Bà ngoại ôm cô cháu nhỏ rời khỏi nhà con rể trở về căn nhà nhỏ của mình vừa mở cửa ra bà âu yếm nhìn cháu gái mắt đang nhắm cất giọng đầy ôn nhu :
- Chào mừng con đến với tổ ấm của ngoại từ bây giờ hai bà cháu ta sẽ sống với nhau có rau ăn rau có cháo ăn cháo nha Bạch Khuê ,mẹ con rất thích cái tên Bạch Khuê và bà cũng vậy rồi từ đây bà sẽ dành trọn tất cả tình yêu thương của bà và cả của người mẹ xấu số cho con.
Cách đây vài năm ông ngoại của Bạch Khuê đã chết vì tai nạn giao thông nên bà ngoại sống một mình lủi thủi trong căn nhà nhỏ , bà chỉ có một đứa con gái là mẹ của Bạch Khuê thì đã gả cho Bạch Phát.
Cuộc đời luôn có những biến cố bất ngờ dành cho mỗi con người và số phận con người quá bé nhỏ chẳng thể nào chống lại được những biến cố đau thương bấy ngờ ập đến , như bà ngoại của Bạch Khuê trong vòng có vài năm đã mất đi chồng và con gái hiện tại lại phải dành toàn bộ thời gian và tình yêu thương cho cô cháu vừa mới sinh ra đã không còn mẹ còn ba không thèm liếc nhìn cô bé lấy một lần vì trong ý nghĩ của Bạch Phát thì con gái chính là hung thủ đã gi3t chết vợ yêu của ông.
Khi bà ngoại đặt Bạch Khuê xuống giường và lấy chăn đắp cho cháu thì những giọt nước mắt đau lòng vì nhớ con gái đã lăn dài trên má rồi bà phát ra tiếng nói trong vô thức:
- Bà phải làm sao đây Bạch Khuê ? Bà nhìn con lại nhớ đến mẹ của con da diết khi cách đây hơn hai mươi năm bà cũng đã bế và đặt mẹ của con nằm trên giường này do chính tay ông ngoại của con đã đóng !.
hức !.
bà phải sống như thế nào đây khi hai người mà bà yêu thương nhất đã không còn trên thế gian này.
Khi lời than thở của bà vừa dứt thì cô bé Bạch Khuê đang ngủ bỗng giật mình khóc thét lên như bị ai véo khiến cho bà ngoại cũng bừng tỉnh trong nỗi đau vội vàng bế cháu gái lên dỗ dành :
- Bạch Khuê ngoan ! bà thương bà xin lỗi !.
.
Việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh quả là không dễ dàng gì với bất kì người phụ nữ nào khi lần đầu làm mẹ nhưng với bà ngoại đã có kinh nghiệm thì không gì có thể làm khó được bà khi bà đã là mẹ sinh ra mẹ của Bạch Khuê cũng may cô cháu gái này rất biết thân biết phận của mình mà không hay khóc quấy bà nên bà lại càng thương cháu hơn.
Một đứa trẻ kể từ lúc được sinh ra đã bị ba mình chối bỏ và căm ghét rồi cũng lớn lên theo từng ngày và tất nhiên chỉ có bà ngoại là người chứng kiến từ khi cô bé biết lật biết bò miệng thì bi bô nhoẻn cười suốt càng làm cho bà ngoại thương Bạch Khuê hơn.
Nhưng cuộc sống luôn bị trò đùa của tạo hóa làm cho bất ngờ khiến cho con người không kịp trở tay và khi Bạch Khuê được mười tuổi chính là lúc bà ngoại phát hiện bị ung thư và căn bệnh đã lấy đi toàn bộ số tiền mà bà ngoại tích góp được để dành lo cho cháu gái , khi bà biết bản thân không còn sống được bao lâu nữa thì dẫn cháu gái đến nhà con rể Bạch Phát để giao cháu lại cho ba bé.
Kể từ khi bà bế cháu về nuôi đến nay thì chưa một lần bà đến làm phiền con rể mặc cho Bạch Phát không đưa bất kì trợ cấp nào cho mẹ vợ để lo cho con gái của mình ,khi bà ngoại nắm tay Bạch Khê đứng trước cái cổng màu vàng khổng lồ thì không khỏi bất ngờ nhưng số nhà đúng là nhà con rể nên bà ấn chuông.
Sau một hồi chuông thì có giúp việc chạy ra mở cổng nói :
- Bà cần gặp ai ?
Bà ngoại nói muốn gặp con rể Bạch Phát thì giúp việc chạy vội vào nhà thông báo với chủ ,một lúc sau có một người phụ nữ dắt theo một cô bé tầm bảy tuổi đi ra giọng hằn học :
- Cái bà già nhà quê kia ! Bà ở đâu chui ra mà dám gọi chồng tôi là con rể của bà chỉ có mẹ tôi mới được phép gọi anh Bạch Phát là con rể thôi ,bà muốn đến xin bố thí thì đi chỗ khác.
Bà ngoại cũng hơi bất ngờ khi Bạch Phát đã có vợ mới và với con mắt tinh tường bà không khó để nhận ra bé gái đứng bên cạnh là con gái của vợ mới với Bạch Phát và như vậy cái tên con rể này cũng chẳng phải loại tử tế gì ,trong quá khứ khi con gái bà mất hắn đổ toàn bộ tội lỗi lên đầu đứa cháu gái bé bỏng để rồi hắn rảnh chân rảnh tay đi lấy vợ mới lại còn có thêm con gái nữa mà cô bé này cũng chỉ thua Bạch Khuê hai , ba tuổi mà thôi đời đúng hài quá hài mà.
Bạch Khuê đứng nép vào sau lưng bà mắt nhìn về phía người phụ nữ hung dữ kia kéo kéo tay của bà nói nhỏ :
-Bà ơi chúng ta về nhà đi ạ.
Bà ngoại cũng rất muốn đi về nhà theo lời cháu gái nhưng bà không thể dắt cháu rời đi vì mục đích của bà là muốn sau khi bà mất cháu của bà sẽ được ba nó chăm sóc vì vậy mà bà phải luồn lụy :
- Tôi xin lỗi ,tôi già cả lú lẫn rồi xin cô cho tôi gặp ông chủ Bạch Phát một lúc thôi tôi có việc rất gấp cần trao đổi với ông ấy.