Phục Hưng

Chương 36: trăm cảnh.




Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Cả toà thành tràn ngập trong không khí hân hoan vui mừng khi đoàn quân thắng trận trở về. Khắp đường ngang ngõ dọc là tiếng cười đùa, tiếng trẻ con la hét vui sướng khi nhận được quà từ người cha, người anh.

Một hẻm nhỏ gần tường thành, Dũng xách theo dải thịt sải bước nhanh về căn nhà hắn được cấp cách đây ít lâu, khi từ Thăng Long đến. Như bao người lính khác, hôm nay hắn được cho về phép thăm gia đình sau tháng trời tham chiến, thật quá tốt. Hắn cứ nghĩ phải đi lính hết 3 năm rồi mới được về nhà, hay về thăm nhà, dù có đóng quân gần hay xa. Các nơi khác trên đất Đại Việt đều như vậy, dĩ nhiên chỉ đối với quân lính chính quy, binh lính bình thường của các huyện, phủ không nhất thiết như vậy, họ vẫn theo lối ngụ binh cư nông từ xưa. Và Dũng hắn chính là một lính chính quy, được biên chế cho giáp da, đao thuẫn và giáo, có thể coi như trang bị tinh lương rồi. Lính chính quy như hắn thường ở các quân Cấm Vệ hay Thánh Dực bảo vệ kinh đô, hoặc biên quân đóng ngoài biên ải. Cho nên việc cho về thăm nhà thật quá hiếm hoi.

Thời phong kiến, khi tham gia quân ngũ thường sẽ một mạch kéo dài 3 năm, rất ít liên lạc được với gia đình vì gửi thư qua lại rất khó trong điều kiện giao thông tồi tệ như vậy, có khi chết ở chiến trường nhưng một hai năm sau gia đình mới biết được tin….Thời hiện đại cũng vậy, khi chiến tranh nổ ra mọi việc đều rối tung lên, ai sống ai chết khó mà hay biết, phải mất một quá trình dài xác minh mới đưa ra kết luận để gửi về hậu phương...mà còn chưa kể đến việc người đưa thư hay xe chở thư bị tập kích dọc đường dẫn đến mất thông tin. Việc thăm người thân đi lính chỉ diễn ra ở thời bình, chứ thời chiến thì gần như không thể, quá nguy hiểm và mất thì giờ, càng không nói đến thời phong kiến, khi mà đường xá xa xôi cách trở, đi lại chỉ bằng đôi chân, về thăm nhà hay người nhà đến thăm là điều không tưởng. Thế mới có chuyện hòn Vọng Phu, thiếu phụ chờ chồng đến hoá đá.

Nhưng nói đi phải nói lại, quân dân Thuận Hoá hiện giờ hầu hết đều tập trung quanh thành Thuận Hóa, chẳng phải xa xôi cách trở gì cho cam. Đại Hải cũng là người thấu tình đạt lý, một tháng hành quân chiến đấu,thắng lợi rồi nên để cho người lính về nhà nghỉ ngơi mấy ngày, cho họ vơi nỗi nhớ nhà, cũng như điều chỉnh lại tâm lý…..chiến tranh không chỉ mang đến thương tích trên cơ thể người lính, mà còn mang đến vết thương ở tâm hồn. Thương tật cơ thể còn có khả năng lành lặn nhưng tâm hồn thì khó, phải có thời gian rất dài cùng với sự quan tâm, động viên của người thân gia đình. Bởi vậy, Đại Hải cho binh lính về nghỉ phép 5 ngày, tiện thể phát luôn quân lương cùng tiền thưởng, ai nấy đều vui mừng.

Quay lại với Dũng, anh lính đất Thăng Long. Dũng vốn là nông dân gần kinh thành, ngày ngày kéo rau vào thành bán, có đồng ra đồng vào, coi như là có của ăn của để, cuộc sống khá vô cùng so với nông dân đương thời. Nhưng chiến tranh Chiêm Việt nổ ra, quân ta thua to, kinh thành lại trưng binh, lần này đến lượt Dũng hắn, được cái dáng người cao lớn mà biên vào Thánh Dực quân, theo tướng Khát Chân đi chặn giặc, vạn hạnh thay chiến thắng, hắn cũng không chết nơi sa trường. Quay trở về Thăng Long thì ruộng rau đã bị phá tự bao giờ, cha mẹ già bị tên ác bá ức hiếp, báo quan quan không xử cho, ngày ngày ăn rau dại, cháo trộn mà sống. Ấy vậy mà hắn, quân lương của hắn cũng bị cắt xén đến quá nửa, bất bình bực tức hắn đánh tên ác bá, dẫn người nhà theo Đại Hải tướng quân vào nam, may mà còn kịp chưa bị tên ác bá trả thù, chứ không hắn thân cô thế cô làm sao chống được.

Đều là chuyện cũ, qua rồi cho qua hết đi, lúc đấy nóng đầu làm vậy nhưng nhờ thế mới có cuộc sống như hôm nay. Làm lính cho tướng quân hắn không thiệt thòi gì cả, quân lương không bao giờ thiếu có khi còn được thưởng thêm nếu làm được việc, cơm ăn quản no, không phải húp cháo như chuyến trước, đói hoa cả mắt đánh đấm gì. Hôm nay hắn được lĩnh 2 lượng bạc quân lương tháng này, cao hơn lương gốc chưa bị cắt xét của hắn ở Thăng Long nửa lạng, cao hơn cả tiền lãi lão Hòa què bán thúng cuối thành….Trước hắn hâm mộ mãi lão, tháng nào tháng đấy kiếm hơn lượng bạc, cơm ăn no, thi thoảng có cả thịt, sang như Tết. Bây giờ hắn còn sang hơn cả lão. Ấy còn chưa kể hắn chém được 6 tên phỉ, bắt sống 2 tên, tướng quân thưởng cho hắn 1 lạng bạc cùng miếng thịt này. Chừng ấy tiền, nhiều hơn hắn bán rau ở kinh thành, cả nhà không lo đói, hắn cũng không lo không cưới được vợ. Miên man suy nghĩ, vừa đi vừa cười chẳng mấy chốc hắn đến ngôi nhà nhỏ cuối ngõ.

“Thầy ơi, U ơi, con về rồi!!!”

“Ai đấyyy, AAAA!!!! thằng Dũng, thầy nó ơi thằng Dũng nó về này. Thằng Mão đâu, anh mày về này!!!”

Một phụ nữ đứng tuổi ra mở cửa, không rõ bà bao nhiêu tuổi nhưng lao động vất vả và nghèo nên trông có vẻ già cả. Mặt cười rạng rỡ khi thấy chàng thanh niên cao lớn trước cổng nhưng đôi mắt cứ mờ đi vì nước mắt ứa ra. Đi cùng bà là một ông lão - chồng bà, cũng nghèo và già nhưng thân mình còn rắn chắc do lao động nhiều.

“Dũng về đấy hả, lại thầy xem nào. Chà chà, thằng này ngày càng rắn chắc. Mà này, tướng quân cho về hay mày trốn về đấy???”

“Thầy cứ đùa con, tướng quân cho về chứ con nào dám trốn về.”

“Tốt, tốt lắm. Vào nhà đi con, ai lại đứng mãi ngoài cổng. Bà nó này, hôm nay nấu nồi cơm tẻ đãi thằng Dũng.”

“Rồi rồi, nấu một nồi cơm to! Ai lại để con đi đánh trận về ăn cháo rau bao giờ”

“Hahahahaha”

Nghe thầy u cười nói mà cổ họng Dũng như nghẹn, hắn đi đánh giặc tuy nguy hiểm vất vả nhưng được ăn no, thi thoảng còn có món mặn...thầy u ở nhà vất vả mà chỉ có thể ăn cháo cùng rau dại, được bữa cơm tẻ cũng là để đãi hắn……

Lúa ngoài đồng mới trổ bông, còn lâu mới thu hoạch được, lương thực dùng cho mấy vạn dân Thuận Hoá vẫn là do Đại Hải cung cấp, Đại Hải cũng không có nhiều lương thực gì cho cam, bộ phận mua từ kinh thành mang đến, bộ phận thu được từ trại phỉ, lại bộ phận khác gom góp từ chỗ thương buôn nhưng giá cả đắt đỏ mà cũng không nhiều. Lương thực không nhiều nhưng chắp vá cũng đủ đến vụ thu và dĩ nhiên thì không thể phân phát nhiều cho dân chúng bình thường được, gạo đủ miễn cưỡng lót dạ, còn muốn no dân phải đi đào củ ấu củ mài, hái rau dại ăn thêm. Dẫu vậy nhưng không ai một lời oán trách.

……….

“Thầy u khổ quá….nhà...có được ăn no không u?”

Dũng nghẹn ngào mà hỏi cha mẹ.

“Cái thằng này lo vớ lo vẩn. Ăn đủ no, không chết đói được. Còn no hơn hồi ở kinh đô ấy chứ. Không theo tướng quân thì nhà ta chỉ có nước chết đói, ở đấy mà no hay không no, khổ hay không khổ.”

Thầy hắn nạt ngay.

“Toàn chủ sự cũng nói rồi, đợi đến vụ thu, lúa gặt xong tha hồ mà ăn, không phải ăn cháo với rau dại nữa. Mà bây giờ có cháo ăn vẫn là tướng quân cho vay, ruộng cũng là tướng quân phát cho, ơn đức như thế cả đời này cũng không trả nổi.”

“Vâng, thầy dạy phải. Không có tướng quân, không biết nhà ta có qua nổi kiếp này.”

“Mà thằng Mão đâu rồi, nãy giờ không thấy nó.”

“Anh Dũnggggg!!!!!! Em về rồi đâyyyy!!!!! Có gì ngon cho em không???”

Từ sau nhà một thằng bé loắt choắt 6-7 tuổi chạy ra, mặt mũi lấm lem như từ chui ra từ lò bếp.

“Cái thằng này, chạy chậm thôi ngã chổng vó ra giờ. Mày đi đâu u gọi mãi không thấy.”

“Khì khì, con vùi cái củ ấu, tí thêm cái ăn, cho no”

“Hôm nay Mão không ăn củ ấu nhá, anh mang thịt về này. Cho mày tha hồ ăn!”

Dũng lòng chua xót, vừa xoa đầu em rối tung lên mà nói rằng.

“Thịt này tướng quân thưởng cho con vì giết được giặc. Còn có mấy lượng bạc nữa, hôm nào u mua tấm vải, làm cho cả nhà bộ quần áo mới.”

“”Áo quần thầy u với em vẫn mặc được. Để bạc đấy sau cho mày hỏi vợ.”

“Không thầy, bạc để nhà dùng. Con đi theo tướng quân không lo thiếu ăn thiếu mặc, mỗi tháng tướng quân đều phát cho 2 lạng bạc quân lương. Lo gì không hỏi được vợ!”

“Tốt lắm! Tốt lắm. Thằng Dũng nhà ta càng ngày càng có tiền đồ. Nhớ không được phụ ơn tướng quân. Nếu không thầy chặt chân từ mày.”

“Vâng, con nhớ rõ thầy ạ”

……………..

Cùng lúc đo ở một con hẻm khác, một người lính mặc giáp sắt, mang theo gói đồ lớn đứng trước ngôi nhà nhỏ.

“Chị Dậu có nhà không chị Dậu ơi.”

“Ai đấy? Tôi ra ngay đây.”

Một phụ nữ, khuôn mặt khắc khổ, gầy gò nhưng đôi mắt đôn hậu hiền từ, từ sau nhà đi ra, theo sau còn có thằng bé mười ba mười bốn tuổi cùng đứa bé gái 5 tuổi.

“Quan thầy đến nhà tôi làm gì thế ạ. Chồng tôi đi lính vẫn chưa về.”

“Chị ạ….tôi là bộ hạ của Đại Hải tướng quân….chồng chị Đinh Sửu, là thuộc cấp của tôi...Chị ạ, trận đánh trại thủy tặc...anh nhà mình hy sinh.”

Nói đến đây, người quả phụ bật khóc, nước mắt ràn rụa, đứa con gái nhỏ còn chưa biết gì hết cũng oà khóc theo. Chỉ có đứa con trai lớn là cắn răng không khóc ra tiếng nhưng nước mắt cứ lăn dài trên gò má non nớt của nó.

“Chị...chị đừng khóc, chị đừng buồn….anh nhà đã chiến đấu rất dũng cảm...anh ấy là anh hùng của Thuận Hoá, của Đại Việt.”

Người quả phụ nước mắt vẫn không ngừng được, càng khóc càng nghẹn ngào.

“Thằng nhỏ. Lại đây chú bảo. Mày bây giờ là trụ cột trong nhà, mày phải gắng gượng bảo vệ mẹ bảo vệ em, có vậy cha mày trên trời mới yên lòng. Nhớ chưa, ngoan, đàn ông đổ máu không rơi lệ. Không được làm mất mặt bố biết chưa.”

“Cháu...hức...cháu nhớ rồi.”

“Ngoan lắm.”

“Nào, ôm bọc này cho chú. Ở đây có 20 lạng bạc tướng quân cấp cho, để nhà mình vượt qua cơn hoạn nạn. Còn xấp vải này với miếng thịt này nữa. Nào, hơi nặng, cầm chắc kẻo rơi.”

“Chị ơi, tôi xin phép được ra về. Chị bớt đau lòng, có gì khó khăn chị đến quân doanh nói cho chúng tôi một lời, hoặc đến phủ thành chủ. Không ai trên đất này dám bắt nạt, ức hiếp gia đình mình.”

“Thằng nhóc. Nhớ đấy, có việc gì báo cho quân doanh hoặc phủ thành chủ, không ai được phép khi phụ gia đình liệt sĩ.”

“Vâng...hức hức...cháu nhớ rồi.”

“Vậy tôi xin phép ra về trước. Tạm biệt! Gắng giữ gìn sức khoẻ, để anh nhà có thể nhắm mắt.”

“Vâng...quan gia đi thong thả...hức hức...đội ơn quan gia...đội ơn tướng quân”

Người lính mặc giáp sắt đã đi xa, đằng sau tiếng khóc nhà mẹ con góa bụa vẫn tỉ tê không dứt. Một lúc lâu sau, người quả phụ mới đứng dậy, ôm cả hai con vào lòng.

“Các con ngoan, cha đã không còn. Từ nay ba mẹ con ta phải lương tựa vào nhau thôi….Thôi đừng khóc nữa, cha trên trời sẽ phù hộ cho mẹ con nhà mình… Đi, Tèo, ôm bọc vào nhà. Hôm nay có gạo có thịt, mẹ nấu mâm cơm cúng cha, cũng để cho các con ăn bữa cơm thịt no nê.”

“Vâng.”

Đinh Tèo nắm chặt bọc theo mẹ và em vào nhà. Nó là con liệt sĩ, con của anh hùng, nó là trụ cột trong nhà, không được mềm yếu...phải thay cha bảo vệ mẹ bảo vệ em….

…………

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Ngày thắng trận khải hoàn, trăm nhà vui thì có trăm nhà buồn. Chiến tranh là thế, vô tình như thế. Nó mang đến vị ngọt vinh quang cho người chiến thắng,cũng cướp đi biết bao người cha, người con của gia đình khác….Dẫu biết chiến tranh là vô tình….nhưng lịch sử loài người lại không thể tách rời khỏi chiến tranh...vì con người là thế mà…..


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.