Tình Định Duyên Khởi

Chương 40: Xoáy nước




Sau khi bàn luận xong, mọi người quyết định sẽ dùng hết số bạc trên người ra thành mua lương thực, y phục và những đồ cần thiết khác chuẩn bị lên đường tới thôn Ngân Thủy cứu trợ.

Ông chủ Giải không muốn họ rời đi liền níu kéo, nói:"các vị tiên nhân hay là ở lại chỗ chúng ta vài hôm nữa rồi hãy đi, ta sẽ không lấy thêm tiền đâu."

Lãnh Kình Thiên trả lời:"đa tạ ý tốt của ông chủ Giải! Nhưng chúng ta không thể cứ ở đây mãi được, tai họa Thành Chung Liên đã diệt trừ xong, bây giờ chúng ta phải đến thôn Ngân Thủy cứu trợ cho người dân nơi đó, cáo từ!"

Ông chủ Giải không nỡ để họ đi, nói:"các vị rời đi đột ngột như vậy, người dân nơi đây chắc chắn sẽ trách ta không nói với họ, ta ta...."

Lãnh Kình Vũ trả lời:"ông cứ việc bảo với bọn họ là chúng ta có việc gấp cần phải rời đi ngay, ông không kịp thông báo với bọn họ thì chúng ta đã rời đi rồi."

Ông chủ Giải không thể cản họ được đành bất lực để họ rời đi, nói:"vậy các vị tiên nhân đi đường nhớ cẩn thận! Khi nào có thời gian rảnh thì hãy tới đây thăm quán ta, lần sau ta nhất định sẽ không lấy tiền của các vị."

Lãnh Kình Thiên trả lời:"được! Lần sau chúng ta sẽ đến quán ông chơi cho đã."

"Được được! Ta đợi các vị quay trở lại."

Mặc Chiêu nói:"chúng ta mau đi thôi đừng để chậm trễ, người dân nơi đó đang đợi chúng ta tới, ông chủ Giải! Cáo từ!"

Mọi người cùng lần lượt cáo từ ông chủ Giải rồi rời đi ra chỗ một con thuyền lớn.

"Các vị tiên nhân đi đường nhớ phải cẩn thận! Ta đợi các vị quay trở lại Thành Chung Liên một lần nữa!"

Mọi người cùng đi lên thuyền, trên thuyền chứa rất nhiều đồ đạc mà họ đã mua để hết vào bên trong, còn mọi người cùng ngồi bên ngoài ngắm cảnh, Phùng Đình Phong không muốn nhưng cũng phải nhịn nhục đi theo.

Thuyền bắt đầu di chuyển, mọi người cùng ngồi ngắm nhìn phong cảnh đẹp trước mắt.

Lãnh Kình Vũ nói:"đây là lần đầu tiên ta đi thuyền, cảm giác thật mát mẻ, thoải quá."

Lãnh Kình Thiên trả lời:"ta cũng thế! Thích thật!"

Tử Chân vui vẻ nói:"đệ cũng thế! Cảm giác ngồi trên thuyền thật sự rất thoải mái."

Trần Quý nãy giờ rốt cuộc cũng lên tiếng, nói:"thật xin lỗi vì đã làm phiền tới các vị tiên nhân! Thảo dân rất lấy làm hổ thẹn."

Mặc Chiêu trả lời:"không sao đâu! Ngươi đừng nói thế! Cứu giúp người dân hoạn nạn là trách nhiệm của tiên môn chính phái chúng ta, ngươi không cần phải lấy làm hổ thẹn."

Lãnh Kình Thiên cũng trả lời:"phải đấy! Là nam nhi thì phải cứng rắn ngẩng đầu lên cao chứ đừng mãi cúi đầu nhìn xuống đất như thế."

Trần Quý rất cảm kích bọn họ, cười nói:"đa tạ các vị tiên nhân không chê trách! Thảo dân nhất định sẽ không bao giờ quên ơn của các vị tiên nhân đã cứu giúp."

Lãnh Kình Vũ xua tay cười lớn nói:"không cần khách khí! Cũng nhờ thế mà ta mới được đi thuyền thoải mái như vậy, thật là sảng khoái."

"Các vị! Thuyền sắp sửa rời khỏi khu vực Thành Chung Liên rồi! Con sông phía trước có lẽ hơi khó đi một chút, lát nữa các vị hãy nhớ bám chặt vào thuyền kẻo xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn." ông lão chèo thuyền nói.

Mặc Chiêu cười trả lời:"được! Xin hỏi vị lão bá này đã làm nghề chèo thuyền được bao nhiêu năm rồi?"

Ông lão chèo thuyền vui vẻ đáp:"lão đây làm nghề này tới nay cũng gần sáu mươi năm rồi!"

Lãnh Kình Thiên ngạc nhiên nói:"sáu mươi năm? Ta đây thật sự rất bái phục lão bá!"

Ông lão chèo thuyền cười lớn trả lời:"có gì đâu mà phải bái phục ta, chỉ là làm việc kiếm chút tiền để mưu sinh sống qua ngày thôi mà."

Phùng Đình Phong không nhịn được tò mò hỏi:"xin hỏi lão bá làm nghề này có thường gặp chuyện gì gây khó khăn trắc trở không nhỉ?"

Lãnh Kình Vũ khó chịu quay qua nhìn hắn hỏi:"Phùng công tử hỏi gì lạ vậy?"

Phùng Đình Phong khinh bỉ đáp:"ta tò mò muốn biết nên mới hỏi thử, có gì mà lạ chứ?"

Ông lão chèo thuyền vui vẻ kể:"lúc trước ta thường xuyên chèo thuyền chở khách trong khu vực Thành Chung Liên, hầu như cũng không có chuyện gì gây khó khăn. Một hôm vì muốn kiếm thêm ít tiền nên ta mới làm liều chèo thuyền đi xa khu vực Thành Chung Liên, lúc đó không may gặp phải xoáy nước xém chút nữa là ta đã chôn mình dưới nước luôn, hên là lúc đó xoáy nước chỉ nổi lên một chút rồi lại biến mất, cũng nhờ đó mà ta mới có thể sống sót tới tận bây giờ, dần dần đi nhiều lần ta cũng thấy quen, những xoáy nước ấy chỉ xuất hiện đúng một chỗ cố định, chỉ cần né nó ra là có thể thuận lợi chèo thuyền đi qua."

Lãnh Kình Thiên nghe vậy cũng thấy hơi lo, nói:"hóa ra đi thuyền cũng gặp nguy hiểm."

Ông lão chèo thuyền trả lời:"thật ra bây giờ đi đâu cũng có thể gặp nguy hiểm, chỉ là không biết sớm hay muộn mà thôi. Có điều những xoáy nước này chỉ xuất hiện đúng một lúc rồi lại biến mất, người dân nơi đây cũng xem đó là chuyện thường tình."

Ông lão chèo thuyền chỉ tay về phía trước, nói tiếp:"các vị! Phía trước chính là điểm xoáy nước thường hay xuất hiện, thuyền sẽ hơi run chuyển mạnh một chút, các vị nhớ hãy bám chắc vào thuyền cẩn thận."

Thuyền càng lúc càng tiến lên phía trước, từ xa có thể nhìn thấy được vài xoáy nước lớn nhỏ đang ở cố định một chỗ.

Đi được một lúc không may bị một xoáy nước lớn bỗng nhiên xuất hiện trước đầu thuyền, ông lão chèo thuyền trở tay không kịp liền bị cuốn vào.

"Các vị hãy bám chắc thuyền cho cẩn thận! Một lúc rồi xoáy nước sẽ biến mất nhanh ngay thôi!"

Ông lão dùng sức cố gắng chèo để sao cho thuyền trụ vững giữa xoáy nước không bị lật.

Mọi người cùng bám chắc vào thuyền, do trên thuyền chứa khá nhiều đồ đạc khiến cho chỗ ngồi của mọi người có hơi chật chội, thuyền lại chuyển động quá mạnh, chỉ mỗi mình Triệu Hinh Tịnh là nữ nhi không thích bị những người khác động chạm da thịt nên vô tình không bám chắc liền bị ngã xuống thuyền.

"Hinh Tịnh!" Lãnh Mạch Thần định lao xuống theo thì bị Mặc Chiêu và Tử Chân kéo lại ngay lập tức.

Mặc Chiêu quát:"huynh bị điên sao? Huynh từ trước giờ không biết bơi, huynh muốn xuống đó tìm đường chết à?"

"Hinh Tịnh! Ta không thể để nàng ấy như vậy được!"

Lãnh Mạch Thần vùng vẫy, hắn rất muốn cứu nàng nhưng chỉ biết trơ mắt nhìn nàng ngã xuống nước mà không làm gì được, cảm giác bất lực ấy lại hiện lên, cũng giống như lần ở hang động của Khỉ Tinh, rất đau lòng, rất khó chịu...

Phùng Đình Phong lập tức nhảy xuống nước cứu Triệu Hinh Tịnh, lúc này xoáy nước cũng trở nên êm dịu không còn như lúc đầu.

Triệu Hinh Tịnh được cứu lên thuyền, liên tục ho ra nước, xong rồi cũng tỉnh táo lại.

Nàng điềm tĩnh nhìn Phùng Đình Phong, nói:"đa tạ!"

Mọi người cùng thở phào nhẹ nhõm, Lãnh Mạch Thần được một phen hú vía.

Ông lão chèo thuyền nói:"các vị không ai bị sao chứ? Bây giờ thì có thể an toàn chèo thuyền tới nơi rồi."

Phùng Đình Phong đắc ý cười chế giễu nói:"cũng may là ta ra tay kịp thời, không như người nào đó chỉ biết trơ mắt đứng nhìn sợ chết không dám nhảy xuống nước, vô dụng cũng chỉ là vô dụng."

Những người khác cũng có hơi chột dạ, nhưng biết rõ người Phùng Đình Phong ám chỉ không ai khác chính là Lãnh Mạch Thần.

Mặc Chiêu tức giận nắm áo hắn, nói:"ngươi nói lại một lần nữa cho ta xem!"

Lãnh Mạch Thần buồn bã cản Mặc Chiêu lại, nói:"được rồi Kính Văn! Không cần phải chấp hắn."

Thật ra Lãnh Mạch Thần cảm thấy lời của Phùng Đình Phong nói rất đúng, hắn tự cảm thấy mình thật sự rất vô dụng, chẳng làm được gì.

Mặc Chiêu buông Phùng Đình Phong ra rồi đi tới chỗ khác ngồi một mình.

Lãnh Kình Vũ nhìn Triệu Hinh Tịnh hỏi:"muội không sao chứ?"

Lãnh Kình Thiên cũng chen vào nói:"thật có lỗi với muội! Chúng ta từ trước giờ đều không biết bơi, cũng may là muội không xảy ra chuyện gì."

Triệu Hinh Tịnh trả lời:"ta không sao! Các huynh không cần phải tự trách mình!"

Tử Chân nói:"y phục của sư tỷ ướt hết rồi, hay là tỷ cứ vào trong thuyền thay y phục khác đi kẻo bị bệnh, đệ sẽ đứng ở ngoài canh chừng cho."

"Được! Vậy làm phiền đệ!"

Triệu Hinh Tịnh vào trong thuyền thay y phục, Tử Chân đứng ở ngoài canh gác không cho ai vào.

Lãnh Mạch Thần thì đi tới ngồi cạnh Mặc Chiêu, buồn bã nhìn ra sông không nói lời nào.

Mặc Chiêu vỗ vỗ vai hắn cố tình nói lớn cho ai kia nghe.

"Cái loại bẩn thỉu đấy không xứng đáng làm cho huynh phải buồn đâu, cứ việc xem như là tiếng cẩu sủa vang tai đi."

Phùng Đình Phong nghe vậy rất tức giận, nhưng không thể làm gì được đành phải nuốt cơn tức nhịn nhục.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.