Thiếu Nữ Xinh Đẹp Chốn Khuê Phòng

Chương 8




Dịch: Trâu Lười

Thúy Nương lấy bát đựng hai cái bánh quai chèo mang sang nhà họ Chu. Chu Sưởng còn đang buồn bực trong phòng, A Kiều cũng ngồi ngẩn người trong phòng phía đông, Chu Thời Dụ đói bụng nên xuống bếp tìm bánh trung thu vẫn còn tối qua ăn tạm.

Cổng nhà họ Chu mở to, Thúy Nương đến thì thấy Chu Thời Dụ đang đứng trước của phòng bếp, cô miễn cưỡng cười chào hỏi rồi bê bánh quai chèo vào trong.

Chu Thời Dụ nghi hoặc nhìn cô.

Thúy Nương lớn tiếng nói: “Vợ tú tài cãi nhau về nhà ngoài rồi đi, lão thái thái của chúng tôi sợ tú tài và A Kiều cô nương đói nên bảo tôi mang hai cái bánh quai chèo sang.”

Chu Thúc Dụ vừa muốn nói cảm ơn thì đột nhiên phản ứng kịp, hai cái bánh chèo? Một cái cho cha, một cái cho em họ, hình như không có phần của hắn?

Chu Thời Dụ duỗi cổ nhìn đồ bên trong bát Thúy Nương bê, hắn không nghe nhầm, trong bát chỉ có hai cái!

Chu Thời Dụ ngẩn người, đây là nhà họ Chu, bà Triệu muốn giúp đỡ thì cũng nên giúp hắn và cha hắn chứ, sao lại nói một cái cho em họ?

Chu Sưởng và A Kiều đều nghe thấy giọng của Thúy Nương.

Trong nhà náo loạn thế nào cũng được nhưng đối ngoại vẫn phải chú ý. Chu Sưởng nhanh chóng ngồi dậy thay quần áo.

A Kiều đã dậy từ lâu rồi nhưng cô không muốn ra ngoài đối mặt với bác trai. Bây giờ cô không lo được những chuyện kia, ra ngoài tiếp đón Thúy Nương trước đã rồi tính sau.

Thúy Nương liếc mắt liền nhìn thấy vành mắt đỏ ửng của cô, thiếu nữ xinh đẹp mềm mại bị Kim thị bắt nạt đến mức này, Thúy Nương thật sự đau lòng.

“Chị A Kiều đói bụng không? Đây là bánh quai chèo em chiên sáng nay đó, chị ăn thử đi, lão thái thái của chúng em cũng rất thích ăn bánh này.” Thúy Nương bê bát chạy chậm đến trước mặt A Kiều rồi chọn cái bánh to nhất cho cô.

A Kiều không muốn ăn nhưng vẫn nhận bánh quai chèo, cô ngại ngùng nói: “Bởi vì chị mà bác và mợ mới náo loạn một trận, để mấy người chê cười rồi.”

Thúy Nương bĩu môi, cô nhỏ giọng nói: “Chị không cần giải thích đâu, chúng ta đều nghe rõ mọi chuyện, lão thái thái của chúng ta keo kiệt như vậy cũng thương chị, quan gia cũng bảo em mang bánh quai chèo sang cho chị và Chu tú tài, không cho anh họ của chị ăn.”

A Kiều kinh ngạc: “Quan gia nói như vậy thật sao?”

Thúy Nương gật đầu, thấy Chu Sưởng đi từ trong nhà ra, Thúy Nương nháy mắt với A Kiều rồi tiếp tục đứa bánh cho Chu Sưởng.

Việc xấu trong nhà ầm ĩ đến mức hàng xóm đều biết, Chu Sưởng cực kỳ khó xử. Nhận bánh quai chèo, ông dặn Thúy Nương chuyển lời cảm ơn với lão thái thái, ngày khác thích hợp sẽ đến nhà cảm ơn.

Thúy Nương không muốn nói nhiều với ông nên nhận lời qua loa rồi bê cái bát không về.

Thân phận của Chu Sưởng vẫn còn đó, A Kiều tiễn Thúy Nương về, cô quay người thấy bác trai vẫn đứng trong sân, lòng cô cũng khó chịu. Cô cúi đầu đi qua nói: “Bác, đều do cháu không tốt, cháu…”

“Không liên quan gì đến cháu, nhà của bác chính là nhà của cháu, cháu yên tâm ở đây đi.” Chu Sưởng vỗ vai cháu gái rồi nở nụ cười hiền từ. Ông chỉ vào bánh quai chèo trong tay A Kiều nói: “Cháu ăn đi, sáng nay chúng ta phải dựa vào người tiếp tế, mấy ngày nữa còn phải phiền Kiều Kiều xuống bếp nấu cơm cho bác ăn.”

Mấy ngày nữa?

Vợ chồng cãi nhau, vợ về nhà mẹ đẻ. Nếu bác trai càng kéo dài chuyện này thì càng phiền phức.

A Kiều khuyên thật lòng: “Bác vẫn nên đi đón mợ về nhanh đi, bác đi chậm sẽ không tiện nói với người bên kia.”

Chu Sưởng nói: “Kệ, họ thích ở bao lâu thì ở, bác không tin họ thật sự không trở lại.”

Ông nói xong thì đi vào nhà.

A Kiều bất đắc dĩ, cô muốn đi vào bếp xem buổi trưa có thể nấu cái gì nhưng lại thấy Chu Thời Dụ cầm nửa miếng bánh trung thu đứng đó. A Kiều cúi đầu không chớp mắt đi về phòng rồi chốt khóa cửa lại.

Bên nhà họ Triệu, Quách Hưng nhanh chóng mời bà mối tới, hơn nữa còn là người quen cũ.

Triệu Yến Bình không muốn gặp bà mối nên ngồi dưới mái hiên phòng phía Tây mài dao phay. Nghe thấy bà mối đến, Triệu Yến Bình dừng việc đang làm lại rồi nghiêng tai lắng nghe.

Bà ngồi vừa ngồi xuống liền cười nói với bà Triệu: “Hôm nay chị chủ động gọi tôi tới có phải là quan gia Triệu đã nghĩ thông rồi không?  Ngài ấy coi trọng cô gái nhà ai vậy?”

Bà Triệu biết cháu trai đang ngồi ở góc tường dưới mái hiên nghe hai người nói chuyện nên bà không dám phàn nàn cháu trai với bà mối. Bà cố gắng mỉm cười nói: “Ngược lại thằng bé không có suy nghĩ gì, là do tôi thương cháu gái nhà Chu tú tài ở sát vách. Bà cũng biết tình huống của con bé rồi đấy, năm ngoái mới ra khỏi lầu Nguyệt Lâu,…”

Bà Triệu oán trách Kim thị nửa tiếng đồng hồ đến nỗi mồm mép khô cong, lúc này bà mới uống một hớp trà rồi nói rõ mục đích: “Tôi gặp qua A Kiều cô nương rồi, đúng là một người xinh đẹp như tiên nữ. Ngày nào cũng nghe Kim thị chỉ cây dâu mắng cây hòe để bắt nạt con bé, tôi thực sự khó chịu. Do đó tôi muốn nhờ bà chị sang nhà họ Chu một chuyến, bàn bạc với Chu tú tài xem có thể để A Kiều làm lương thiếp cho cháu trai tôi hay không.”

Bà mối lắp bắp hoảng sợ!

Mấy thương nhân già giàu có hoặc mấy quan lại già nạp thiếp là chuyện bình thường, nhưng những người như vậy không cưới vợ chính mà nạp thiếp trước thì rất hiếm, nhiều lắm là thu nhà hoan làm thông phòng thôi, muốn nạp thiếp thì phải chờ vợ chính vào cửa rồi thu xếp sau. Còn tình huống của Triều Yến Bình, hắn là một bộ đầu nhỏ trong huyện, cuộc sống trong nhà cũng phải tiết kiệm để sống qua ngày, sao lại có đạo lý nạp thiếp khi chưa cưới vợ chứ?

Bà mối nghĩ thế nào cũng không hiểu!

Bà Triệu cắn răng nói đây là lòng tốt của hai bà cháu, nạp A Kiều chủ yếu là muốn giải cứu A Kiều thoát khỏi dầu sôi lửa bỏng. Vì lòng tốt của mình mà bà chẳng những nạp A Kiều mà còn cho A Kiều thể diện lớn. Ngoại trừ 10 lượng bạc, nhà họ Triệu còn mở mấy bàn tiệc rượu, mời bà con lối xóm đến ăn cưới!

Bà Triệu vừa nói trong lòng vừa rỉ máu, tiệc rượu cũng là bạc đổi thành đó!

Bà mối thấy bà Triệu nghiến răng nghiến lợi thì lý giải thành bà đang bất mãn với Kim thị. Dù nói thế nào thì cũng xác định bà Triệu dùng điều kiện này đi nạp thiếp, bà mối vỗ đùi cười ha hả rồi đảm bảo với bà Triệu: “Được rồi, chuyện này cứ giao cho tôi, tôi nhất định hoàn thành ý của bà chị, chị đợi tin của tôi đi!”

Bà mối cực kỳ có lòng tin rời đi.

Bà Triệu ngồi trên ghế nhìn chỗ giấu tiền của mình, bà càng nghĩ càng thấy đau lòng. Mười lượng bạc mua được 3 con nhóc ngốc nghếch như Thúy Nương đó, còn A Kiều yếu ớt kia vừa nhìn liền biết không làm được việc nặng, giết con gà còn sợ không dám làm ý chứ, rốt cuộc chỉ có mỗi tác dụng chăm sóc cháu trai bà. Bà Triệu cảm thấy cưới một đứa cháu dâu như này về nhà còn thiệt huống chi là một đứa thiếp.

Thôi, thôi, ai bảo bà không may có một đứa cháu trai cố chấp như vậy. Chỉ cần A Kiều có thể kéo được lòng của cháu trai bà từ chỗ người mấy người đàn ông kia về thì 10 lượng bạc này vẫn đáng giá!

Bà mối đi ra khỏi cửa nhà họ Triệu liền quay người đi thêm 20-30 bước tới cổng chính nhà họ Chu.

Bà mối cũng quen nhà họ Chu, trước kia mấy thương nhân già giàu có muốn nạp A Kiều làm thiếp đều nhờ bà đến hỏi.

Bà mối hiểu rõ yêu cầu của Chu tú tài, có thể làm thiếp nhưng nhất định phải gả cho gia đình đối xử tốt với A Kiều. Mấy thương nhân già kia không phù hợp với điều kiện này, chỉ có quan gia Triệu ở sát vách phù hợp nhất. Tuy bên ngoài lạnh lùng nhưng tính cách của quan gia Triệu thì người dân ở huyện Vũ An đều biết rõ như ban ngày, cam đoan sẽ không để A Kiều chịu khổ.

A Kiều chuẩn bị thu dọn quần áo của bác trai ra bờ sông giặt, cô vừa đi đến nhà chính thì thấy bà mối đến. Trong lòng A Kiều lập tức căng thẳng, sau khi báo cho bác trai biết bà mối tới, A Kiều bê chậu quần áo ra sân sau.

Trong lòng cô cực kỳ hoảng loạn.

Bác và mợ đều náo loạn đến mức này rồi, A Kiều nói được làm được, lần này là ai thì cô cũng đồng ý gả. Nhưng A Kiều vẫn muốn nghe bà mối nói qua về tình huống bên nhà trai để cô chuẩn bị tinh thần trước.

Bà mối lớn hơn Chu Sưởng mười mấy tuổi nhưng vẫn nên tránh đồn đại lung tung. Chu Sưởng mời bà ngồi ở nhà chính rồi gọi con trai mang trà lên cho bà.

Sau khi Chu Thời Dụ rót trà xong, hắn núp ở dưới mái hiên nghe lén cha và bà mối nói chuyện.

Nhà họ Triệu ở ngay sát vách nhà họ Chu nên hai nhà cũng hiểu rõ nhau, bà mối bớt đi rất nhiều chuyện, bà bắt đầu khen bà Triệu và Triệu Yến Bình, sau đó nói điều kiện nạp thiếp của bà Triệu ra cho Chu Sưởng nghe.

A Kiều ở phía sau nghe lén, khi biết Triệu Yến Bình muốn nạp mình làm lương thiếp, chậu quần áo trong tay cô suýt nữa rơi xuống đất.

Sao lại là hắn?

Ngoại trừ lần gặp mặt ngắn ngủi trong lầu Hoa Nguyệt và lúc đi giặt quần áo đợt trước thấy lướt qua mặt hắn thì A Kiều chưa từng gặp Triệu Yến Bình. Vì sao đột nhiên hắn lại muốn nạp cô làm thiếp?

A Kiều đang khiếp sợ, còn Chu Sưởng nghe bà mối nói xong, trong lòng thở dài nhẹ nhõm.

Ông không thể ly hôn với Kim thị được. Kim thị sinh cho ông hai đứa con, trước đó còn mất một đứa, Chu Sưởng vĩnh viễn không thể quên dáng vẻ gào khóc đáng thương của Kim thị lúc đó.

Kim thị vì ông mà chịu khổ nhiều năm như vậy, ông vất vả lắm mới thi đỗ tú tài giúp gia đình khấm khá hơn. Nếu lúc này đuổi Kim thị đi, lương tâm của Chu Sưởng sẽ áy náy không yên.

Nhưng Chu Sưởng không thể đồng ý việc Kim thị khắt khe, bắt nạt cháu gái của mình được. Kim thị chịu khổ, A Kiều còn chịu khổ nhiều hơn. Em gái và em rể đều mất rồi, ông không làm chỗ dựa được cho cháu gái thì cháu gái biết dựa vào ai nữa đây?

Một năm này Chu Sưởng đều sống trong sự giày vò và khó xử, biện phát duy nhất thoát khỏi sự giày vò này chính là tìm cho cháu gái một người chồng đáng tin cậy.

Nếu như Triệu Yến Bình không đáng tin thì trên đời này không còn ai đáng tin nữa.

Tiếc nuối duy nhất trong lòng ông là Triệu Yến Bình chỉ muốn nạp thiếp, nhưng chuyện này cũng không oán nhà người ta được, cháu gái mình uống thuốc không sinh được con nên có thể làm thiếp cho Triệu Yến Bình là lựa chọn tốt nhất rồi.

“Tôi còn phải bàn bạc chuyện này với vợ đã, mời bà về trước cho. Chậm nhất là ngày mai tôi sẽ cho bà câu trả lời chắc chắn.” Chu Sưởng nói khách khí.

Đúng là nên đi ngang qua sân khấu, bà mối cười xin phép về trước.

Chu Sưởng gọi con trai tiễn bà mối về, còn ông đi ra sân sau tìm cháu gái.

“Kiều Kiều, cháu nghe thấy hết rồi đúng không? Quan gia Triệu ở sát vách muốn nạp cháu làm lương thiếp, cháu nghĩ thế nào?” Chu Sưởng cẩn thận hỏi.

A Kiều ôm chậu quần áo, cô cụp mắt nói: “Ở trong lầu Hoa Nguyệt, tất cả đều nhờ quan gia Triệu bảo vệ nên cháu mới giữ được sự trong sạch. Nếu cháu thật sự có thể gả cho quan gia thì cha mẹ trên trời có linh cũng yên tâm.”

Chu Sưởng nghe vậy thì hốc mắt lại nóng lên, ông cảm thấy nghẹn ngào.

Việc cưới xin của cháu gái đã có kết quả, Chu Sưởng bắt đầu chuyển sang dỗ vợ và con gái. Ông gọi con trai Chu Thời Dụ tới rồi bảo thằng bé đến nhà mẹ vợ của ông một chuyến: “Con chỉ cần nói quan gia Triệu đến nhà bàn chuyện cưới xin, cha và em họ con đã đồng ý rồi nên muốn bà ấy về lo liệu, mẹ con chắc chắn sẽ đi cùng con về.”

Trong lòng Chu Thời Dụ cực kỳ khó chịu, hắn cũng thích em họ, vì sao em họ không thể gả cho hắn làm thiếp?

Chu Sưởng thấy con trai cúi đầu đứng thất thần thì biết trong lòng hắn đang nghĩ gì, ông lập tức trách mắng hắn: “Con nhìn lại mình đi, có điểm nào xứng với Kiều Kiều không? Mà coi như con xứng thì mẹ con cũng ngăn cản thôi, Kiều Kiều mà theo con thì có thể sống tốt sao? Được rồi, chuyện này đã quyết định xong, con chuyên tâm học hành chuẩn bị sang năm thi viện đi!”

Thi viện sao?

Ngực Chu Thời Dụ nóng bỏng, nếu như hắn thi đỗ tú tài thì em họ có hối hận vì ngày hôm đó từ chối hắn không?

Triệu Yến Bình chỉ là một bộ đầu của nha môn huyện, không có tiền đồ gì cả. Chờ hắn trúng tú tài, cử nhân hay thậm chí là tiến sĩ rồi phong quan, lúc đó hắn sẽ quay lại trêu chọc em họ, em họ nguyện ý gả cho hắn cũng nên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.