Thập Niên 60: Cuộc Sống Mỹ Mãn Của Vợ Trước Lót Đường Trong Niên Đại Văn

Chương 120




(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Thiên tài Nghiêm Tương giải thích.

No bụng là sao? Ăn no quá à?

Ngày nào cậu bé và mẹ cũng nắm tay nhau đi trên đoạn đường đó.

Ngân nga hát

Mặt trời chiếu sáng rực rỡ, làn gió buổi sáng trong lành.

Mẹ sẽ lớn tiếng chào hỏi những người mà mẹ quen biết, gọi chị dâu cũng có mà gọi chị cả cũng có luôn.

Mọi người đều mỉm cười, có mấy người bước vội đi sẽ quay đầu gọi mẹ: “Nhà lão Lý nói hôm nay có chân giò! Chị nhanh lên! Em sang xếp hàng trước cho chị!”

Sau đó mẹ bế cậu bé lên và chạy theo ngay.

Chân giò khó mua được lắm.

Phải tranh vỡ đầu mới mua được.

Mẹ mua được chân giò nên rất vui, tối hôm đó cả nhà được ăn chân giò kho.

Mẹ còn cắt một bát và mang sang cho nhà bác cả Triệu.

Nghiêm Tương tốt bụng nhắc Quân Quân ăn cơm tối xong phải đánh răng, nhưng Quân Quân lại lè lưỡi, còn làm mặt quỷ với cậu bé

Sau đó Quân Quân bị sâu răng, đau đến mức khóc lên, Nghiêm Tương không hề ngạc nhiên chút nào.

Hừ.

Hàng ngày mua đồ ăn xong, mẹ sẽ thong thả đi về dưới nắng, dọn dẹp tươm tất nhà cửa rồi mới dẫn cậu bé đến trạm phát thanh làm việc.

Nghiêm Tương đã không ít lần nghe mẹ khen ngợi: “Công việc thần tiên.”

Nghiêm Tương: “?”

Không hiểu lắm.

Nhưng Nghiêm Tương rất thích trạm phát thanh.

Bắt đầu từ cổng đại viện ủy ban thị trấn, cậu bé đã bắt đầu một ngày bằng cách chào hỏi: “Cháu chào chú!”

Chú ở phòng bảo vệ sẽ cười tươi vẫy tay với cậu bé: ” Nghiêm Tương đến rồi đấy à.”

Suốt dọc đường, cậu bé đều lễ phép chào hỏi các chú, các bác, các cô mà cậu bé quen biết.

Thậm chí có người nghe thấy tiếng còn cố ý mở cửa sổ gọi cậu bé: “Này! nhóc Nghiêm Tương! Còn chưa chào chú đâu đấy nhé!”

Nghiêm Tương lễ phép dừng lại rồi nghiêm túc chào hỏi.

Cậu bé không hiểu tại sao người lớn lại cười ha ha. Nhưng những tiếng cười đó nghe có vẻ rất vui, khiến cho tâm trạng của mọi người cảm thấy thoải mái.

Hơn nữa họ còn thường lấy kẹo trong túi quần ra, nói: “Cho cháu.”

Đại viện ủy ban thị trấn là một nơi tốt để kiếm kẹo!

Trẻ con chỉ cần lễ phép là sẽ có kẹo ăn!

Thật ra điều khiến Nghiêm Tương tự hào nhất là cậu bé có một cái bàn riêng ở trạm phát thanh.

Nhưng đáng tiếc là anh Cương Tử, anh Hoa Tử, chị Anh Tử và cả Quân Quân không ai chịu tin, họ nói cậu bé khoác lác.

Điều này khiến Nghiêm Tương rất tức giận, nhưng cậu bé không có cách nào chứng minh được, cậu bé cũng không thể đưa họ đến chỗ làm việc được.

Nghiêm Tương chỉ có thể nghiêm túc làm việc của mình.

Một ngày của Nghiêm Tương bắt đầu từ việc đến thư viện chọn sách.

Thư viện quả thật là một kho báu.

Chỉ là người quản lý thư viện hơi lười biếng, ông ta luôn nằm gục trên bàn ngủ gà ngủ gật, còn thường xuyên không thấy bóng dáng đâu.

Ông ta chỉ dọn dẹp vệ sinh thư viện, còn việc sắp xếp sách, phân loại sách thì thường làm rất qua loa.

Nghiêm Tương không còn cách nào khác, với tư cách là một bạn nhỏ đã lớn, lại còn làm việc ở ủy ban thị trấn, Nghiêm Tương đã không ngần ngại đảm nhận nhiệm vụ phân loại sách.

Có rất nhiều cuốn sách có thể vừa nhìn là biết ngay thể loại.

Có một vài cuốn không nhìn ra được thì cậu bé sẽ hỏi mẹ.

Cậu bé cứ thế âm thầm xếp những cuốn sách để sai chỗ về đúng thể loại của nó rồi rời đi. Mãi cho đến khi cậu bé theo mẹ rời khỏi trạm phát thanh và đi đến huyện thì vẫn không có một người lớn nào phát hiện ra.

Nhiều năm sau, Nghiêm Tương mới kể chuyện này cho mẹ nghe.

Bố không tin, bố nói: “Lúc đó con mới có mấy tuổi, đừng có khoác lác.”

Mẹ cũng rất bất ngờ nhưng không ngạc nhiên, mẹ không hề ngạc nhiên một chút nào.

Đúng vậy, mẹ chưa bao giờ ngạc nhiên trước bất cứ điều gì cậu bé làm.

Mẹ chỉ xoa đầu cậu bé rồi cười.

Nhưng sau đó mẹ cũng không nhắc lại từ “no bụng” nữa.

Chọn một cuốn sách trong thư viện là việc khởi đầu một ngày của Nghiêm Tương.

Cuốn sách mà cậu bé thích nhất là những cuốn sách vừa có chữ vừa có tranh.

Bởi vì có nhiều danh từ trong văn bản biểu thị những thứ mà cậu bé chưa từng thấy trước đây. Hình ảnh minh họa có thể giúp cậu bé hiểu rõ hơn nghĩa của những danh từ đó cũng như cách thức áp dụng chúng trong thực tế.

Trong tất cả các cuốn sách, cuốn sách khiến cậu bé say mê nhất chính là bộ “Sổ tay huấn luyện dân quân”, bởi vì nó sử dụng ngôn ngữ rất đơn giản và dễ hiểu, còn kèm theo nhiều hình ảnh giải thích, từ đơn giản đến sâu sắc, từ những điều kiện thô sơ nhất của □□ cho đến tên lửa của chủ nghĩa đế quốc xuyên qua mây trắng bay trên bầu trời xanh.

Thật sự quá hấp dẫn.

Bộ sách này rất quan trọng trong thời thơ ấu của Nghiêm Tương.

Khi ở trạm phát thanh, cậu bé đã đọc đi đọc lại nhiều lần.

Dáng vẻ nghiêm túc đọc sách của cậu bé thường khiến cho các chú, các bác, các cô ở trạm phát thanh phải bật cười.

Nghiêm Tương vẫn không hiểu lắm về những tiếng cười của người lớn, nhưng những tiếng cười này lại không có ác ý.

Chú Thiên Minh cũng là người rất thích đọc sách, theo hiểu biết của Nghiêm Tương, công việc của chú ở trạm phát thanh là đọc sách và tưới hoa.

Hàng ngày đến trạm phát thanh, chú sẽ xách ấm đi lấy nước nóng và pha trà, sau đó đi tưới những bông hoa quý giá của chú.

Mọi người đều có một chậu hoa trên bệ cửa sổ hoặc bàn làm việc. Sau đó mẹ cũng có một chậu hoa, nhưng khi rời đi mẹ không mang theo.

Bởi vì mẹ nghĩ rằng mẹ sẽ quay lại.

Nhưng mẹ lại không quay lại trạm phát thanh nữa.

Chậu hoa đó đã được chuyển sang cho chú Thiên Minh, nghe nói chú Thiên Minh chăm sóc nó rất tốt.

Tưới hoa xong, chú Thiên Minh bắt đầu công việc một ngày của mình, đó là đọc sách.

Chú sẽ đọc sách cả ngày, từ lúc đi làm cho đến lúc tan làm.

Nghiêm Tương thấy công việc này rất tuyệt.

Khi lớn lên, cậu bé cũng muốn làm công việc như vậy, một công việc chỉ chuyên đọc sách.

Công việc của dì Hồ là quét dọn vệ sinh.

Dì Hồ là một người chăm chỉ, cô ấy lau sạch từng chiếc bàn, trong phòng không có một góc bẩn nào.

Nhưng chỉ cần cô ấy muốn đến phòng phát thanh xem là sắc mặt của mọi người sẽ thay đổi.

Trạm phát thanh phải khóa cửa sau khi kết thúc phát sóng.

Quy định này vẫn luôn được áp dụng, nhưng chú Thiên Minh nói, trước đây mọi người đều lười khóa. Việc này chỉ bắt đầu được thực hiện nghiêm túc sau khi dì Hồ đến trạm phát thanh làm việc.

Nhưng hạt dưa dì Hồ rang rất ngon.

Có lúc dì Mạn và mẹ không rời đi ngay sau khi làm xong việc buổi chiều mà cùng mọi người tụ tập lại bóc hạt dưa.

Thường thì phải đến buổi chiều mới bắt đầu bóc, bởi vì bác trạm trưởng Lục nói, buổi sáng phải có dáng vẻ của buổi sáng, hạt dưa thì chiều bóc sau. Mới sáng sớm đã bóc hạt dưa thì chẳng ra làm sao cả.

Thế là buổi chiều mọi người mới quây quần lại bóc hạt dưa uống trà.

Dì Hồ luôn có những câu chuyện bất tận kể về những chuyện ở trong đại viện.

Mọi người đều nghe rất say sưa.

Lúc này mẹ cũng giống như mọi người, ngồi khoanh chân và bóc hạt dưa.

Ánh nắng buổi chiều xuyên qua khung cửa kính chiếu lên mặt mẹ, lông mày mẹ thư thái, khóe miệng nở nụ cười.

Đôi khi Nghiêm Tương nhìn thấy, cậu bé bỗng hiểu được từ “thoải mái” là như thế nào. Lời giải thích trong từ điển đã được cụ thể hóa trên khuôn mặt mẹ.

Phòng trực điện thoại lại là một thế giới khác.

Phòng trực điện thoại cũng là một nơi kỳ diệu, là nơi mà bạn có thể nghe thấy những âm thanh đến từ rất xa.

Công việc hàng ngày của các dì là nghe lén.

Đôi khi họ còn vội vàng chạy tới, hét lên gọi người: “Mau qua đây!”

Bác trạm trưởng Lục và chú Thiên Minh không tiện đi qua lắm, bởi vì họ nói: “Toàn là đồng chí nữ.”

Mặc dù họ rất muốn nghe cùng nhưng cũng chỉ có thể nhìn với ánh mắt háo hức.

Mẹ và các cô thì không ngại ngùng gì, họ sẽ nhổm dậy và lao tới ngay lập tức, sau đó say sưa nghe lén những cuộc trò chuyện không nên nghe.

Lúc đó, nhiều người hoàn toàn không biết rằng cuộc điện thoại của họ có thể bị nhân viên trực điện thoại nghe trộm. Bọn họ sẽ nói rất nhiều chuyện qua điện thoại và tưởng rằng không có ai khác biết.

Chỉ những người đã từng tiếp xúc với người của phòng trực điện thoại mới biết, hóa ra là như vậy.

Lần nào mẹ và các dì cũng đều mang vẻ mặt thỏa mãn mà bước ra khỏi phòng trực điện thoại, sau đó kể lại những gì nghe được cho bác trạm trưởng Lục và chú Thiên Minh.

Họ cũng nghe rất say sưa.

Có lần mẹ còn kể cho mọi người nghe một câu chuyện rất đáng sợ.

Có một người đàn ông đang gọi điện thoại thì nhân viên trực điện thoại đã kết nối nhầm đường dây của ông ta và kết quả là ông ta nghe được cuộc trò chuyện của hai người trong đường dây.

Một người là “Trưởng phòng Vương” nói rằng anh ta đã mua vé tàu hôm nào đó và chuẩn bị đi từ chỗ A đến chỗ B và chỗ C, đi xong các nơi thì có thể quay lại.

Trưởng phòng Vương còn nhắc đến “tiền hàng” và con số “một vạn.”

Lúc đó người đàn ông không phản ứng lại kịp nên đã cúp điện thoại. Nhưng ngay sau đó, ông ta chợt nhận ra, có một “Trưởng phòng Vương” muốn mang theo một số tiền lớn đi từ địa điểm A đến địa điểm B.

Người đàn ông đó đã bị số tiền khổng lồ cám dỗ, bởi vì nơi ông ta đang ở là địa điểm A.

Ông ta tra cứu dựa trên thông tin nghe được từ điện thoại và phát hiện ngày hôm đó chỉ có một chuyến tàu đến địa điểm B.

Người đàn ông này nghĩ cách để xin được cơ hội đi công tác tại địa điểm B và mua vé tàu cùng ngày.

Ông ta quan sát và bắt chuyện trên toa tàu, quả nhiên ông ta đã tìm thấy “Trưởng phòng Vương” này.

Ông ta lấy được lòng tin của trưởng phòng Vương, cứ thế hai người đã nhanh chóng làm quen với nhau, sau đó bọn họ cùng nhau xuống tàu ở địa điểm B và ở cùng một nhà trọ.

Người đàn ông này đã bí mật giết chết trưởng phòng Vương và muốn lấy trộm số tiền “một vạn” trên người hắn ta.

Kết quả là ông ta chỉ tìm thấy một tờ giấy có đóng dấu trong cặp công văn của trưởng phòng Vương. Trong tờ giấy viết, khoản thanh toán mà xưởng A tại địa điểm A nợ đơn vị của Trưởng phòng Vương sẽ được chuyển trực tiếp sang số tiền mà đơn vị của Trưởng phòng Vương cần thanh toán cho đơn vị B tại địa điểm B.

Ông ta vì số tiền “một vạn” không hề tồn tại này mà trở thành kẻ giết người.

Ông ta ngã ngồi xuống đất, chết lặng.

Nghiêm Tương thấy câu chuyện này rất đáng sợ.

Dì Hồ, dì Mạn và thậm chí cả chú Thiên Minh cũng thấy như vậy.

Nhưng bác trạm trưởng Lục đã đưa ra rất nhiều nghi vấn dựa trên kinh nghiệm sống phong phú của mình, bác ấy cho rằng chuyện này có rất nhiều sơ hở và thiếu logic.

Cuối cùng mẹ đau đầu kêu lên: “Đã bảo là chuyện kể rồi mà, là tiểu thuyết, không phải thật!”

Bác nói: “Hừ, tác giả này viết không hay, nếu là tôi thì tôi sẽ viết như thế này thế này…”

Thậm chí bác ấy còn thực sự bắt đầu cầm bút viết.

Nhưng mãi cho đến lúc tan làm ngày hôm đó, ông ấy vẫn chưa viết ra được gì mà cứ gãi vào tờ giấy nháp.

Mấy ngày sau đó, ông ấy cứ luôn lẩm bẩm: “Cái này khó sửa, khó sửa…”

Mẹ thì thầm với bố rằng không ngờ bác trạm trưởng Lục còn có ước mơ văn chương.

Bố hỏi có chuyện gì thì mẹ đã lại kể lại câu chuyện một lần nữa. Bố nghe xong câu chuyện này cũng đưa ra rất nhiều nghi vấn giống như bác trạm trưởng Lục.

Mẹ: “Đấy là truyện! Tiểu thuyết! Không phải thật! Thứ bịa ra thì đương nhiên sẽ có sơ hở!”

Bố nhân cơ hội giáo dục tôi: “Con thấy đấy, chỉ cần là đồ giả thì chắc chắn sẽ bị người ta phát hiện ra, vậy nên một đứa trẻ có được nói dối không?”

Điều mà Nghiêm Tương đặc biệt tự hào ở đài phát thanh, ngoài việc có bàn làm việc riêng ra thì chính là cậu bé thực sự có việc phải làm.

Trước đây khi bác trạm trưởng Lục cần người chạy việc thì đều chỉ định ngẫu nhiên một người nào đó trong phòng làm việc.

Nhưng có một ngày, ông trạm trưởng viết xong một tờ giấy, cầm lên định gọi người thì bỗng đẩy kính lên nhìn Nghiêm Tương.

Kể từ ngày hôm đó, ông ấy cảm thấy mình cũng nên giao việc cho đồng chí nhỏ Nghiêm Tương.

Nghiêm Tương, giao cho cháu một nhiệm vụ, đem cái này đến phòng hậu cần. Cháu biết phòng hậu cần ở đâu không?

Nghiêm Tương lần đầu nhận được nhiệm vụ thế nên vô cùng phấn khích, cậu bé đứng thẳng người, nói: “Biết ạ!”

“Giao cái này cho cán sự Tôn của phòng hậu cần và nói với chú ấy là của đài phát thanh gửi, phải giao tận tay cho chú ấy.” Bác trạm trưởng Lục nói: “Nếu chú ấy không có ở đó thì giao cho người khác cũng được nhưng phải lấy đồ ngay tại chỗ. Nếu không lấy được đồ ngay tại chỗ thì nhất định phải hỏi rõ người đó là ai và quay về báo cáo với bác là cháu đã giao cho ai. Để tránh sau này làm mất rồi lại không tìm được người chịu trách nhiệm.”

Nghiêm Tương đảm bảo mình nhất định sẽ làm được, thế nên bác trạm trưởng Lục liền giao tờ giấy sản xuất đó cho cậu bé.

Sau này nhớ lại thì có lẽ đó chỉ là một tờ đơn xin cho đài phát thanh mấy cái kẹp tài liệu, mấy lọ mực các thứ, nhưng đối với Nghiêm Tương lúc đó, nó còn quý hơn cả thánh chỉ.

Cậu bé nâng niu mang tờ giấy đi.

Sau đó lại cẩn thận vừa ôm vừa xách đồ về. Bởi vì các cô ở phòng hậu cần đã dặn cậu bé: “Đừng chạy nhé, lỡ làm rơi lọ mực vỡ ra thì phiền lắm.”

Sao bạn nhỏ Nghiêm Tương có thể mắc phải lỗi mà những bạn nhỏ bình thường hay mắc phải chứ.

Cậu bé là một thiên tài no bụng! Là một bạn nhỏ ăn rất no, rất khỏe!

Cậu bé đã hoàn thành an toàn và xuất sắc nhiệm vụ mà bác trạm trưởng Lục giao cho.

Kể từ lần đầu tiên đó, cậu bé đã nhận được sự tin tưởng của bác trạm trưởng Lục.

Sau đó, toàn bộ công việc lặt vặt của đài phát thanh đều giao cho Nghiêm Tương.

Sau này, khi đi theo mẹ đến huyện, Nghiêm Tương không thể tiếp tục “đi làm” nữa, cậu bé vẫn luôn rất nhớ quãng thời gian ở đài phát thanh.

Nhưng không sao, nhân tài thì đến bất cứ đâu cũng tỏa sáng được.

Sau này Nghiêm Tương đã thành công trở thành trợ giảng tại một trường mẫu giáo của cơ quan chính quyền huyện.

(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.