Trở Về Năm 1981

Chương 12




Chiều tối hôm đó, chú trưởng thôn bắc loa gọi mọi người trong thôn đến hội trường chia cá, nhân tiện chia luôn s

tiền bán hồng trên thị trấn hôm qua, mọi ngươi đều vui vẻ vô cùng.

Thời buổi này người dân nông thôn muốn kiếm được chút tiền quả thực chẳng phải chuyện dễ dàng gì, làm ruộng cả năm cũng chỉ thu hoạch được bấy nhiêu lương thực, nộp thuế xong thì số còn lại cũng chỉ đủ ăn, đâu còn gì có thể bán lấy tiền được nữa. Tuy tiền bán hồng tổng cộng cũng chỉ có tám, chín mươi đồng, chia mỗi nhà chỉ có dăm ba đồng mà thôi, nhưng mới như vậy thôi đã khiến mọi người mừng rỡ lắm rồi. Đặc biệt là chú trưởng thôn và chú Ba - đại diện cho thôn lên thị trấn bán hồng, được nhận hai đồng tiền công và tiền ăn uống, họ đều mừng đến nỗi không khép miệng lại được.

Bởi vì Lưu Giang ăn cơm ở nhà tôi, nên lúc chia cá, chú ởng thôn đã tính cho nhà tôi hai đầu người. Mọi người đều không có ý kiến gì, còn nói hôm nay Lưu Giang đã góp rất nhiều công sức. Ngoài ra, chú trưởng thôn còn chia một đồng cho tôi, coi như là tiền công tôi giúp đỡ mọi người trong thôn tìm được đầu ra cho hàng hóa.

Tuy tôi cũng chẳng để tâm tới một đồng này cho lắm, nhưng vẫn vui vẻ nhận, dù sao cũng coi như tôi đã có đóng góp nhất định cho sự phát triển của Trần Gia Trang rồi. Tiểu Minh Viễn đứng bên cạnh nhìn tôi, có vẻ còn vui hơn tôi. Thằng bé này tuổi còn nhỏ mà đã biết tác dụng của tiền rồi hay sao?

Buổi tối, nhà nào nhà nấy đều nổi lửa nướng cá, khắp thôn tràn ngập mùi cá thơm lừng. Duy có nhà tôi là ngoại lệ, món chính trong bữa t hôm nay chính là cá chạch.

Tôi rửa sạch cá chạch rồi cắt thành những đoạn dài bằng đốt ngón tay, ướp muối một lúc, sau đó bỏ hết vào chảo rán. Khi rán, mùi thơm của chạch lan tỏa khắp nhà, giống như những chiếc móc câu, có thể kéo lũ sâu thèm ăn trong lòng mỗi người ra ngoài. Bụng của Lưu Giang bắt đầu sôi lên ùng ục, Tiểu Minh Viễn thì nằm bò bên bếp mà chóp chép miệng không ngừng.

Sau khi chạch chín và được vớt ra, trong chảo phải còn chừng một thìa dầu lớn, tôi bèn đổ hết chỗ hành, gừng, tỏi đã thái sẵn vào xào. Đợi khi có mùi thơm tỏa ra, tôi lại bỏ chỗ cá chạch vừa vớt ra vào xào chung, sau đó cho thêm ít rượu gia vị, vậy là món ăn đã hoàn thành. Khi đĩa thức ăn vừa được bưng lên bàn, hai cánh tay một lớn, một nhỏ đã lập tức thò tới nhón.

Đến khi chúng tôi chính thức ăn cơm, cá chạch trong đĩa chỉ còn lại chừng một nửa. Có điều, lúc này ba người chúng tôi đều đã lưng dạ. Đại Hà ở nhà kế bên có lẽ cũng đã ngửi thy mùi thơm, bèn bế theo đứa em gái Yên Tử mới hai tuổi tới gõ cửa, vừa vào nhà liền ra sức hít lấy hít để. Tôi vội vàng lấy cho nó hai đôi đũa, bảo nó và Yên Tử cùng ngồi xuống ăn cơm.

Hai đứa bé vừa mới ngồi xuống, chú Ba và thím Ba cũng tới nhà tôi, còn chưa vào cửa đã đứng ngoài sân lớn tiếng nói: “Tuệ Tuệ, nhà cháu nấu món gì thế, cả thôn đều ngửi thấy mùi thơm rồi đây này, đúng là thơm đến lạ!”

Tôi vội vàng mời hai chú thím vào nhà, đưa cho mỗi người một đôi đũa, để họ có thể thưởng thức tài nấu nướng của tôi.

Có thêm mấy người giúp đỡ, nửa đĩa cá chạch còn lại nhanh chóng bị tiêu diệt sạch, chú Ba vừa ăn vừa lớn tiếng khen: “Vẫn là Tuệ Tuệ biết cách ăn, chứ nếu là những người thô kệch như bọn chú, chỉ biết đám cá chạch này tanh đến lợm người, đâu có nghĩ là nếu nấu đúng cách thì lại ngon như vậy.”

Tôi vội vàng nói: “Nếu chú Ba thích, lát nữa chú hãy mang một chậu về, dù sao chỗ cháu vẫn còn nhiều lắm.”

Chú Ba còn chưa nói gì, thím Ba đã lên tiếng từ chối ngay: “Đừng, đừng, đừng, cái thứ này cũng chỉ có nhà cháu làm được thôi. Nhìn lớp mỡ bên dưới cái đĩa này này có thể xào được bao nhiêu thức ăn chứ, hũ mỡ lợn nhà thím còn định để đến năm mới dùng đãi khách đấy. Nếu học theo cháu, chắc chưa đợi được đến năm mới thì đã hết sạch cả rồi.”

Sau cuộc đánh đấm hôm trước, Tiểu Minh Viễn và Lưu Giang không những không trở mặt với nhau, ngược lại còn trở thành một cặp đồng chí cách mạng, quan hệ tốt đến quá mức.

Cuộc sống cứ từng ngày trôi qua như vậy, vốn cho rằng chẳng được mấy hôm Lưu Giang sẽ gào khóc đòi quay về nhà, nhưng ngoài dự liệu của tôi, cậu sinh viên đại học về nông thôn này không ngờ lại nhanh chóng trở nên thân thiết với các bà con hàng xóm xung quanh. Chưa đầy nửa tháng, cậu ta đã có thể tán gẫu với mọi người bằng thứ tiếng phổ thông pha thêm chút giọng địa phương. Hóa ra sinh viên đại học trong thời buổi này đều là cục cưng của ông trời thật, chỉ số thông minh đúng là cao quá thể!

Trong tháng Chạp trời đổ tới mấy trận tuyết lớn, khắp thôn đều bị tuyết trắng bao trùm. Đưa mắt nhìn, chỉ thấy một mảng màu trắng mênh mang, tinh khôi mà thuần khiết.

Thật sự đã đến lúc phải ở nhà ngủ đông rồi.

Cô nàng miền Nam tôi đây cũng là lần đầu tiên được trải qua mùa đông của miền Bắc. Trong nhà có giường lò sưởi ấm thì còn đỡ, nhưng chỉ cần bước chân ra khỏi cửa, những cơn gió lạnh đến thấu xương kia sẽ giống như những lưỡi dao luồn sâu vào da thịt tôi, không nơi nào là không có.

May mà mùa đông tôi cũng không cần phải ra ngoài làm gì, phần lớn thời gian đều ngồi trên giường lò chơi mấy trò chơi dành cho trẻ con với Tiểu Minh Viễn. Nhưng có một chuyện khiến tôi hết sức buồn bực, đó là thằng bé này chẳng hề đáng yêu như những đứa trẻ ba tuổi khác.

May mà có Lưu Giang, trời mùa đông giá lạnh thế này, cậu ta vẫn dẫn Tiểu Minh Viễn cùng đi đắp người tuyết và đánh trận giả với lũ trẻ con trong thôn, đến khi mồ hôi đầm đìa mới quay về nhà.

“Ngày mai chú Xa Lão Bả Thức và anh Thiết Thuận sẽ lên núi đi săn.” Lưu Giang xiên một miếng thịt kho tàu lên, cắn một miếng lớn, rồi hài lòng gật đầu, chóp chép miệng, sau đó mới nói tiếp: “Tôi đã nói với họ rồi, ngày mai sẽ dẫn Minh Viễn cùng đi, chắc phải mấy ngày nữa mới về nhà được.”

“Đi săn ư?” Tôi ngây người ra, sau đó lập tức ngoảnh đầu sang nhìn Tiểu Minh Viễn. Thằng bé chột dạ cúi đầu xuống nhưng rồi lại nhanh chóng ngẩng đầu lên, hấp háy đôi mắt to tròn đen láy, khuôn mặt tràn đầy vẻ mong chờ.

Thấy tôi không nói năng gì, cả Lưu Giang và Tiểu Minh Viễn đều nhạy cảm phát giác ra điều gì đó không bình thường

Lưu Giang cũng biết điều, cúi gằm mặt xuống im thin thít. Tiểu Minh Viễn thì khép nép bỏ đôi đũa xuống, đưa tay kéo tay tôi, khuôn mặt tràn đầy vẻ bất an và lo lắng, nhỏ giọng nói: “Cô ơi, cô đừng giận mà, cháu không đi nữa được không?”

Tôi vẫn không nói gì, liếc nhìn Lưu Giang, Lưu Giang vội vàng giơ cao hai tay lên, làm bộ đầu hàng: “Được rồi, tất cả đều là lỗi của tôi, cho tôi nhận sai, thế đã được chưa vậy?”

“Vậy cậu nói xem, cậu sai ở chỗ nào?” Tuy tôi đang nói với Lưu Giang, nhưng mắt thì lại nhìn Tiểu Minh Viễn, khiến nó càng trở nên bất an hơn.

Lưu Giang dở khóc dở cười, chắc đã rất nhiều năm rồi cậu ta chưa phải nhận sai với người khác như vậy, có điều thấy sắc mặt tôi lúc này quả thực khó coi, cậu ta chỉ đành khẽ ho hai tiếng, thu nụ cười trên mặt, nghiêm túc nói: “Tôi… Tôi không nên có ý định mang Tiểu Minh Viễn lên núi đi săn. Nó… Nó còn quá nhỏ. Hay là, ngày mai tôi không đưa nó đi nữa nhé?”

“Cô ơi, ngày mai cháu không đi nữa, thật đấy!”

Tôi cảm thấy giọng nói của Tiểu Minh Viễn đã hơi run rẩy, trái tim lập tức mềm lại, khuôn mặt cũng không cách nào tỏ ra nghiêm khắc được nữa. Đưa tay xoa nhẹ mái tóc mềm mại của thằng bé, nghiêm túc nói: “Không phải là cô cố chấp không cho cháu lên núi, nhưng hôm nay cháu làm như vậy là không được. Nếu đã muốn đi, tại sao không bàn bạc trước với cô một tiếng mà đã quyết định rồi? Chúng ta là người một nhà, dù là chuyện nhỏ hơn nữa thì cũng nên bàn bạc với nhau trước rồi mới được quyết định, biết chưa?”

Đôi mắt Tiểu Minh Viễn đỏ lựng cả lên, ra sức gật đầu: “Cô, sau này cháu nhất định sẽ không như vậy nữa.”

“Được rồi, vậy ăn cơm tiếp đi!” Tôi cũng không muốn làm không khí trở nên quá nặng nề, nó đã biết nhận sai như vậy, cũng không cần thiết phải nhắc đi nhắc lại chút chuyện cỏn con này làm gì. Nhưng vấn đề là, rốt cuộc tôi có nên cho nó lên núi không đây?

Suốt đêm hôm đó, tôi ra sức ngiền ngẫm vấn đề này.

Buổi tối Tiểu Minh Viễn ngủ không ngon, hai bàn tay cứ nắm chặt lấy cổ áo tôi không buông, còn ra sức kéo vào lòng nó. Tôi cho rằng nó lạnh, liền đưa tay sờ thử người nó, thấy sau lưng đã đầm đìa mồ hôi.

“Cô ơi…” Nó mơ mơ màng màng gọi tôi một tiếng.

Tôi cho rằng nó đã tỉnh, vội vàng ngồi dậy thắp nến lên. Đến khi ánh nến lờ mờ chiếu lên khuôn mặt nó, tôi mới phát hiện thằng bé vẫn ngủ say, khuôn mặt đã bắt đầu trở nên tròn hơn trước, cái miệng thì chúm chím. Không biết nó đang nằm mơ những gì, đôi hàng lông mày hơi cau lại, dáng vẻ hết sức nghiêm túc.

“Ngoan nào!” Tôi thổi tắt nến, ngáp dài một cái rồi tiếp tục rúc mình vào trong chăn, đưa tay ôm thằng bé vào lòng, dịu dàng nói: “Cô sẽ luôn ở bên cháu…”

Ít nhất… là cho tới khi cháu trưởng thành…


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.