Thập Niên 70: Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 87




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Ông nội:

“Lan Hinh nói đúng, ông bà khá quen thuộc nơi đây, nhiều năm trôi qua, làng đại học không thay đổi nhiều, Ngọc Trân không cần đi cùng ông bà đâu, có thời gian cháu và Tầm Chu cứ đi dạo đi, không cần đi cùng hai người già chúng ta."

“Em muốn ở bên ông bà, ông bà lại không thường xuyên ở đây, thường xuyên ở đây thì em cũng có thể đến thăm ông bà, tháng này em hơi bận, chỉ có ngày nghỉ mới có cả ngày để ở bên ông bà, cuối tháng ông bà phải về, em cũng phải xuống nông thôn rồi.”

Để tránh hiểu lầm, cô ấy giải thích rõ chuyện xuống nông thôn.

Không phải thanh niên trí thức lên núi xuống nông thôn, mà là nhiệm vụ của trường, chỉ đơn giản đi làm việc thực tế, thời điểm gieo trồng vào mùa xuân đã qua hai ngày rồi, cuối tháng sẽ đến vụ thu hoạch.

“Có thể thấy chị dâu thực sự thích làm ruộng, rất mong đợi nhỉ.” Tống Lan Nhi thấy khi chị dâu nói đến vụ thu hoạch thì cô không dấu nổi được niềm vui.

“Chị rất thích cảm giác thu hoạch, mùa xuân năm nay là lần đầu tiên chị thấy đồng ruộng mênh mông bát ngát, lúc ấy đã mong đợi đến mùa thu để nhìn thấy cảnh tượng thu hoạch, cảm giác nhìn thấy thu hoạch cũng như nhìn thấy hy vọng vậy.

Chị vẫn luôn thích cảnh thu hoạch, đến mùa thu hoạch có nghĩa ít phải chịu đói hơn, mùa hè ở chỗ chị hay có mưa bão, có khi bị thiệt hại lớn, còn vì chỉ tiêu mà vẫn phải nộp hết lương thực năm nay thu được, các xã viên trong đội làm việc vất vả cả năm cũng không được chia một hạt gạo nào, chỉ đành thắt lưng buộc bụng sống qua ngày.”

Cô biết ông bà nội xuất thân từ danh gia vọng tộc, nhưng cũng không phải là những ông chủ bà chủ không biết khó khăn của xã hội vì vậy cô không ngần ngại nói ra những lời này.

Tống Lan Hinh cố gắng suy nghĩ về những ngày tháng đau khổ mà mình đã trải qua, cô ấy cũng thấy mình khá khổ, nhưng vì ba mẹ có năng lực, dù bị đưa đến nhà máy để cải tạo lao động nhưng họ vẫn dựa vào năng lực của mình để kiếm ăn cho gia đình.

Cô ấy cảm thấy cực khổ của mình so với chị dâu đã trải qua chẳng đáng là gì.

Ông bà nội cũng từng trải qua vinh hoa phú quý, cũng trải qua những gian nan vất vả, trải nghiệm cuộc sống phong phú và gập ghềnh hơn Lan Hinh nhiều. Họ có thể hiểu được và an ủi Ngọc Trân.

Tề Ngọc Trân cũng không căm ghét những người giàu có lương thiên, khi ông bà nội an ủi cô, cô lại quay sang an ủi ông bà.

Trong mắt cô, ông bà nội là những người rất giỏi. Bản thân họ giỏi nhưng còn nuôi dưỡng được những đứa con xuất sắc nữa.

Cô không quan tâm sống chết của những quan chức tham nhũng, chỉ là cô không thể nhìn được cảnh trụ cột nước đất nước phải chịu khổ.

Những chuyện ông bà nội trải qua có thể dùng từ “gian khổ” để hình dung, người cần an ủi là họ.

Lúc này cuối cùng Tống Lan Hinh cũng có cơ hội chen vào:

“Em thấy chị dâu còn giống ông bà nội hơn ông bà ấy.”

Bà nội cười:

“Bà còn tưởng Ngọc Trân của bà còn lớn hơn bà cơ.”

Tề Ngọc Trân không hỏi mình nói chuyện có thực sự già dặn không mà nói:

“Cháu nói chuyện là như thế đấy, mẹ cháu cũng từng nói cháu, thỉnh thoảng còn thấy cháu không biết trên dưới, lại dám lên mặt dạy bảo người lớn. Nói đạo lý có tác dụng thì tốt rồi, quan trọng là cháu nói cũng vô dụng. Những tật xấu không biết trân trọng sức khỏe mãi không sửa được, đôi khi không quan tâm tình hình sức khỏe của mình cứ cố gắng làm việc. Họ có thể không sửa, cháu thì cứ nói, dù chê cháu phiền cháu vẫn muốn nói, cháu không thể ngày nào ở cạnh họ lải nhải mãi được.”

Cô đang ám chỉ ba mình, mẹ cô hiểu biết hơn ba cô, không cố chấp như ba cô.

Tống Lan Hinh:

“Em vẫn luôn thấy chị dâu rất giỏi, có thể thu phục được anh trai lập dị, không có ai là chị dâu không thu phục được.”

“Anh trai lập dị đang gọi mọi người ăn trưa đây.” Tống Tầm Chu đứng ở cửa bếp gọi mọi người ăn cơm, lúc này anh không bực bội em gái nói linh tinh nữa.

Thấy vẻ mặt anh trai bình thường, Tông Lan Hinh yên tâm vui vẻ đứng lên đi ăn cơm, cô ấy là đầu tiên đi chạy vào bếp, để không tỏ ra là thiếu lễ phép, cô ấy nói muốn xới cơm cho ông bà.

Tống Tầm Chu nghĩ thầm em gái ở cùng Ngọc Trân lâu, cuối cùng cũng học được một chút khéo léo của Ngọc Trân khi ở cùng người lớn.

Không đến mức khiến ông bà cảm thấy tức giận.

Trải qua những ngày ăn đói mặc rách, ông bà nội không có thói quen “không được nói chuyện khi ăn”, mà trong bữa ăn còn dặn dò cuối tháng Ngọc Trân tham gia thu hoạch phải cẩn thận.

Bà nội:

“Câu tục ngữ “Đầu kim đối râu lúa” không phải là nói chơi đâu, cháu phải đeo găng tay cẩn thận, tránh bị thương.”

“Đúng vậy, chị dâu, trường chị có phát găng tay không? Em ăn xong sẽ lấy găng tay lao động của ba mẹ cho chị, họ làm việc ở nhà máy, tích được nhiều găng tay lao động lắm.”

Tề Ngọc Trân:

“Chị cũng không biết có phát không, chắc là có nhỉ? Lan Hinh đưa cho chị một đôi cũng được, lấy xong nhớ phải nói nói với ba mẹ đấy.”

“Em sẽ nói với họ mà, em không nói với họ, họ cũng không phát hiện đâu… À, chị dâu, quê chị có phát găng tay khi làm việc không?”

Tống Tầm Chu trả lời thay Ngọc Trân:

“Chỉ có các đơn vị nhà máy mới phát găng tay lao động, còn nông dân thì không.”

Mấy năm nay xuống nông thôn, tay anh không ít lần bị lá lúa làm xước tay.

Anh có thể viết thư nhờ ba mẹ gửi bao tay, nhưng vì để hòa đồng, anh phải giả vờ.

Tống Lan Hinh:

“Vậy em sẽ nói chuyện với ba mẹ, găng tay họ không dùng tặng cho ba mẹ chị dâu.”

Bà nội:

“Ừm, nên tặng cho thông gia chứ, thời điểm thu hoạch sao lại không có găng tay, cũng không phải công việc tỉ mỉ, làm việc tỉ mỉ đeo găng tay khó chịu, có găng tay thu hoạch lúa và lúa mì sẽ đỡ bị thương hơn/”

Ông nội:

“Gửi hết cho thông gia đi.”

Tống Lan Hinh:

“Nếu ông bà nội đã quyết định thay bố mẹ thì cháu ăn xong sẽ đi tìm găng tay ngay.”

Tống Tầm Chu hỏi em gái:

“Em là người đầu tiên đề cập đến việc tặng găng tay lao động. Bây giờ nó thành ý tưởng của ông bà rồi phải không?”

“Là bà nội nói câu “Đầu kìm đối râu lúa” trước, em chỉ thuận nước đẩy thuyền thôi. Chị dâu, trong thư chị hãy khen ông bà nhiều lên, cứ bỏ qua em đi.”

Bà nội không đồng ý lắm:

“Cũng bỏ qua ông bà đi, hãy nói rằng ông bà thông gia tặng, ông bà chỉ nói suông thôi, găng tay không phải của chúng ta, chúng ta cũng không phải là người đi tìm găng tay, không dám nhận công lao đâu.”

Sao họ có thể cướp công lao của con trai và con dâu được.

Tống Tầm Chu kết luận:

“Ba mẹ không biết gì mà lại làm được một việc tốt.”

Tề Ngọc Trân nói:

“Vẫn nên để lại hai ba đôi cho ba mẹ, đợi đến khi ông bà và ba mẹ nói chuyện xong, ba mẹ đồng ý rồi em mới lấy găng tay gửi về quê, lúc đó em sẽ nhắc đến từng người trong thư, và cũng sẽ bảo ba mẹ em dùng găng tay cẩn thận, không phụ lòng tốt của mọi người.”

Gửi điện tín tính tiền theo số chữ, mỗi chữ từ vài xu đến một hào, gửi thư không tính tiền theo số lượng giấy, mỗi lần cô viết ít nhất đầy ba bốn tờ giấy, lần này cô có thể viết thêm một tờ giấy nữa.

Sau khi ăn trưa, Tề Ngọc Trân tiếp tục trò chuyện với ông bà nội cho đến khi chồng rửa bát xong mới cùng anh rời đi để ông bà nghỉ trưa.

Đi dạo cả buổi sáng, những người trẻ tuổi không cảm thấy gì nhiều, nhưng ông bà nội vẫn sẽ hơi mệt mỏi.

“Tầm Chu, em đan cho anh khăn quàng cổ xong rồi, không có những lỗ nào nữa.” Trước khi ngủ, Tề Ngọc Trân lấy ra chiếc khăn quàng cổ mà cô đã đan rất lâu.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.