Thập Niên 70: Đôi Vợ Chồng Nhỏ

Chương 6




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Ý em là chị muốn tìm bạn trai phải tìm một người như thanh niên Tống, nhưng đồn ra ngoài sẽ thành chị thích thanh niên Tống, muốn cưới anh ấy làm chồng. Thanh niên Tống không đồng ý nên ba dùng chức đại đội trưởng để ép thanh niên Tống phải đồng ý.”

“Cùng lắm là đồn thành chị thích thanh niên Tống chứ không thể nói chị ép cưới được, ai sẽ tin chứ. Chị, chị có thể xem xét thanh niên Tống đấy, dù anh ấy không có nhà ở đây nhưng có vẻ gia đình khá giả, quần áo không một mảnh vá.”

Quần áo không một miếng vá là dấu hiệu của sự giàu có.

Dù bây giờ giàu có chưa chắc đã là chuyện tốt, nhưng ai lại không muốn cuộc sống thoải mái hơn, có tiền mua đồ ăn ngon và quần áo mới không chắp vá.

Tề Ngọc Trân: “Chị chưa kịp tránh hiềm nghi, em đừng bắt đầu mai mối lung tung.”

“Người đàn ông như thanh niên Tống xứng đôi với chị, nhưng nếu cuối cùng anh ấy nhất định phải rời khỏi đội của chúng ta, thì chị đừng quen anh ấy nhé, em không muốn chị lấy chồng xa... Khó xử quá đi, hình như dù chọn thế nào, chỉ cần chị kết hôn là em không được ở với chị nữa, chị còn trẻ nên không vội tìm bạn trai.”

“Em mới mấy tuổi, chị còn chưa vội mà em lo gì?”

“Sau này nếu có mối đến giới thiệu người cho chị, em nhất định sẽ cùng mẹ từ chối hết. Chị còn trẻ, chưa vội lấy chồng.”

Tề Ngọc Liên không muốn chị kết hôn.

“Em nói như người lớn vậy, cứ chăm chỉ học hành đi, sang năm lên cấp hai rồi, tập trung học thêm chữ, biết đâu mười năm nữa sẽ có cơ hội làm người ghi điểm.”

Tề Ngọc Trân không có ý định làm công việc đó, còn em gái thì có.

Em gái rất ngưỡng mộ công việc của chị Gia Lệ.

Bọn nhỏ chỉ cảm thấy công việc của người ghi điểm vừa nhẹ nhàng vừa oai phong, không biết chị Gia Lệ mỗi ngày phải tiếp xúc với các xã viên mệt tâm đến nhường nào. Nếu không bình tĩnh, chỉ vài phút là tức đến phát ốm.

Không phải mọi xã viên đều là người bình thường, trong lòng cô không muốn em gái làm người ghi điểm, chỉ nói ra làm động lực cho em gái học tập tốt.

Tề Ngọc Liên: “Mười năm nữa, thời gian quá dài, nếu không phải chị quá tốt tính, dễ bị bắt nạt, em vẫn hy vọng chị làm người ghi điểm.”

Cô bé hiểu rõ lý do chị từ chối làm người ghi điểm. Dù ở góc độ nào, cô cũng không muốn chị cãi nhau với mấy xã viên quái gở kia, chị không cãi lại họ được, không chừng còn bị lợi dụng.

Còn cô ấy, chắc chắn có thể cãi lại được.

Tề Ngọc Trân không nói tiếp, để mặc em gái cảm khái. Em gái nhận thức sai lầm, luôn cho rằng mình rất mạnh mẽ, trên thực tế vẫn còn rụt rè khi đối mặt với mọi việc.

Giống như mọi người đều cảm thấy cô dễ bị bắt nạt vậy, ngay cả em gái cũng lo lắng.

Thật sự là cô dễ bị bắt nạt đến thế sao?

...

Đến tháng mười hai, Tề Ngọc Trân nghe được một tin tức liên quan đến thanh niên.

Lần này không cần em gái báo tin, trước khi em gái nói, cô đã hay tin rồi.

Thấy em gái có vẻ muốn nói, Tề Ngọc Trân giả bộ chưa từng nghe, tỏ ra tò mò.

Em gái nói sau này thanh niên Sầm sẽ đi dạy ở trường cấp hai của xã.

Thanh niên Sầm tự nguyện đến cấp hai của công xã, muốn làm giáo viên, hiệu trưởng cho anh ta làm mấy bài thi các môn lớp chín, anh ta đều làm được.

Thành thạo ngữ văn, toán, kiến thức cơ bản về công nông nghiệp, lại nói được tiếng phổ thông, “học vấn” của anh ta làm hiệu trưởng choáng váng, bèn cho anh ta đi dạy ở trường cấp hai.

Làm giáo viên cũng được nhưng đến thời điểm mùa vụ bận rộn vẫn phải về đội lao động.

Không thể bận việc đồng áng quanh năm, dạy học ở trường cấp hai tất nhiên sẽ nhẹ nhàng hơn làm việc trong đội.

Tề Ngọc Liên: “Em nghe thanh niên An kể lại, lúc đầu thanh niên An mắng thanh niên Sầm độc mưu, sau lại mắng thanh niên Sầm gà mờ, tiếng phổ thông còn kém xa cô ấy mà dám đi dạy ở trường cấp hai, thay bằng thanh niên Tống thì cô ấy tâm phục khẩu phục.”

“Vì vậy thanh niên An cũng tự tiến cử đi dạy, nhưng hiệu trưởng không chấp nhận. Thanh niên về nông thôn là để lao động, thanh niên Sầm mở đầu nhưng không thể để có người thứ hai, thứ ba được. Mỗi thanh niên đều học theo thì chỉ tạo thêm rắc rối mà thôi.”

Tề Ngọc Trân cảm thấy lý do duy nhất khiến thanh niên An tức giận đến thế là vì cô ấy bị nhà trường từ chối.

Tề Ngọc Liên: “Thanh niên An chưa nói, nhưng em cảm thấy chắc chắn là như vậy. Tiếng phổ thông của thanh niên Sầm thực sự kém xa thanh niên An, nhưng em thấy thanh niên An có vẻ không học hành chăm chỉ, chỉ biết lôi kéo thanh niên Tống hùa theo chung thôi, thanh niên Tống thì vẫn như trước, không biết trong lòng có hối hận vì bị thanh niên Sầm vượt mặt không.”

“Thanh niên An mắng xong sẽ bớt giận thôi.”

“Nói thật không bằng để thanh niên An đi dạy còn hơn. Thanh niên An chỉ ồn ào, cẩu thả, tính khí thất thường, đầy mưu mô, thích nói xấu, nhưng mà không coi thường chị Nhị Nha, thanh niên An cũng không khinh miệt xã viên có quần áo chắp vá. Còn thanh niên Sầm luôn cho người ta cảm giác kiêu ngạo, coi thường chúng ta.”

Tề Ngọc Trân: “...Khi lên trường cấp hai, em phải ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, đừng xung đột với thanh niên Sầm. Nếu thanh niên Sầm cố ý khó dễ em, em về mách ba, ba làm đội trưởng, một số việc vẫn tương đối thuận tiện.”

Thì ra trong mắt em gái thanh niên An có nhiều khuyết điểm đến vậy, nếu thanh niên An nghe được nhất định sẽ tức giận mắng em gái.

“Thanh niên Sầm biết em là con gái đội trưởng, không dám đụng tới em đâu, thậm chí còn muốn nịnh nọt em nữa là đằng khác. Dù sao anh ta chỉ dạy ở trường cấp hai của xã, ký túc xá ở đại đội chúng ta, lương thực tùy thuộc vào đại đội, mùa vụ vẫn phải trở lại đội tham gia lao động.”

Tề Ngọc Trân nhắc nhở em gái:

“Em đừng dựa vào thân phận con gái đội trưởng mà đứng ra bảo vệ người khác nhé.”

“Em biết rồi, em đâu phải là Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.”

“Chị vẫn khá yên tâm về em, chỉ sợ em quá tốt bụng thôi.”

“Em không tốt bụng như chị, thậm chí còn giới thiệu chị Phi Phi cho thanh niên Canh. Nếu là em, em không muốn làm những chuyện đó đâu.”

Tề Ngọc Trân: “Chị Gia Lệ nhờ chị chăm sóc thanh niên Canh, chị không quan tâm thanh niên Canh thì ba mẹ cũng phải quan tâm, thà rằng chị nghĩ cách giúp thanh niên Canh giải quyết vấn đề để ba mẹ bớt việc.”

Sức ảnh hưởng của việc thanh niên Sầm làm giáo viên cấp hai với Tề Ngọc Trân không lớn bằng sức ảnh hưởng của Tề Ngọc Liên và thanh niên An.

Sang năm Tề Ngọc Liên sẽ học trung học, lúc rảnh rỗi cô ấy thường không nhịn được suy nghĩ nhiều.

Cô bé lo lắng thanh niên Sầm sẽ vô trách nhiệm với nghề, lại lo nếu thanh niên Sầm nịnh bợ cô ấy, cô ấy nên ứng phó như thế nào.

Tề Ngọc Trân biết em gái suy nghĩ quá nhiều, tuy nhiên cô vẫn cho em gái lời khuyên, làm quân sư của cô ấy.

Về phần thanh niên An, sau khi biết thanh niên Sầm làm giáo viên cấp hai, tâm trạng khó chịu suốt vài ngày, hối hận, hối hận vì mình không phản ứng nhanh được như thanh niên Sầm.

Vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống rất nhiều, người nhà thanh niên An gửi chăn bông và áo bông cho họ, còn gửi phiếu tiền.

Chăn bông và áo bông được đưa đến đại đội, phiếu tiền phải vào thành phố để nhận, nhóm thanh niên An lập tức tranh thủ thời gian nghỉ ngơi vào thành phố một chuyến.

Vào thành phố khoảng hai tiếng đồng hồ, người lười An Lâm vào thành phố với Thang Tuệ thật ra lần này ba mẹ cô ấy không gửi tiền cho cô ấy, trước khi cô ấy xuống nông thôn đã mang đủ phiếu tiền, cô ấy chưa xài. Cô ấy bèn nhân hội này vào thành phố ăn một bữa ngon, bổ sung chú đồ ăn vặt và đồ dùng hằng ngày.

Đồ dùng hàng ngày cũng có thể mua ở hợp tác xã, cô ấy vào thành phố chủ yếu là vì ăn ngon, cô ấy muốn ăn thịt cá!

Tề Ngọc Liên liên tục hâm mộ những thanh niên được vào thành phố suốt một tuần, cô ấy không cần thịt cá, cô ấy ám chỉ chị gái mình rằng mình muốn ăn kẹo.

Chị gái không hiểu cô ấy ám chỉ điều gì, cô ấy đành trực tiếp nói rõ.

Tề Ngọc Trân chỉ có thể dùng tiền của mình mua cho người nhà mấy viên kẹo, những viên kẹo này không cần phiếu đường, mùi vị không ngon bằng kẹo cần phiếu đường, chủ yếu là ngọt miệng.

Quá ngọt thì em gái sẽ không nhắc tới việc ăn kẹo nữa.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.