(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Ôn Chỉ Văn nhìn lại nội dung của cuốn tiểu thuyết này lần nữa.
Cả cuốn sách chủ yếu nói về chuyện xưa của nữ chủ Thang Linh Na.
Thang Linh Na sinh ra vào cuối thập niên 60 ở một gia đình công nhân bình thường ở Bắc thị.
Trong nhà tổng cộng có năm anh chị em, Thang Linh Na đứng thứ ba.
Trong nhà có nhiều con nên Thang Linh Na cũng không được cha mẹ coi trọng, cứ trưởng thành một cách bình đạm như vậy.
Thành tích học tập của Thang Linh Na cũng không tốt, tốt nghiệp cấp ba xong liền tới trung tâm thương mại làm người bán hàng, sau khi gặp nam chủ Tiết Kỳ liền kết hôn.
Sau khi kết hôn, Thang Linh Na từ chức, an tâm ở nhà giúp chồng dạy con.
Lúc đầu mẹ chồng không hài lòng với người con dâu là Thang Linh Na một chút nào, nhưng nhìn thấy Thang Linh Na sinh ba đứa cháu cho Tiết gia, hơn nữa còn rất săn sóc người khác, lên được phòng khách xuống được phòng bếp, còn ủng hộ sự nghiệp của chồng, sau khi sự nghiệp của Tiết Kỳ càng làm càng lớn thì mẹ Tiết mới dần dần buông xuống thành kiến với Thang Linh Na, tiếp nhận cô là con dâu của mình.
Có thể nói cả cuốn tiểu thuyết đều triển khai quay chung quanh một nhà Thang Linh Na, từ khi Thang Linh Na bắt đầu kết hôn tới khi ba đứa con trai của Thang Linh Na trưởng thành.
Ôn Chỉ Văn còn nhớ rõ cuốn tiểu thuyết này có một câu tóm tắt, gọi là “Cuộc đời hạnh phúc của Thang Linh Na”.
Hơn nữa còn có một câu tuyên truyền: Một cuốn sách mà tất cả phụ nữ đều nên đọc.....
Hiển nhiên tác giả muốn đắp nặn Thang Linh Na trở thành tấm gương vợ tốt, cảm thấy chỉ có giống như Thang Linh Na mới là một người vợ tốt.
Vì thế ở trong sách đắp nặn không ít nhân vật làm tổ đối chiếu.
Trong đó người điển hình nhất chính là nguyên chủ.
Trong sách nguyên chủ hoàn toàn chính là mặt đối lập của Thang Linh Na.
Thang Linh Na ôn nhu thiện lương, nguyên chủ liền luôn gây chuyện tới gà chó không yên.
Thang Linh Na ôm hết tất cả công việc trong nhà, trên thì chăm sóc cha mẹ chồng, dưới là chăm sóc ba đứa con trai, quá chú tâm phụng hiến chính mình, không để cho người chồng chuyên tâm kiếm tiền phải lo lắng chút nào.
Nguyên chủ thì luôn hoài nghi chồng không trở về nhà là vì có tiểu yêu tinh khác ở bên ngoài, đi làm ầm ĩ cả ở nhà lẫn công ty, làm hỏng không ít việc làm ăn của chồng.
Chồng của Thang Linh Na được vợ ủng hộ, sự nghiệp càng làm càng lớn, hai người ân ân ái ái sống cả đời.
Chồng của nguyên chủ không thể chịu được nguyên chủ nữa, cuối cùng đưa ra ly hôn.
Cuối cùng, tác giả còn cảm thán, nguyên chủ rơi vào kết cục như vậy hoàn toàn chính là gieo gió gặt bão, nếu như cô ấy có thể trở thành một người vợ tốt giống như Thang Linh Na thì chắc chắn kết cục sẽ khác.
Ôn Chỉ Văn hoàn toàn không thể gật bừa với giá trị quan của cuốn truyện đó.
Ở trong mắt cô, cuốn tiểu thuyết này hoàn toàn chính là đeo gông xiềng lên người phụ nữ, lấy một loại thái độ hủ bại xưa cũ lại cao cao tại thượng để dạy phụ nữ trở thành một “người vợ tốt”.
Tiểu thuyết giới thiệu nói đây là cuộc đời hạnh phúc của Thang Linh Na.
Thì ra cuộc sống chịu thương chịu khó vây quanh chồng con như thế chính là hạnh phúc à? Là thứ mà tất cả phụ nữ đều nên học tập?
Ôn Chỉ Văn cũng không thích lên mặt dạy đời.
Cô cho rằng mỗi người đều có cách sống của chính mình.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");