(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Thì ra là thế.
Mặc dù Kiều Vi thường xuyên nhắc nhở bản thân phải chú ý đến tính chất thời đại, nhưng dù sao cô cũng đến từ thời đại internet, kỹ thuật phát triển, hàng hóa vô cùng phong phú.
Cô vẫn khó khăn trong việc nắm bắt “Mức độ” sử dụng vật phẩm.
Dù sao ở hiện đại, bông bị thay thế bởi vải dệt, gần như không ai đắp chăn bông, mặc áo bông nữa.
Quá khó để nắm bắt mức độ.
Kiều Vi rất cảm kích ông lão đã nhắc nhở cô, khẽ “Cảm ơn” sau đó rời đi.
Cô ra khỏi tiệm may nhưng không đi về nhà, lúc Kiều Vi và Nghiêm Tương ra ngoài, ngoại trừ cầm vải còn cầm theo thùng.
Nghiêm Tương giơ xẻng nhỏ lên: “Mẹ, đi thôi!”
Kiều Vi: “Đi thôi!”
Đã nói hôm nay sẽ đi nhặt đá cuội.
Hai mẹ con ôm một thùng, Nghiêm Tương cầm xẻng nhỏ của mình… Khi cùng bố đi ra sông móc bùn, xẻng nhỏ của cậu bé rất có tác dụng.
Hôm qua khi đi chợ, Kiều Vi nhìn thấy trong sông có đá cuội.
Hai mẹ con đến bờ sông, mặt trời chiếu xuống dòng sông nhỏ ánh lên sóng nước lấp loáng. Nơi đây ở ngoài trấn, có thể nhìn thấy đồng ruộng xanh mơn mởn ở đằng xa.
Dưới ánh nắng, Kiều Vi vén tóc mai ra sau tai, cảm thán phong cảnh đồng quê, không còn gì hơn thế này nữa.
Cô tìm nơi nước cạn có thể nhìn thấy đáy và lội xuống sông.
Cô dẫn theo con nên độ sâu này không nguy hiểm.
Hai người cởi giày, kéo ống quần đi xuống sông, xoay người nhặt đá cuội.
“Vì sao lại gọi hòn đá này là đá trứng ngỗng vậy ạ?” Kiều Vi nói: “Vì trông giống quả trứng, con nhìn hình dạng của hòn đá đi, có phải rất giống trứng ngỗng không, cho nên gọi là đá cuội trứng ngỗng.”
Cậu bé biết được kiến thức mới, vui vẻ xoay người tìm đá.
Kiều Vi dặn cậu bé: “Phải tìm hòn đá đẹp nhé.”
Hòn đá xinh đẹp là thế nào, không cần dạy, người có mắt sẽ tự biết nhìn.
Những hòn đá màu nhạt, gần như trong suốt hoặc là màu vô cùng tinh khiết là đẹp. Không cần Kiều Vi dạy, Nghiêm Tương cũng có thể nhặt được.
Lúc này ánh nắng rất nóng nhưng nước sông mát lạnh, ngâm chân vào sông rất dễ chịu.
Kiều Vi đã hết kỳ kinh nguyệt nên không sợ nước lạnh.
Cô còn đội mũ rơm mua ở chợ phiên hôm qua.
Mũ rơm này vốn là mũ của nông dân, nếu có thể buộc dây lụa xinh đẹp và thắt nơ bướm thì rất hợp để đi biển.
Nhưng như vậy quá giống giai cấp tiểu tư sản, hơn nữa cũng không có dây lụa đẹp. Kiều Vi cắt vải thô màu lam buộc lại một vòng, cột nơ bướm.
Thậm chí miếng vải thô kia còn không có viền, lại tưa rất nhiều chỉ.
Dùng để trang trí rất tự nhiên lại đơn giản.
Người ta chỉ có thể nói đồng chí nữ này rất biết sửa soạn, thích chưng diện, không thể nói đồng chí này là giai cấp tiểu tư sản, sa đọa lả lơi được.
Hai mẹ con nhặt đá vô cùng vui vẻ, không tốn nhiều thời gian đã nhặt đầy một thùng.
Bọn họ ngồi ở tảng đá bên sông hong khô chân, mang giày chuẩn bị thắng lợi trở về. Kiều Vi xoay người xách thùng…
Không, không cầm lên được.
Cô đã đánh giá bản thân quá cao, đành dở khóc dở cười.
Cuối cùng không còn cách nào, cô đổ ra nửa thùng đá cuội, chất ở cạnh tảng đá lớn rồi ôm nửa thùng về.
Lúc này mặt trời đã lên đỉnh, Kiều Vi nói: “Đợi buổi chiều chúng ta đi tiếp.”
Nghiêm Tương: “Vâng!”
Theo thói quen ăn cơm trưa xong sẽ đi ngủ.
Ngủ trưa đúng là thói quen tốt, ngủ một giấc dậy lười biếng nhìn ánh nắng bên ngoài. Giờ phút này cảm thấy thế gian không còn gì phải bận rộn, lo lắng hốt hoảng nữa.
Chỉ muốn nhắm mắt lại nghe tiếng ve kêu.
Chờ sau khi tỉnh táo lại đi rửa mặt.
Nghiêm Tương cũng tỉnh, cậu bé ngủ trưa dậy vô cùng tỉnh táo: “Mẹ, đi thôi.”
Kiều Vi vui vẻ: “Ừm!”
Hai người đi đến bờ sông xách nửa phần đá cuội còn lại về nhà, đặt chung với đá cuội mang về buổi trưa, ngâm vào thùng nước.
“Mẹ, đủ chưa?” Trong mắt Nghiêm Tương có vẻ mong chờ hỏi.
Kiều Vi nói: “Còn thiếu rất nhiều.”
Cô cầm gậy nhỏ, vẽ hai đường thẳng song song từ cổng đến cửa nhà: “Con xem, muốn làm con đường này, trải số đá cuội này lên không đủ.”
Nghiêm Tương vỗ tay: “Đi thôi, chúng ta đi tiếp.”
“Hôm nay đủ rồi, đá nặng quá, chúng ta làm Ngu Công dời núi, mỗi ngày một chút là được.” Kiều Vi nói.
Không cần tìm mấy công nhân nhanh nhẹn làm, mà tự mình làm, mỗi ngày thay đổi một chút.
Thậm chí cho dù làm rất khó, rất xấu, thất bại cũng không sao, quan trọng là vui vẻ trong quá trình làm.
“Đào hố cát trước đi.” Kiều Vi nói.
Cô và Nghiêm Lỗi đã bàn với nhau, Nghiêm Lỗi nói anh đi tìm cát, Kiều Vi nói mình đào hố.
Nghiêm Tương mặc kệ, nhảy dựng lên: “Để con đào! Để con đào hố cát!”
Mẹ đã nói với cậu bé, mai này hố sẽ được lấp cát cho cậu bé chơi.
Đàn ông phải tự mình đào hố của mình!
Kiều Vi dùng cành cây vẽ trên đất một hình vuông, lấy cây dù ra dựng nghiêng trên mặt đất: “Con đứng đây, đừng để mặt trời chiếu vào.”
Cô dạy Nghiêm Tương: “Chỉ đào trong này thôi, đừng đào ra bên ngoài.”
Nghiêm Tương có một cái xẻng sắt nhỏ và một cái thùng sắt nhỏ. Trong trí nhớ đây là dụng cụ mà Nghiêm Lỗi tìm người làm riêng cho cậu bé.
Mặc dù chỉ là dụng cụ mini nhưng đúng là có thể dùng được.
Nó cũng rất hợp với Nghiêm Tương.
Ban đầu Nghiêm Tương ngồi xổm dưới tán ô, sau đó cậu bé đặt mông ngồi hẳn xuống. Cậu bé ngồi dưới bóng râm của cây dù, cầm xẻng đào rồi lại đào. Đất đào lên được thì cho vào thùng sắt, sau đó đổ vào góc sân.
Đứa trẻ hăng say làm việc không sợ mệt, Kiều Vi cười híp mắt nhìn cậu bé.
Chè đậu xanh ngâm trong thau nước giếng từ sáng đã lạnh. Kiều Vi lấy một bát bưng qua cho Nghiêm Tương.
Nghiêm Tương giơ hai tay dính đầy đất lên, tu ùng ục hết nửa bát: “Ngon quá!”
Chè đậu xanh có đường, vừa mát vừa ngọt, đúng là rất ngon. Tiếc là ở đây không có tủ lạnh, chè đậu xanh mát nhưng chưa đủ lạnh, bỏ thêm đá vào thì đúng là tuyệt vời cho ngày hè.
Kiều Vi hỏi Nghiêm Tương: “Con từng uống nước có ga chưa?”
Nghiêm Tương lắc đầu.
Kiều Vi thấy Nghiêm Tương thật đáng thương, ngay cả nước ngọt có ga cũng chưa từng uống. Nhưng cô nghĩ lại hôm qua trên chợ cũng chỉ thấy bán kem, không hề có nước ngọt, chắc do nơi này chỉ là thị trấn nhỏ.
Dù sao cũng chỉ là một thị trấn nhỏ, có lẽ vào thành phố thì sẽ bán nước ngọt.
“Mẹ ơi, nước ngọt có ga ngon không ạ?” Nghiêm Tương tò mò hỏi: “Sao nó lại tên là nước ngọt có ga? Do có ga trong nước sao? Có giống như cá nhỏ thổi bong bóng không?”
Kiều Vi bị chọc cười, đúng là một bé con thông minh.
“Nước ngọt có ga là một loại nước được cho khí carbon dioxide vào.” Cô nói với cậu bé: “Nước này cũng giống như nước bình thường thôi, nhưng khi con mở nắp ra thì nó sẽ sủi bọt lên, giống như có rất nhiều cá nhỏ thổi bong bóng cùng một lúc vậy.”
Nghiêm Tương tưởng tượng rồi bưng mặt: “Đáng sợ quá.”
Cậu bé quên tay mình còn dính đất, nên mặt lập tức lem luốc.
Kiều Vi cười ha ha: “Không đáng sợ đâu, đừng sợ.”
Nghiêm Tương tò mò: “Vậy khi uống nước ngọt thì trong miệng sẽ sủi bong bóng sao?”
“Có. Sẽ có những bọt khí nhỏ đọng trên đầu lưỡi của con.” Kiều Vi nói: “Cảm giác đó rất kì diệu, đợi con uống rồi con nhất định sẽ thích.”
Nếu mẹ đã khen như thế thì đó chắc chắn là đồ tốt. Cậu bé không khỏi mong chờ.
Kiều Vi mềm lòng: “Nếu sau này rảnh, bố mẹ sẽ dẫn con đến thành phố lớn, chắc chắn ở đó sẽ bán nước ngọt. Lúc ấy chúng ta sẽ uống thỏa thích.”
Nghiêm Tương vỗ tay: “Dạ!”
Tuy Nghiêm Tương còn nhỏ, nhưng là một đứa trẻ rất nghị lực, làm việc rất chăm chú.
Cậu bé ngồi dưới tán ô tập trung đào hố cát của mình.
Kiều Vi xử lí nguyên liệu nấu bữa tối xong, rửa tay rồi vào nhìn đồng hồ vai bò 555, mới đây mà đã ba rưỡi chiều rồi.
Cô gọi Nghiêm Tương đến rửa tay: “Đi thôi, chúng ta qua chỗ thợ may lấy đồ nào.”
“Vâng!”
Ba rưỡi trời vẫn còn nắng, Kiều Vi đưa mũ rơm cho Nghiêm Tương đội, còn cô thì che ô.
Mũ rơm của người lớn quá rộng so với Nghiêm Tương. Cậu bé còn cố tình lắc đầu, làm mũ lệch trái lệch phải, cười đùa suốt chặng đường.
Đến tiệm may, ba chiếc gối dựa đã được làm xong.
“Đúng rồi, ý của cháu đúng là như thế này.” Kiều Vi vui vẻ gấp lại bỏ vào giỏ.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");