(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); “Bây giờ Tết đến chúng ta không còn phong tục này nữa. Sau này vào hỏi thăm một tiếng là được rồi.”
Bà Ôn đổ hạt dưa rang ra đĩa, rồi bốc một nắm to đưa cho khách.
“Nhà chẳng có gì ngon, cầm về cho mấy đứa nhỏ ăn thử đi.”
Những người đến chúc Tết đều cầm theo một túi hạt dưa ra về.
Cả buổi sáng, khách đến chúc Tết nườm nượp. Bà Ôn cũng lại nói những câu tương tự như vậy.
Đến tận trưa, khách mới thưa thớt dần.
Những người lớn tuổi kia đến, gọi bà là chị dâu.
Sau đó móc trong túi ra hai viên kẹo hoặc một đồng xu ra đưa cho Ôn Oanh.
Ngay cả Luật Cảnh Chi cũng nhận được tiền mừng tuổi.
Cộng tất cả lại, tuy chỉ được hai xu thôi, nhưng Luật Cảnh Chi rất trân trọng.
Bọn họ không phải cho cậu bé tiền vì cậu bé là cậu ấm nhà họ Luật. Những người nông dân chất phác này đâu có biết cậu bé là ai. Mà vì thấy cậu bé cũng là một đứa trẻ như Ôn Oanh nên họ mới cho.
Luật Cảnh Chi không lấy số tiền đó mà đưa cho Ôn Oanh.
Bọn họ nể mặt bà Ôn mới cho cậu bé tiền. Sau này, bà Ôn sẽ phải trả cho bọn họ.
Bà Ôn không nhận: “Đây là tiền lì xì người lớn cho cháu, cháu giữ lấy mà tiêu.”
Luật Cảnh Chi mím môi, cảm thấy mình không nên tùy tiện đến nhà người ta ăn Tết như vậy.
Đợi đến giữa trưa, Ôn Độ và Ôn Thiều Ngọc cùng nhau trở về.
Bởi vì nhà nào cũng ăn hai bữa cơm.
Trước ba giờ chiều, mọi người đều phải chúc Tết xong.
Luật Cảnh Chi cảm nhận được bầu không khí giản dị trong thôn, trong lòng càng ngày càng thích nơi này.
Mùng hai là ngày con gái về nhà mẹ đẻ.
Mùng ba thì không có gì đặc biệt.
Nhưng thời điểm này, mọi người thường không thích ra ngoài.
Chớp mắt đã đến mùng sáu.
Khắp thành phố đều có lễ hội.
Ôn Độ phải đến lễ hội này, tranh thủ bán thêm chút quần áo.
Bà Ôn chọn giờ đẹp mới cho Ôn Độ ra ngoài.
Đúng lúc hôm nay người ở Trạm máy móc nông nghiệp đã (b)ắt đầu làm việc rồi, nên ban ngày Ôn Thiều Ngọc không cần phải đến đó.
Ôn Độ nói: “Ba, ba mặc chiếc áo sơ mi trắng đẹp như vậy mà đi dạo thì phí quá.”
Ôn Thiều Ngọc nói: “Hôm nay những người làm việc ở Trạm máy móc nông nghiệp đều nhìn thấy rồi.”
“Bà nội, ba đi cùng con, Oanh Oanh và Chi Chi cũng đi cùng chúng con. Ở nhà chỉ còn một mình bà thôi thì buồn lắm. Dù sao cũng chỉ ngồi xe, không phải đi bộ nhiều, bà cũng đi cùng chúng con đi.”
Bà Ôn không muốn đi.
Ôn Độ lại nói: “Bà ơi, lễ hội đông người lắm, người đông như kiến. Đến lúc đó đông người quá, có người lấy trộm áo của con chắc con cũng không biết, bà phải đến trông coi giúp con nhé.”
Cháu trai đã nói vậy, làm sao mà bà Ôn nỡ không đi chứ?
Thế là cả nhà mang hàng ra bến xe để đi.
Ôn Độ sợ người nhà bị say xe, nên sắp xếp cho bọn họ ngồi phía trước.
Kết quả là chỉ có mình cậu bị say xe.
Đến trung tâm thành phố, Ôn Độ đi thẳng đến điểm đã định.
Cậu tìm một khoảng trống, tránh xa những hàng bán đồ ăn vặt, trải tấm vải trắng ra rồi tìm chỗ cột dây thừng.
Cậu chọn ra những bộ quần áo đẹp nhất, treo lên làm biển hiệu.
Chỉ cần có người đi qua, nhìn thấy những bộ quần áo treo trên đó đều dừng lại ngắm nghía.
Bà Ôn nhìn chằm chằm hai đứa trẻ, nắm chặt tay chúng, sợ chúng chạy lạc mất.
Ôn Thiều Ngọc có làm da trắng trẻo, rất đẹp trai.
Hắn mặc áo len bên trong áo sơ mi trắng, bên ngoài khoác áo quân đội màu xanh.
Hắn đứng đó như là một người mẫu có sẵn.
Những cô gái đi dạo phố nhìn thấy hai ba con nhà họ Ôn đều dừng lại ngắm một lúc lâu.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");