Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 99




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Dù sao cũng là người thành phố, ông lão thầm nghĩ.

Ông chợt nhớ về những thành phố lớn, muôn màu muôn vẻ, phồn hoa tráng lệ.

Kiều Vi giải thích: “Ông nhìn chiếc ghế nhỏ trên xe đạp dựng ngoài kia đi, ghế cứng quá nên nếu ngồi lên mông sẽ ê lắm, cháu muốn làm cái đệm, còn cái này là để lót chỗ tựa lưng. Tất cả đều cần may thêm dây lưng, cháu sẽ dùng dây lưng để cố định nó lên ghế.”

“Có thể làm trong hôm nay không? Mai cháu cần dùng.”

“Một cái đệm thôi mà cần gấp vậy à…” Ông lão thợ may lầm bẩm, vào phòng trong của cửa hàng may.

Kiều Vi đi theo, Nghiêm Tương đi chơi với cô cũng theo vào.

“Ôi!” Cậu bé hô lên.

Nhiều vải vụn quá.

Gian phòng không lớn, một bên có một cái tủ, hai bên còn lại có hai cái bàn lớn, hẳn là bàn làm việc của thợ may.

Kiều Vi thấy bàn ủi bằng sắt, không dùng điện. Chắc đó là loại bàn ủi sử dụng nhiệt từ lò bếp.

Có vô số các loại vải vụn đang chất đống trên bàn và trên đất, có thể nói là chất như núi.

Tuy nơi này rất lộn xộn nhưng đối với đứa bé như Nghiêm Tương thì chẳng khác nào lạc vào miền đất kỳ diệu.

Những đứa trẻ bình thường cũng thích những thứ này lắm.

Ông lão thợ may lật qua lật lại chọn loại vải thích hợp. Sau đó ông ấy cắt rất nhiều vải thành hình dạng giống nhau, rồi đặt lên máy may kiểu cũ của ông ấy rồi bắt đầu may.

May đệm này đơn giản hơn quần áo nhiều, không mất bao lâu thời gian. Kiều Vi đứng cạnh quan sát.

Nghiêm Tương nhìn hai người lớn, không ai chú ý đến cậu bé.

Cậu bé quay đầu nhìn vải vụn chất thành đống như một ngọn núi, cuối cùng vẫn nhịn không nổi mà đi tới tới.

Oa. Ngọn núi mềm mại đón lấy cậu bé.

Ha ha ha.

Ông lão thợ may làm xong hai cái đệm, đưa cho Kiều Vi: “Cô nhìn xem.”

Kiều Vi bóp bóp, rất dày cũng rất mềm. Mông nhỏ của Nghiêm Tương đúng là có phúc mà.

Cô đang định khen ông ấy thì hai người cùng nghe một tiếng “Ầm”.

Hai người quay đầu, thấy cảnh tượng ở sau thì dở khóc dở cười.

Nghiêm Tương nhào lên đống vải vụn, đống vải đổ mạnh xuống, còn người thì ngã ngay vào bàn may.

Bàn may được phủ một tấm vải trắng bị ngả màu đến mức nhìn không ra màu trắng, còn đôi chân ngắn của Nghiêm Tương lộ ra ngoài, vung vẩy.

Kiều Vi và ông lão thợ may chạy lại, kéo Nghiêm Tương ra: “Ôi trời ơi, có bị đập vào đầu không?”

Nghiêm Tương xoa đỉnh đầu, mếu máo: “Cứng quá…”

“Chắc chắn là cứng rồi.” Ông lão nói: “Đừng khóc, ông xem cháu có phải là đàn ông đích thực không. Cháu là con của quân nhân đấy! Bố cháu là quân nhân, đừng làm bố mất mặt.”

Nghiêm Tương nghe nói vậy thì nén nước mắt lại: “Cháu không khóc!”

Nước mắt còn vòng quanh trong hốc mắt kia kìa.

Đúng là vừa tức giận vừa buồn cười.

“Cảm ơn ông! Lần sau cháu lại đến chỗ ông may quần áo!”

Kiều Vi thanh toán xong, dẫn Nghiêm Tương ra ngoài.

Ông lão thợ may theo cô ra ngoài, đứng ngoài cửa, chống nạnh nhìn cô quấn hai cái đệm vào ghế tựa.

Chiếc xe đạp này còn mới tinh.

“Chồng cô…” Ông lão thợ may nói nửa câu rồi thôi, chỉ lắc đầu cười: “Thương vợ thật.”

Ông ấy lại nhìn đến chiếc ghế tựa trẻ em, lại khen: “Cũng thương con lắm.”

Kiều Vi ôm Nghiêm Tương ngồi lên ghế tựa, cười nói: “Tất nhiên con của anh ấy thì anh ấy thương rồi.”

“Cũng chưa chắc, có nhiều con thì sao được như vậy.” Ông lão thợ may sờ đầu Nghiêm Tương hỏi: “Có phải là con một không?”

“Vâng.”

“Thì đó.” Ông lão thợ may cảm thán: “Con một thì sao không thương cho được.”

Đôi mắt ông lão thợ may tràn ngập từ ái.

Kiều Vi nghe nói ông ấy không có con cái nên cũng không dám hỏi.

Cô đạp xe chở Nghiêm Tương về nhà.

Hay thật, trong trấn ai cũng đi xe đạp cả, chiếc nào chiếc nấy đều mới tinh.

Ba mươi chiếc xe đạp đều ra đường cùng một ngày à?

Có phải thế thật không thì không biết, nhưng người dân trong trấn hầu hết đều thích thú chỉ trỏ.

Bọn họ đều hâm mộ: “Bộ đội thích thật.”

Kiều Vi bị ngắm nhìn suốt một đường.

Lúc này đến xe đạp còn chưa phổ biến lắm huống chi còn có ghế tựa chuyên dùng cho trẻ em này nữa.

Quá mức hiếm thấy.

“Bố nhà nào thế nhỉ, thương con đến thế à.:

“Chắc chắn là con một rồi.”

Những tiếng bàn tán bay vào tai Kiều Vi. Mới chỉ một chút này thôi mà đã hai lần cô nghe được từ “con một” này rồi.

Rất nhiều đứa trẻ ngoài đường chạy theo xe đạp, tiếng cười nói giòn tan.

Có một vài đứa nhỏ rất dơ bẩn, trong nhà cũng không quan tâm. Chúng nó mặc quần áo rách, hoặc là quần áo có kích cỡ quá lớn, vừa nhìn là biết đồ của anh chị bỏ ra.

Có rất nhiều đứa trẻ như vậy.

Vì càng nhiều con thì sẽ càng không có giá trị.

Sinh ra mười đứa thì hết năm đứa yểu mệnh, chỉ còn lại năm đứa dưỡng lão khi về già.

Tất cả đều không có giá trị, rẻ tiền.

Hai mẹ con về đến nhà, Nghiêm Lỗi đứng dậy khỏi vườn rau quý giá của anh: “Về rồi à.”

Kiều Vi lạnh lùng đẩy xe vào, đạp chân chống xuống, “Ừ” một tiếng.

Nghiêm Lỗi: “?”

Nghiêm Lỗi xoa tay hỏi: “Sao thế em?”

Kiều Vi không quan tâm, cũng không thèm nhìn thẳng vào anh.

Nghiêm Tương vui vẻ khoe với Nghiêm Lỗi: “Bố, bố ơi, ghế tựa của con thoải mái lắm!”

“Ừ, con đi chơi đi.” Nghiêm Lỗi xoa xoa đầu Nghiêm Tương, muốn xem thử vợ sao rồi.

Vợ đang có chuyện gì đó.

Anh đâu ngờ Kiều Vi tức giận ngay: “Tay anh làm gì đó! Đừng chạm vào đầu thằng bé!”

Đầu Nghiêm Tương còn vừa mới bị đập vào bàn đấy.

Kiều Vi ôm Nghiêm Tương, ngồi xuống thổi cho cậu bé.

Nghiêm Lỗi: “…”

Anh chỉ xoa nhẹ thôi mà, đâu phải đánh con trai một cái đâu.

Có chuyện gì vậy nhỉ?

Kiều Vì liếc anh một cái, ôm Nghiêm Tương dịu dàng nói: “Đi thôi, chúng ta không quan tâm đến bố nữa!”

Nghiêm Tương: “?”

Hai mẹ con vào trong nhà.

Nghiêm Lỗi: “?”

Nghiêm Lỗi nghệt mặt ra.

Sao ra ngoài một chuyến rồi về lại thế này?

Anh chẳng làm gì sai cả, sao đột nhiên lại trở mặt với anh?

Tối qua vẫn còn tốt đẹp, hai người còn hận không thể hòa tan vào nhau luôn mà.

Có chuyện gì vậy nhỉ?

Nghiêm Lỗi không biết. Đúng thật là đời này anh không làm gì sai, nhưng đời trước, hoặc là ở một thế giới song song nào đó thì khó nói.

Kiều Vi càng nghĩ càng giận.

Nghiêm Lỗi thương Nghiêm Tương, cô có thể cảm nhận được rõ điều này.

Vậy tại sao trong tiểu thuyết gốc Nghiêm Tương lại biến thành một đứa trẻ kiệm lời, lầm lì?

Chẳng lẽ thật sự có chuyện mẹ kế, bố dượng sao?

Trên đường đạp xe đạp, cô đã nghĩ ra rồi.

Trong tiểu thuyết gốc, nữ chính Lâm Tịch Tịch gả cho Nghiêm Lỗi vì muốn ôm đùi anh.

Vì muốn trói chặt trái tim nam nhân sau này sẽ làm cao này, Lâm Tịch Tịch cố gắng sinh con cho Nghiêm Lỗi

Cô ta sinh rất nhiều con cho Nghiêm Lỗi, sinh đến mức con cháu đầy đàn, nhân khẩu rất nhiều.

Nghiêm Tương không phải con trai độc nhất của Nghiêm Lỗi.

Con nhiều sẽ không còn giá trị nữa. Vì tình yêu của bố đã được phân chia rất nhiều rồi.

Đặc biệt là chẳng có người bố nào yêu thương đứa con trai của cô vợ ngoại tình rồi chết. Cũng có khả năng sự bất hòa này trở thành bức tường ngăn cách hai cha con.

Tức chết mất thôi.

Nghiêm Lỗi không thương Nghiêm Tương, hoặc ít nhất là không thương một mình Nghiêm Tương.

Kiều Vi vừa nghĩ đến chuyện Nghiêm Lỗi có thể ôm các con gái nhỏ thân thiết, đau lòng cho chúng, nuông chiều chúng, cho chúng tiền tiêu, cho chúng mặc quần áo mới, cho chúng ăn ngon uống ngon, còn Nghiêm Tương chỉ có thể đứng góc phòng lặng lẽ nhìn, Kiều Vi tức muốn nổ tung.

Cô tức giận suốt đường về. Về đến nhà thấy Nghiêm Lỗi thì càng không có thái độ tốt với anh.

“Đừng quan tâm nữa! Chúng ta không quan tâm đến bố!” Cô ôm Nghiêm Tương ngồi trong phòng.

Nghiêm Tương: “?”

Cậu bé cũng không hiểu cóa chuyện gì xảy ra với mẹ.

“Mẹ đừng giận.” Nghiêm Tương vỗ nhẹ ngực cô để trấn an.

Tuy rằng cậu bé không hiểu, nhưng cậu bé vẫn dịu dàng quan tâm mẹ.

Kiều Vi thấy mũi mình chua xót, suýt chút nữa đã rơi nước mắt.

Đây là con trai cô.

Cô có ký ức về cậu bé.

Mười tháng mang thai, bụng nặng trĩu, thường xuyên bị chuột rút.

Lúc ngủ đến cả trở mình cũng khó khăn.

Khi sinh cậu bé, cô đau đến mức kêu cha gọi mẹ, thật sự đau như sắp chết đi.

Đây chính là đứa con cô sinh ra, cô nhớ rõ mồn một.

Lý trí Kiều Vi biết rằng cô chỉ là người xuyên không đến thay thế Kiều Vi Vi thật.

Nhưng giờ đây, bất kể là tinh thần hay về thân thể, cô chính là mẹ thật sự của Nghiêm Tương.

Cô vừa nghĩ đến chuyện có đứa trẻ khác cùng chia sẻ tình yêu thương của bố với Nghiêm Tương thì cô không chịu được.

Không chịu được dù chỉ là một chút!

“Không sinh nữa! Mẹ sẽ không sinh nữa!”

Kiều Vi quyết định.

Nghiêm Tương nghi ngờ.

“Mẹ không sinh thêm nữa, Tương Tương sẽ mãi là con trai một của bố con! Là cục cưng duy nhất của bố!”

“Bố con cũng đừng nghĩ đến chuyện có đứa con khác!”

Nghiêm Tương suy nghĩ một chút, cẩn thận hỏi lại: “Vậy con không có thêm em trai, em gái nữa ạ?”

Dì Dương đã lén nói với cậu bé nhiều lần, nói rằng cậu bé phải khuyên bố mẹ sinh thật nhiều em gái, em trai. Nhà có nhiều em gái, em trai mới vui.

Nhưng Nghiêm Tương vẫn cảm thấy nhiều quá sẽ náo loạn, mỗi bé Năm thôi mà đã làm người ta lo lắng rồi, sợ bé đi là té ngã. Vậy nên Nghiêm Tương không nhắc đến chuyện sinh em trai, em gái với bố mẹ.

“Ừ! Không có em trai, em gái gì hết. Tương Tương của chúng ta sẽ là con trai một của bố.”

“Bố con chỉ được yêu một mình con thôi.”

“Bố là bố của một mình Tương Tương, đừng hòng có ai cướp đi.”

Nghiêm Tương hỏi: “Còn mẹ thì sao?”

Kiều Vi nói: “Mẹ cũng là mẹ của Tương Tương thôi, không ai cướp được.”

Nghiêm Tương vui vẻ: “Được, không cần em trai, em gái nữa.”

Lúc này, Nghiêm Lỗi đứng bên ngoài gọi Nghiêm Tương: “Tương Tương, Tương Tương, con ra đây nào, Tương Tương.”

Nghiêm Tương nhìn cửa sổ, lại nhìn mẹ.

“Đi đi.” Kiều Vi buông cậu bé.

Kiều Vi bình tĩnh lại rồi.

Cô có thể tức giận Nghiêm Lỗi, nhưng không thể tiêm vào đầu Nghiêm Tương suy nghĩ rằng “Bố không tốt”.

Phải để cậu bé cũng thương bố. Yêu thương lẫn nhau. Nghiêm Lỗi cảm nhận được tình yêu của con đối với anh thì sẽ càng yêu đứa con trai này.

Nhất định hai bố con phải yêu thương nhau đến già, đến chết cho cô.

Hừ.

Nghiêm Lỗi ngồi xổm xuống, nhỏ giọng hỏi Nghiêm Tương: “Mẹ con sao thế? Hai người nói gì trong phòng vậy?”

Nghiêm Tương nói: “Nói chuyện sinh em trai, em gái ạ.”

“Hả?” Nghiêm Lỗi không ngờ là đề tài này, anh kinh ngạc: “Mẹ con nói sao?”

“Mẹ nói, mẹ không sinh em trai, em gái, mẹ chỉ muốn có một đứa con là con.”

Nghiêm Lỗi xoa xoa cằm, suy nghĩ, nói: “Cô ấy gặp ai bên ngoài sao?”

Vợ của đồng đội anh rất hay nói nhảm, hơn nữa còn thích lo chuyện nhà người khác. Lần nào gặp cũng lải nhải với họ.

Đừng nói là chị dâu, ngay cả anh Triệu cũng hay nói với anh mấy lần, bảo anh sinh thêm nhiều đứa vào, một đứa ít quá, không an toàn.

Nhưng Nghiêm Lỗi nhớ đến Cương Tử không hiểu chuyện đang học lớp năm, còn Hoa Tử thì không có chủ kiến của mình, Quân Tử cầm vạt áo lau nước mũi.

Nghiêm Lỗi cảm thấy chuyện sinh con, chất lượng vẫn quan trọng hơn số lượng.

Nghiêm Tương là một đứa trẻ thông minh.

Nhiều lần anh thấy Nghiêm Tương xem sách, anh ngạc nhiên hỏi cậu bé con có hiểu không. Mẹ cậu bé nói: “Em đã dạy nó mặt chữ rồi.”

Rất hiển nhiên, con trai anh kế thừa năng lực học tập của mẹ, tương lai nó chắc chắn cũng sẽ là một người trí thức.

Nghiêm Lỗi cực kỳ tự tin, anh có một đứa con trai ăn đứt mười đứa con trai của người khác.

Tất nhiên, nếu có thêm chín đứa đứa nhỏ như vậy nữa sẽ tốt hơn. Hoặc nếu có thêm mấy đứa con gái nhỏ vừa trắng trẻo vừa đáng yêu thì cũng tốt.

Đáng tiếc là Kiều Vi không chịu sinh nữa.

Chắc là cô đã bị dọa sau lần đầu sinh con.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.