Sơn Hải Dị Thú Chí

Chương 99: 99. Thanh Long –




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

SonHaiDiThuChi-099

Trong thời đại học thuyết ngũ hành thịnh hành, các học giả ngũ hành dựa theo ngũ hành âm dương phối năm loại màu sắc cho Đông Nam Tây Bắc Trung, tiếp đó phối cho mỗi con thánh thú ở Đông Nam Tây Bắc: Đông Phương Thanh Long 东方青龙, Tây Phương Bạch Hổ 西方白虎, Bắc Phương Huyền Vũ 北方玄武, Nam Phương Chu Tước 南方朱雀. Thanh Long chính là thánh thú chưởng quản phương Đông.

Căn cứ vào cách nói của 《Sơn Hải Kinh》, trong thần linh bốn phương, “Phương Nam Chúc Dung祝融, thân thú mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Tây Nhục Thu 蓐收, tai trái có rắn, cưỡi hai rồng”, “Phương Đông có Câu Mang, thân chim mặt người, cưỡi hai rồng”, “Phương Bắc Ngu Cương 禺疆, thân đen có tay chân, cưỡi hai rồng”. Có thể thấy được miêu tả trong 《Sơn Hải Kinh》, rồng đều là vật dùng để cưỡi. Thanh Long đại biểu cho bảy chòm sao phương Đông: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, hình dạng mà bảy chòm sao này tạo thành cực kỳ giống như một con rồng: chòm sao Giác là sừng rồng, chòm sao Cang là cổ rồng, chòm sao Đê là thân rồng, đến chòm sao là vị trí phần cổ rồng, chòm sao Phòng là vai rồng, chòm sao Tâm là tim rồng, chòm sao Vĩ là đuôi rồng, chòm sao Cơ chính là điểm cuối cùng của đuôi rồng.

Thanh Long là thánh thú thuộc tính Mộc, các đế vương cổ đại đều thích ví bản thân là rồng. Trong rất nhiều triều đại cũng có đế vương lấy Thanh Long làm niên hiệu của mình, ví dụ điển hình nhất là Ngụy Minh Đế thời Tam Quốc. Trong sách sử cũng có ghi chép đề cập đến triều nhà Hạ là thuộc về niên đại Mộc Đức, cho nên “Thanh Long sinh ngoài thành” chính là dấu hiệu tốt lành.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.