Trọng Sinh Trở Về Vị Trí Cũ

Chương 203




Nhưng may mà Ung Dương công chúa cũng không phải ngu ngốc hoàn toàn, nói lời này xong cũng tự giác là nói lỡ, lấy cớ ăn cá quá cay uống thêm mấy chén rượu trái cây ngọt ngào giải ngấy, gạt chuyện mình nói lỡ đi.

Nói được mấy câu, Ung Dương công chúa hứng thú mời mọi người đi ngắm lá đỏ của Phật Vân sơn.

Bây giờ mùa thu đã đến, đúng là lúc để ngắm lá đỏ, hỡn nữa nghe nói mấy ngày gần đây Phật Vân sơn có dị tượng, sau khi mưa thu, trên ngọn núi cao nhất sẽ có tầng mây như mặt Phật, có rất nhiều người nói là đã từng nhìn thấy, vì vậy gần đây các quý phụ phủ trạch kinh thành đều hẹn nhau đi xem.

- -----

Mấy ngày nay Quỳnh Nương cũng nhàn rỗi không có việc gì, phần lớn cửa hàng của mình đang ở Giang Đông, nàng lại không muốn cuốn vào phân tranh lập vị hoàng cung, vì vậy tiệc trà yến hội cũng phải lựa chọn cân nhắc, kết quả phần lớn đều không đi.

Cả ngày không ra ngoài, bụng nhỏ sắp phồng lên rồi.

Vì vậy Ung Dương công chúa vừa đề nghị, nàng liền gật đầu, hẹn Tam Vương Phi và Ung Dương công chúa ngày mai cùng đến Phật Vân sơn ngắm lá đỏ.

Cũng vừa hay là đêm nay có mưa thu, sáng sớm hôm sau mưa ngớt, đúng là thời cơ tốt để đến Phật Vân sơn xem dị tượng.

Quỳnh Nương sai người chuẩn bị guốc gỗ, áo choàng chồn nhung mỏng chống nước, còn có đồ ăn giữ ấm, bởi vì lần này lên núi còn phải dâng hương lễ Phật trong chùa trên núi nên không dẫn hai đứa trẻ bướng bỉnh trong phủ theo.

Đến dưới chân núi, Ung Dương công chúa và Tam Vương Phi cũng đã tới. Ba vị phu nhân mang theo thị vệ một hàng lên núi.

Đầu tiên các nàng ngồi nhuyễn kiệu nhỏ lên giữa sườn núi, sau đó xuống kiệu đi bộ. Đường núi xoay quanh, chín khúc tám vòng, qua mỗi một chỗ ngoặt là một cảnh.

- -----

Đã qua nửa thu, năm nay thời tiết mát mẻ không lạnh. Có lúc chuyển qua giao lộ, nghênh diện là biển hoa vô cùng rực rỡ, thuốc lá màu tím, lạc tiên màu trắng, bỉ ngạn màu đỏ, hoa lan màu lam, quyện vào với nhau, sặc sỡ huyễn lệ, như một thảm hoa tươi lớn phủ kín hai mắt, có bàn tay vàng cũng không vẽ ra được màu sắc và tình thú trong đó.

Có lúc đường mòn chật chội dần hẹp, bụi cây hai bên như muốn bổ nhào vào người, nhưng lúc chuyển qua chân núi, trước mắt rộng mở. Vẫn đang đi trên dốc cao, chỉ là bụi cây rậm rạp không phát hiện mà thôi, may mà người giữ núi nơi này đã đặt xích sắt, sợ bóng sợ gió một hồi, có thêm niềm vui leo núi.

Đi mệt rồi, nghỉ tạm trong một đình cỏ Thương Sơn, lá cây màu vàng màu đỏ trùng trùng điệp điệp, suối nước ào ạt chảy xuống, cảnh đẹp ý vui.

Ung Dương công chúa hưng phấn nói: “Người nọ không gạt ta, Phật vân sơn quả là nơi đẹp, trước kia ta lại không biết. A, mau nhìn kìa, kim luân phật quang.”

Quỳnh Nương đeo guốc gỗ cảm thấy mệt, dứt khoát không sợ ngấm nước nữa, đổi một đôi giày bông mềm, nghe Ung Dương công chúa nói vậy, ngẩng đầu lên nhìn, nàng thấy bầu trời quang đãng, trên núi Phật vân mới có mây trắng, chồng chất như hình người. Mặt trời bị mây trắng che lại, ánh mặt trời toả ra từ sau đám mây, phủ một lớp viền vàng cho mây trắng, lộ ra hình dạng mờ ảo của mặt trời sau tầng mây lơ lửng, tựa một vầng vàng.

Ung Dương công chúa cười nói: “Đây là kim luân phật quang nổi danh nhất Phật Vân sơn, nghe nói trong mười lần nhiều nhất cũng chỉ có thể nhìn thấy một lần, chúng ta có phúc khí rồi, lần đầu tiên đến đã thấy. Mau! Nghe người ta nói có một nơi ngắm phật quang thích nhất, ở đó có thể nhìn thấy mây trắng giống như Phật Tổ, đỉnh đầu có vầng sáng vàng, phật quang quanh thân lấp lánh. Người nhìn thấy có thể được Phật Tổ chúc phúc, có thề nhớ về kiếp trước, có thể sửa lại kiếp này.” Nói rồi dẫn đầu bước nhanh đi trước.

Quỳnh Nương nghe xong lời nói kiếp trước kiếp này, không biết vì sao mà bỗng không thoải mái, không muốn đi nữa. Có điều tất cả mọi người đều hứng thú bừng bừng đi theo Ung Dương công chúa, mình cũng không thề dừng bước, bèn chần chờ đuổi theo. ------

Đi tiếp mấy trăm bước, phía trước là một rừng hoa sơn trà đang nở rộ, mọi người đi theo mùi hoa sơn trà.

Lúc đầu mùi hương kia rất nhạt, càng đi vào trong rừng càng thêm nồng đậm, lấp đầy hơi thở, hương thơm ngào ngạt.

Quỳnh Nương đi tiếp đi tiếp bỗng nhận ra không đúng. Tam Vương Phi và Ung Dương công chúa cách nàng không xa lại không thấy bóng dáng nữa, nhưng có thể nghe được tiếng cười nói của các nàng ấy ở phía trước. Quỳnh Nương vội vàng đi mau vài bước, định đuổi kịp các nàng ấy, nhưng đuổi được một lúc vẫn không thấy bóng người, ngay cả tiếng cũng dần biến mất.

Quỳnh Nương có chút khẩn trương, vội xoay người nhìn thị vệ đi theo mình từ xa, nhưng phía sau yên tĩnh, thị vệ không rõ tung tích.

Quỳnh Nương hoảng hốt, nhưng nàng biết chuyện đã đến nước này, hoảng loạn càng vô dụng, hít sâu mấy hơi ép mình bình tĩnh, xoay người chậm rãi đi ngược lại, đồng thời cẩn thận quan sát con đường đã đi qua.

Đi được một lúc, Quỳnh Nương bừng tỉnh. Hoa sơn trà này thật là kỳ quái, phía đông một cây, phía tây một đám, lúc dày lúc thưa. Mà trong dày thưa hình thành vô số đường nhỏ, đi vào trong đó, nếu không thể đi theo, chỉ sợ lạc nhau, không biết sẽ đi đến đâu.

Đây… phảng phất như trận âm dương bát quái trong những tiểu thuyết kì dị đó, mê hoặc người không tìm thấy lối ra.

Lúc nàng quyết định dừng bước không đi nữa, để đám người tới tìm, đột nhiên một bàn tay to vươn ra từ trong cây hoa trà rậm rạp, cầm chặt lấy cổ tay nàng, kéo nàng một mạch đi về phía trước.

Quỳnh Nương chưa nhìn thấy người mà đã ngửi thấy mùi, khác với mùi thơm nồng đậm bốn phía, người nọ lại có mùi tanh. Liếc mắt một cái, trên mặt trên cổ bàn tay người nọ tràn đầy vết đốm lớn nhỏ, có nhợt nhạt, có đỏ bừng, có đen nhánh, có khô quắt như lá khô, rủ xuống trên mặt, lộ ra thịt non đỏ như máu bên trong, tuy Quỳnh Nương can đảm hơn người nhưng cũng sợ tới mức chảy một thân mồ hôi lạnh.

Gương mặt người này dữ tợn, nhưng Quỳnh Nương thấy ngoại hình này luôn có cảm giác quen thuộc. Cẩn thận nghiền ngẫm, đột nhiên ngộ ra người này là Thượng Vân Thiên biến mất ở Giang Đông một khoảng thời gian chưa từng xuất hiện.

Bất kể là kiếp trước hay kiếp này, Thượng Vân Thiên đều có khí chất thư sinh hiền hậu, tuy tướng mạo không tính là tuyệt đỉnh nhưng ánh mắt hờ hững, dáng vẻ không màng hơn thua có một loại khí chất làm lòng người tin phục, bây giờ hẳn là độ tuổi tốt nhất, không ngờ lại có dáng vẻ không người không quỷ như vậy. ------

Mấy năm gần đây Thượng Vân Thiên cũng khổ không nói nổi, Lang Vương vẫn luôn ngầm phái người đuổi giết hắn.

Hắn dựa vào ký ức kiếp trước, tìm kiếm nơi đặt chân ổn thoả để ở ẩn, đáng giận lúc trước Liễu Bình Xuyên cho hắn cái bệnh đường sinh dục dày vò người nhất, hắn lại không tiện tìm kiếm hỏi thăm danh y chẩn trị, chỉ dựa vào bản thân thì không thể trị tận gốc nên biến thành dáng vẻ bây giờ.

Bây giờ điều hắn mong muốn nhất là mau kết thúc cuộc đời này, tất cả bắt đầu lại từ đầu.

Quỳnh Nương đâu chịu để hắn tóm, lập tức duỗi chân muốn đá hắn.

Nhưng lúc vào lúc này, một hoà thượng khô gầy đột nhiên xuất hiện trước mắt nàng, đâm một cây kim dài vào sau gáy nàng, Quỳnh Nương cảm thấy thân mình mềm nhũn, tê liệt ngã xuống đất.

Thượng Vân Thiên vội vàng nói với hoà thượng khô gầy: “Đại Di pháp sư, đề phòng ngừa người khác tìm tới, mau chóng làm đi.”

Quỳnh Nương nhìn Đại Di hòa thượng, trong lòng cả kinh, tướng mạo của Đại Di hòa thượng giống Thương Hải đại sư bảy phần.

Nghĩ đến lần trước ở trong Hoàng Tự, Thương Hải đại sư mời nàng đến nói về nhân quả dây dưa của nàng và Lang Vương, lúc đó Quỳnh Nương đã ngạc nhiên vì Thương Hải đại sư gầy đến nỗi thoát tướng.

Bây giờ nhìn Đại Di trước mắt, Quỳnh Nương hít hà một hơi, rốt cuộc năm đó lần gặp mặt cuối cùng nàng gặp Thương Hải đại sư hay là Đại Di hòa thượng?

Quỳnh Nương thân không thể động, nhưng miệng thì có thể nói, nàng hít vào một hơi, quyết định thử một chút, bèn hỏi: “Xin hỏi… Lần trước gặp ở Hoàng Tự, dây dưa hận cũ kiếp trước theo như lời đại sư, là thật hay giả?”

Đại Di hòa thượng mỉm cười âm trầm, cảm thấy mình không cần dấu diếm nữa, bèn nói: “Nữ thí chủ đúng là người thông tuệ, khó trách có thể có cơ duyên lớn thế này, lời nói hôm đó có bảy phần thật, ba phần giả, còn cái nào là thật cái nào là giả thì bần tăng lại không thể để lộ, chỉ có thể để nữ thí chủ tự suy nghĩ.”

Thương Hải vân du bốn biển, ông ta vâng mệnh Nhị hoàng tử đến Hoàng Sơn giả dạng thành sư huynh, đã lừa được tiểu đồng tử trông núi, cũng lừa được Quỳnh Nương.

Lúc ấy ông ta dùng dị thuật giang hồ lấy đĩa ngọc làm dị tượng luân hồi, đó là muốn cho Quỳnh Nương sợ hãi, rời xa Lang Vương, phụ thuộc vào nhị điện hạ.

Ông ta trợ lực nhị điện hạ đăng cơ rồi, số mệnh của nhị điện hạ là mệnh thiên long, rất có lợi với ông ta.

Không ngờ nữ tử phúc duyên dày nặng này lại không tin tà, một mạch theo thiên sát cô tinh Lang Vương kia, cuối cùng làm người thắng cuối cùng kiếp trước là nhị điện hạ thua triệt để ở đời này.

Đại Di hòa thượng cảm thấy có lẽ mệnh cách của Quỳnh Nương còn có phúc duyên dày nặng hơn chân long thiên tử, vì vậy ở ẩn mấy năm, làm chuyện này với Thượng Vân Thiên.

Quỳnh Nương bị đẩy vào một sơn động, Liễu Bình Xuyên bố trí pháp đàn quay đầu lại, trong ánh nến lập loè, ả ta cười âm u với Quỳnh Nương: “Tỷ tỷ, không bao lâu nữa, chúng ta sẽ sống lại đời sau rồi…”

Lại nói hôm nay Lang Vương hạ triều sớm hơn mọi ngày, xuất cung rồi cưỡi ngựa chạy đến Phật Vân sơn, chuẩn bị đón Quỳnh Nương về phủ.

Còn chưa đến chân núi đã nhìn thấy một thị vệ bảo hộ Quỳnh Nương mồ hôi đầy đầu đang phi nhanh đến, thỉnh thoảng dùng roi ngựa dùng sức quất mông ngựa, đánh tuấn mã dưới thân hí vang.

Lang Vương cả kinh, vội vàng giữ thị vệ lại, hỏi đã xảy ra chuyện gì, bây giờ Vương phi thế nào?

Thị vệ nhìn thấy Lang Vương, vội vàng nói: “Vương gia, thuộc hạ thất trách… Ti chức lạc mất tung tích của Vương phi trên núi, hình như là có kẻ gian dùng trận pháp mê hoặc, con đường đó rất quái dị, nhất định là có người nhân cơ hội bắt Vương phi đi rồi. Ti chức vốn muốn xuống núi gọi người cẩn thận lục soát khắp núi, không ngờ gặp được Vương gia ở đây, bọn họ vẫn đang truy tìm trong trận…”

- -----

Không đợi hắn nói xong, Lang Vương nghe vậy kinh hãi, thúc giục chiến mã, toàn lực chạy đến Phật Vân sơn. Đến dưới chân núi Phật vân sơn rồi Lang Vương cũng không ngừng bước, cưỡi chiến mã xông lên núi như một cơn gió.

Đường núi nhỏ hẹp, còn có vài đường mòn trên dốc núi, thấy Lang Vương quất ngựa bay nhanh như không muốn sống nữa, thị vệ theo sát phía sau căng thẳng đến nỗi gương mặt biến dạng, sợ ngộ nhỡ Lang Vương bị trọng thương, thậm chí rơi xuống khỏi vách núi, nhưng lại không dám kêu to, e sợ sẽ làm Lang Vương phân tâm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.