(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Hai vợ chồng không nói gì, ban nãy ở trong phòng cô đã dặn dò anh rất nhiều điều, hiện tại không có gì để nói, cô dùng cả hai tay nắm lấy tay phải của chồng, nắm hai ba giây thì buông ra.
Tống Tầm Chu cũng không nói gì, chỉ nhìn cô với ánh mắt trấn an, dặn cô đừng quá lo lắng.
Gặt lúa gấp đã xong, nhưng những ngày giông bão vẫn chưa kết thúc, thấy gió càng lúc càng mạnh, trong đội bố trí cho xã viên vừa thu hoạch xong sửa những chỗ bị dột của những nhà bị dột.
Nhiều nhà bị dột nặng, mưa dột như cái sàng, một số gia đình không thể ở được nữa đã phải tạm thời được xếp vào ở trong khán phòng của đội.
Viên Tú Thải biết con gái lớn đang có kinh nguyệt nên yêu cầu cô ở nhà đừng ra ngoài.
Thời tiết như thế này, không có việc gì thì tốt nhất nên ở trong nhà, ra ngoài rất nguy hiểm.
Tề Ngọc Trân đến kì kinh nguyệt sau đợt gặt gấp vừa rồi, kinh nguyệt của cô đúng ngày, vốn dĩ mấy ngày nữa mới tới, có lẽ công tác gặt gấp quá khẩn trương, cả người căng thẳng, sau khi gặt gấp xong, cơ thể thả lỏng, kì kinh nguyệt liền tới.
Mẹ không đi sửa những chỗ bị dột mà đến khán phòng để bố trí thức ăn và chỗ ở cho vài gia đình.
Nhiều người dễ nảy sinh mâu thuẫn nên bà ấy phải giữ trật tự, cũng có mấy người của nữ đội trưởng nữ duy trì trật tự, bởi vi họ sợ bị giành chỗ.
Mấy người rời đi, chỉ còn lại Tề Ngọc Trân và em gái Tề Ngọc Liên ở nhà.
Tề Ngọc Trân ngồi trên ghế ở phòng bếp, chưa tới thời gian nấu cơm trưa, cô chỉ ngồi đó không làm gì cả.
Nhà cô là nhà đúc, chỉ cần phát hiện nơi nào mưa dột thì ba cô sẽ lập tức đưa em trai cô sửa chỗ bị dột, không chậm trễ, chỗ bị dột đã được sửa trước cơn bão nên cô không cần lo lắng về việc bị dột.
Nhà mình có thể che mưa chắn gió, thất thoát lương thực được giảm thiểu đến mức thấp nhất, công sức nửa đầu năm nay cũng không hẳn là uổng phí, Tề Ngọc Liên có thời gian trò chuyện với chị gái:
“Chị, chị nói hai chúng ta đi ra ngoài thì có bị gió thổi bay không?”
Ngoài trời tiếng gió gào thét, nghe rất đáng sợ.
“Không biết người có bị thổi bay không nhưng nhất định ô sẽ bị thổi bay, toàn bộ ô sẽ bay lên, thời tiết như thế này nên ở ngoài, may mắn là ba mẹ không cần phải đi bịt chỗ bị dột, nếu họ không cẩn thận bị thương thì khả năng phục hồi không tốt bằng những người trẻ tuổi, chỉ mong tất cả mọi người đều bình an và không có ai bị thương “
Tề Ngọc Liên:
“Đúng vậy, hy vọng không có ai bị thương… Em rất muốn đến khán phòng xem, nhất định rất náo nhiệt.”
Tề Ngọc Trân biết rằng em gái cô không có ý chê cười những xã viên không có nhà để về mà chỉ có thể sống tạm thời trong khán phòng, trẻ em ở độ tuổi này thích những cảnh náo nhiệt, nơi có nhiều người tụ tập cùng nhau.
Loại náo nhiệt này vẫn là không nên thì hơn.
“Chờ thời tiết tốt hơn thì hẵng đi. Đừng ra ngoài một mình vào lúc này, rất nguy hiểm.
Những xã viên sống trong khán phòng không thể về nhà ngay sau khi cơn bão qua. Ngôi nhà đã bị phá hủy, bão đã đi qua, sau khi lương thực được xử lý xong thì chúng ta phải giúp họ xây lại nhà.”
Có nhà ở, Tề Ngọc Trân càng muốn ở nhà hơn, chứ không phải ở trong khán phòng với một đám người.
“Em sẽ không chạy ra ngoài một mình, mẹ phát hiện thì sẽ bị mắng.”
“Bị chị phát hiện thì không sao?”
“Vâng, không sao, chị tốt nhất.”
“Chị mới không bị em lừa, đừng múa mép khua môi với chị.”
Tề Ngọc Liên rất muốn nói gì đó, thế là nói:
“Chị, em thấy sắc mặt của chị không tốt, giọng cũng yếu ớt, chị muốn về phòng nằm không?”
Bình thường chị nói chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ nhưng bây giờ giọng chị còn nhẹ hơn và “phiêu” hơn, dường như chị đã dùng rất nhiều sức để nói.
Tề Ngọc Trân nghe em gái quan tâm đến mình, rất vui, nhưng cô không đáp lại:
“Chị không thể nằm vào ban ngày, nếu ban ngày mà dùng vải thì mấy buổi tối sau sẽ không đủ dùng.
Nếu trời nắng thì giặt xong sẽ nhanh khô, nhưng thời tiết như này thì dù có phơi trong bóng râm thì vẫn có mùi ẩm ướt, chưa kể rất khó hong khô, buổi tối hôm trước giặt quần áo mà bây giờ vẫn chưa khô.”
Nói một cách dễ hiểu, tất cả đều bắt nguồn từ việc tiết kiệm.
Khi ngồi chỉ cần mang ít, muốn nằm thì phải lót thêm chút vải.
Lúc hai vợ chồng ở trong phòng đã dặn dò nhau nhiều, cô dặn anh ra ngoài cẩn thận, còn anh lại dặn cô uống thêm nước ấm và ở nhà nghỉ ngơi.
Kết hôn được gần hai tháng rồi, chồng phụ trách giặt giũ không thể không biết về kinh nguyệt, anh biết phơi quần áo ngoài trời một ngày rất khó khô nên đề nghị cắt quần áo của mình để cô lót.
Suy nghĩ này bị Tề Ngọc Trân bác bỏ, vải cô sử dụng phần lớn là quần áo đã sờn, không thể mặc được, cô tự cắt bỏ, để lại vài mảnh vải không bị hư hỏng quá nặng rồi khâu lại, may làm đồ lót.
Quần áo của anh đều là quần áo tốt, sao có thể cắt bỏ được?
Đại khái thấy cô thật sự không muốn anh làm như vậy, Tống Tầm Chu đành thôi.
Sợ chồng chưa từ bỏ ý định, cô còn nói rõ rằng cô biết tất cả quần áo của anh trông như thế nào, thỉnh thoảng cô sẽ kiểm tra để anh không nảy ra ý định cắt quần áo nữa.
Anh nói đùa rằng qua cơn bão, thời tiết đẹp hơn, anh sẽ kiểm tra xem cô nhớ được những gì.
Chính anh còn không chắc mình có thể nhớ được từng bộ quần áo của mình, làm sao cô có thể nhớ được?
Tề Ngọc Trân nhớ kĩ thật, tuỳ anh kiểm tra.
Tề Ngọc Liên cũng đang tới tuổi hành kinh, biết chị gái mệt, nếu không thể nằm thì cô ấy làm túi chườm nóng cho chị, đặt lên cách một lớp áo.
Cơn bão này làm thời tiết giảm nhiệt độ, Tề Ngọc Trân thực sự thấy lạnh trong người, túi chườm nóng do em gái đưa cho khiến cô thoải mái hơn rất nhiều.
...
Tống Tầm Chu cùng em trai chạy đi chữa dột cho mấy nhà cả ngày, đến giờ ăn cơm trưa mới trở về, ăn xong lại đi làm tiếp.
Mãi đến bảy giờ tối mới kết thúc công việc sửa chữa chỗ bị dột.
Về đến nhà thì trời đã tối, vì bão nên cả nhà phải bỏ thói quen thường ngày, về nhà có cơm ăn thì ăn luôn, không đợi đông đủ mọi người.
Tống Tầm Chu không lập tức đi vào bếp ăn tối mà về phòng trước.
Bộ quần áo sạch mà anh cần thay sau khi tắm đã được bỏ vào giỏ.
“Giữa trưa có người mang lương khô cho anh ăn à?”
Tề Ngọc Trân đang ngồi trên ghế, khi chồng cô đi tới, cô cũng không vội đứng dậy mà chậm rãi đứng dậy đến gần chồng.
Trên người chồng có mùi không dễ ngửi, giống như bùn từ mương tạt vào người anh.
“Ăn lúc giữa chiều.”
Tống Tầm Chu biết trên người mùi không dễ ngửi, chỉ cần đi vào phòng thì có thể ngửi được.
Anh từ bỏ, chỉ cần đi vào lấy quần áo thì sẽ bị ngửi thấy, muốn tránh cũng không tránh được.
Mệt mỏi của người trẻ không thể hiện trên trạng thái da mà là trong mắt, Tề Ngọc Trân đưa giỏ quần áo cho chồng:
“Vậy anh đi tắm trước đi, bên trong là quần áo để thay, xà phòng và dầu gội đều đã chuẩn bị xong. Tắm rửa xong vào bếp ăn tối. Em mang nước nóng cho anh hay anh tự mang?”
Vì chồng đã ăn lương khô nên sẽ không quá đói nên, để anh đi tắm trước.
Tống Tầm Chu cầm lấy giỏ nói:
“Để anh tự làm, em nghỉ ngơi trước đi.”
Sự mệt mỏi trong mắt chồng khiến Tề Ngọc Trân không thể làm ngơ:
“Em ăn tối với anh rồi cùng nghỉ ngơi, nếu anh không ngủ thì em cũng khó mà ngủ được. Nếu không ngủ được thì không bằng vào bếp nấu nước nóng cho các em tắm.”
“Ba mẹ đã về nhà chưa?”
“Mẹ đã về lúc năm sáu giờ, hiện tại đang ngủ trong phòng, tối nay ba không về, muốn ngủ trong nhà kho. Hiện tại nhà kho không bị dột, nhưng không có nghĩa là tối nay không dột, ba không yên tâm, tự đi canh kho, mẻ thóc cuối cùng thu hoạch còn ướt, nếu thóc trong kho bị ảnh hưởng cùng thì coi như xong.”
“Chỉ mong kho sẽ không gặp phải tai họa.”
Tống Tầm Chu không nói gì nữa, đi tắm trước.
Sau khi chồng đi tắm, Tề Ngọc Trân trở về phòng bếp.
Biết buổi tối về anh nhất định sẽ về phòng trước cho nên cô vào phòng tìm quần áo sạch cho anh thay, chờ anh đi tắm thì cô lại vào bếp.
Trời mưa suốt nhiều ngày, mực nước trong giếng dâng cao đến mức họ có thể chạm tới.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");