 3 phòng bếp và nhà vệ sinh. Trên đường đi qua dãy hành lang có một đống rác, bẩn thỉu vô cùng.

Tới đầu thế kỉ 21, đã hơi hơi giống dáng vẻ một thành phố, những căn nhà ống như vật dường như giờ chỉ còn là di tích.

Đồng thời trong lúc cha và Nghiêm Ngọc Thành nhận chức ở huyện Hướng Dương, vốn các công việc của những các phó chủ nhiệm thứ nhất, thứ hai và thứ tư ở huyện Hướng Dương trước đây đều đã được ấn định.Vương Bổn Thanh sang nhậm chức Cục trưởng Cục Công nghiệp địa khu Bảo Châu, Trịnh Hưng Vân làm Phó chủ nhiệm văn phòng Ủy Ban Cách mạng địa khu, đương nhiên quyền lực không còn bằng khi còn ở huyện Hướng Dương. Suy nghĩ tới việc điều động lực lượng cũng hàm chứa ít nhiều châm biếm, nhưng rồi như vậy cũng coi là tạm được. Thôi Tú Hòa làm Phó trạm trưởng trạm kiểm dịch vệ sinh (hưởng đãi ngộ tương đương cấp phó huyện) sự châm biếm càng thêm rõ ràng.

Sự việc xảy ra quá đột ngột, họ dường như còn chưa kịp chuyển hết đi. Do đó Nghiêm Ngọc Thành và cha tạm thời xếp ở khu nhà tập thể số 2 ở phía sau. Dù rằng diện tích sân không lớn hơn khoảng sân trước khu nhà số 1 là bao, nhưng trên mặt ý nghĩa thì hoàn toàn không giống nhau.

Trần Tụng Hoa cứ giải thích đi giải thích lại, nói là đợi khi chủ nhiệm Vương họ chuyển đi, lập tức sẽ sắp xếp cho chủ nhiệm Nghiêm và chủ nhiệm Liễu sang ở bên nhà số 1.

Nhà Nghiêm Ngọc Thành ở trong huyện, khi chuyển tới đây cũng khá tiện. Cứ theo ý của Nghiêm Ngọc Thành, vốn cũng chẳng vội dọn nhà, đợi sau khi Vương Bổn Thanh họ chuyển đi mới chuyển đến cũng chẳng muộn. Khổ nỗi vợ ông ấy Giải Anh kiên quyết không chịu, cứ đòi bằng được phải chuyển nhà ngay. Có lẽ sự giàu sang phú quý đột nhiên rơi xuống khiến Giải Anh không thể đợi thêm. Trong những chuyện nhỏ nhặt này, Nghiêm Ngọc Thành đều chiều theo ý muốn của vợ,và cũng chẳng ngăn cản gì.

Khi chúng tôi gần tới nơi, nhà họ đã gần như được sắp xếp xong hết.

Chuyển đến ở trụ sở Ủy ban Cách mạng huyện, tôi hy vọng có một phòng riêng. Đi đến nhà số 3 khu nhà 2, mới nhìn qua đã biết khó mà đạt được ước mơ. Ba phòng ở một phòng khách, ý của mẹ là mẹ và bố một gian, chị hai chị ba một gian, còn tôi ở cùng với chị cả. Chị cả năm nay đã gần tròn hai mươi bảy tuổi, cũng coi là người trưởng thành rồi. Mẹ cảm thấy chị ấy có thể thay thế mẹ chăm sóc cho tôi.

Thế nhưng tôi đã gần bốn mươi tuổi, cứ ở cùng một phòng với chị cả, quả thực có nhiều điều bất tiện.

“Mẹ, con muốn ở một mình một phòng”.

Nhưng mặc kệ cho sự việc khó khăn thế nào, cứ nêu ý kiến trước đã rồi tính sau.

Mẹ tôi lập tức phản đối bác bỏ: “Không được. buổi tối con ngủ không đắp chăn mẹ không yên tâm được.”

“Ai nói thế? Con chưa bao giờ đạp chăn ra đâu.”

“Không được là không được. Con ở cùng với Hoa Tử.”

Mắt tôi xoay vòng tròn, quay đầu về phía cha nói: “Cha, con buổi tối còn phải học tiếng anh, học tiếng nga, chị cả lại sắp phải thi đại học rồi, bọn con ở cùng phòng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau mất.”

Bố nhìn về phía tôi, tôi vội vàng thể hiện ánh mắt cầu khẩn.

“Được rồi. Cha thấy cũng có lý. Cho Hoa Tử, Diệp Tử và Tiểu Yên ở cùng một phòng, con gái ở cùng một phòng cho tiện, làm thêm một cái giường tầng là được rồi.”

Cha suy đi tính lại, nói với mẹ tôi.

May nhờ cha được lên chức phó chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng huyện, mẹ tôi cũng giữ sĩ diện cho ông, chần chừ một chút, rồi cũng miễn cưỡng gật đầu đồng ý.

Ha ha, quả là tuyệt vời! Tôi mừng rỡ thiếu chút nữa là nhảy cẫng lên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.