Ngoại Tình Với Bố Chồng
Phần 1
– Trinh, mẹ xin con, mẹ lạy con mà, con không đồng ý để mẹ chết cho rồi.
Bà Bích khóc ròng, nước mắt bà lem luốc hết khuôn mặt. Bà quỳ thụp dưới chân Trinh mà nài nỉ.
Trinh vừa khóc vừa nói :
– Mẹ, mẹ khất với họ ít thời gian nữa đi, con sẽ đi làm kiếm tiền về trả cho mẹ mà, đi mà mẹ.
– Nếu khất được nói làm gì, họ bảo nếu không trả đủ họ sẽ giết mẹ, con đành lòng sao Trinh?
Ông Đức nãy giờ em im lặng, giờ mới chịu lên tiếng :
– Không còn cách nào khác sao, làm như vậy khác nào bán con.
Bà Bích ngẩng lên, cãi lại :
– Nó về đó được ăn sung mặc sướng, có người hầu kẻ hạ, hay ông muốn tôi chết ông mới vừa lòng hả?
– Ai bảo bà cứ lao vào cờ bạc, giờ thì khổ chưa.
– Ông im đi, biết gì mà nói, ông có giỏi thì đi làm, mang thật nhiều tiền về đây cho tôi, lúc ấy ông nói gì tôi cũng nghe hết, đã bất tài còn hay nói.
Trinh :
– Mẹ, ba như vậy thì làm sao đi làm được.
Bà Bích :
– Thì đấy, đã không ra tích sự gì còn lên thói dạy đời, què quặt thì nên biết thân biết phận một chút, nếu không nhờ vì mấy đồng bạc tôi kiếm về, giờ này có nước mà ông đã ra đường ăn xin rồi.
Ông Đức bức xúc nói lại :
– Vì ai, vì ai mà tôi trở nên như vậy?
Bà Bích quát :
– Thôi, ông đừng ở đấy mà kể lể, tôi nghe sắp mòn hai lỗ tai rồi. thứ ăn hại.
Ông Đức tức đến mặt đỏ tía lên, nói chẳng ra lời :
– Bà.. Bà muốn làm làm gì thì làm đi..
Rồi nhắc nhắc từng bước khập khiễng bỏ về phòng, nói là phòng cho sang chứ thật ra chỉ là một cái buồng nhỏ được che bằng tấm rèm cũ kĩ, che đậy sự bừa bãi bên trong nó mà thôi. Ông nhớ lại nhiều năm về trước khi ông con trẻ, khỏe mạnh, ông theo các công trình rày đây mai đó, rồi gặp bà Bích, hai người nên duyên chồng vợ sau một thời gian ngắn tìm hiểu, cưới về chưa ấm giường ông lại tiếp tục lên đường, dăm ba tháng mới đem tiền về cho bà một lần, đến khi bà mang thai thì ông chọn những công trình gần một chút, để về nhà thường xuyên hơn với bà, nhờ vậy ông mới biết bà có máu cờ bạc, tiền bạc ông gửi về bà đều nướng vào đỏ đen, số má, ông khuyên nhủ nhiêu lần bà cứ ậm ừ rồi vẫn chứng nào tật nấy, nó như thấm vô máu của bà rồi.
Ông thương bà nên nhắm mắt cho qua, vì vốn dĩ ông cũng kiếm được nhiều tiền, coi như thú vui cho bà những ngày vắng ông vậy.
Ai ngờ, lần đó ông đang cùng mấy anh em làm việc thì trời đổ mưa bất chợt, mọi người nháo nhào đi xuống, ông thì ở trên cao nên xuống sau cùng, khi bước chân chưa kịp chạm thì nguyên dàn giáo bất ngờ đổ sập, may mắn không ai thiệt mạng nhưng ai cũng bị di chứng, ông là nặng nhất, gãy chân trái, tay cũng yếu hẳn, trí nhớ sụt giảm, từ đấy, ông ở nhà hẳn, mọi chi tiêu đều một tay bà lo toan. Cái Trinh nhỏ xỉu đã phải vừa học vừa phụ quán cho người ta để lấy tiền đóng học phí, bà thì theo mấy chị em đi buôn bán gì đấy mấy hôm hoặc cả tuần mới về, hôm nào bán đắt bà hớn hở lắm, còn ế ẩm, mặt bà sưng xỉa, bà đá thúng đụng nia, chửi ba con ông oang oang, cả xóm đều biết.
We9
Ông khẽ thở dài thườn thượt, vắt tay lên trán mà suy ngẫm, rồi đời con gái ông sẽ ra sau.
Trinh nó đẹp, nét đẹp tuổi đôi mươi dù dầm mưa dãi nắng, cái tuổi đáng lẽ nói phải ở trường cao đẳng mà nó hằng mơ ước, nhưng con bé lại lam lũ làm công nhân may mặc để kiếm tiền trang trải cho cả nhà. Hôm nào về sớm lại vác cái xe đạp cũ rích đi bán bánh dạo, ấy vậy mà nó có được giữ đồng nào đâu, lương lãnh về liền bị bà Bích trấn hết, ấy vậy mà bà còn ỏng ẹo chê lên chê xuống. Phải chi bà lấy tiền đó vun vén nhà cửa, đằng này bà nướng hết vô “tướng sĩ tượng, chốt xanh chốt đỏ”, những món đồ đắt giá từ từ bị bà cầm cố hoặc trừ nợ hết, vậy mà bà chẳng chừa, cứ đâm đầu vào con đường trụy lạc, ông mặc kệ. nhưng đợt này lại khác, bà thiếu bọn xã hội đen nhiều lắm, chúng đến hăm he mấy lần rồi, còn đập nát cánh cửa mục nát bao năm chưa thay nổi, chúng đòi chặt tay chặt chân bà, nghĩ tới ông lại bất lực.
Ngoài này bà Bích lại diễn vở kịch cũ mà bà đã dùng không biết bao nhiêu lần, đến nổi Trinh sắp thuộc :
– Trinh, giúp mẹ nốt lần này đi con.
Trinh nhẹ nhàng nói :
– Mẹ, nốt lần này của mẹ là khi nào? chuyện gì con cũng chấp nhận nhưng riêng chuyện này thì không được, con không thể lấy một người không quen không biết làm chồng, con sẽ cố gắng làm nhiều hơn nửa để trả nợ giúp mẹ.
– Không được, đợi mấy đồng bạc lẽ con đem về chắc chúng giết mẹ mất, Trinh, mẹ nuôi con tới từng này, coi như con trả hiếu cho mẹ đi con.
– Nhưng..
– Nhưng nhị gì nữa..con cũng thấy rồi đó, bọn họ nói là sẽ làm, trong vòng tuần này mà mẹ không trả đủ thì họ giết mẹ chết mất Trinh ơi.. Con đan tâm nhìn mẹ chết sao con?
– Con.. Con..
– Thôi, nếu con không muốn mẹ cũng chẳng ép làm gì, duyên mẹ con mình đến đây là hết..
Nói xong bà Bích định lấy con dao nhỏ để sẵn trên bàn toan tự vẫn, may mà Trinh chụp lại được.
– Con đưa đây, đưa để mẹ chết, để mẹ chết.. (khóc)..
Trinh thấy tình cảnh mẹ thế này cô đau xót lắm, dù mẹ không phải là người mẹ tốt, không bao giờ ôm ấp dỗ dành cô, đến cả việc học cô cũng phải tự túc, mẹ cô chỉ biết tiền và tiền.. Bà mặc kệ cha con cô no hay đói, mặc kệ những lúc trái gió trở trời chân ba đau nhức, mặc kệ cô đang sốt hừng hực vẫn phải lang thang khắp phố phường để bán mớ bánh còn lại, nhưng suy cho cùng, bà vẫn là mẹ cô, là người mang nặng đẻ đau, cho cô hình hài hôm nay. Thôi thì đành nhắm mắt buông xuôi, có lẽ cái số của cô nó bạc bẽo vậy rồi.
– Thôi được rồi con hứa với mẹ, con hứa với mẹ, được chưa?
Bà Bích :
– Thật hả con?
Trinh gật đầu mà đôi hàng mi đã ướt đẫm :
– Thật, nhưng con có một điều kiện.
– Điều kiện gì, con nói đi.
– Sau khi trả nợ mẹ phải bỏ cờ bạc, lo kiếm việc đàng hoàng mà làm, phải chăm sóc cho ba chu đáo, mẹ hứa đi.
Bà Bích ậm ừ cho qua chuyện :
– À ừ, mẹ hứa..
– Mẹ không được nuốt lời đó.
– Mẹ biết rồi, giờ con vô sửa soạn lại một chút đi, mẹ gọi người ta đến.
Trinh ngạc nhiên :
– Sao lại gấp vậy, con còn chưa xin nghỉ việc, còn chưa…
Bà Bích xua tay, cắt ngang câu nói của Trinh :
– Dẹp, dẹp hết, cái việc công nhân ba cọc ba đồng đó có đáng gì đâu mà xin với phép, nghỉ quách đi, còn chỗ bà Bảy bánh tí mẹ chạy qua bảo một tiếng là được..Đi lẹ đi, nhớ trang điểm đẹp một chút.
Trinh nghe rồi ngán ngẩm vào trong, chọn một bộ đồ tươm tất nhất, buộc tóc lên cao ráo, cô chợt nhìn mình qua tấm gương nhỏ, gương mặt thanh tú, đôi mắt to tròn nhưng ẩn sâu trong đấy là hàng tia đau xót, cô lo sợ khi mình đi rồi mẹ có giữ lời hứa, hay lại bỏ bê ba cô như trước.. Trinh thương ba lắm, nhưng sức cô có hạn, đồng lương công nhân eo hẹp không đủ chi tiêu chứ nói gì mà lắp chân giả cho ba, nhìn ba ngày ngày thui thủi bị mẹ chì chiết mà cô chỉ biết cố gắng làm thật nhiều việc để đem tiền về cho bà, để bà bớt đay nghiến cha con cô bằng những câu từ vô cùng thậm tệ, bà luôn sẵn sàng chửi mắng bất kể cô không làm gì sai, sẵn sàng cho cô ăn vài cái tát nếu như tháng đó lương cô thấp một chút. Hôm nay, vì đường cùng bà mới xuống nước năn nỉ cô như vậy, nhiều lúc Trinh tự hỏi, không biết mình có phải con ruột của bà không nữa, sao bà lại đối xử với cô lạnh nhạt đến vậy.
Bên ngoài, bà Bích đợi bóng Trinh khuất sau miếng rèm liền hí hửng móc điện thoại ra gọi :
_ Alô, nó đồng ý rồi, các người đến ngay đi…. Yên tâm, nó đã hứa rồi chắc chắn nó không đổi ý đâu, tôi hiểu tính nó mà..Sao, lão già nhà tôi á, không cần lo, lão sợ tôi một phép.. Ừ.. Nhanh nhé..
Bà vui lắm, sắp có một khoản tiền lớn để chiến đấu đêm nay rồi, bà sẽ lấy lại những gì đã mất, coi cái đám Tư Thẹo còn dám khi dễ bà nữa không, coi đêm nay bà lên mặt thế nào đây, nghĩ vậy, bà cười khoái chí..
Tầm hơn tiếng thì họ đến, họ cười nói rôm rả, bà Bích vào kéo Trinh ra :
– Đây, con gái tôi đây.
Trinh gật đầu, Chào bà béo trước mặt.
Bà đứng lên, đi lại gần Trinh, bà bảo :
– Xoay vòng tôi xem.
Trinh ngây ngốc, bà Bích véo vào eo cô :
– Còn đứng đừ ra đấy làm gì. Xoay một vòng cho dì Lưu đây xem.
Bị véo bất ngờ nên Trinh chau mày, quay quay một vòng có lệ, rồi hỏi :
– – Được chưa ạ.
Bà Lưu gật gù :
– Được được, dáng vóc được lắm.
Bà Bích chỉ chờ có thế liền nói :
— Thế bao giờ tôi nhận được tiền?
Bà Lưu không vội đáp, ngồi xuống chiếc ghế cũ, móc ra trong túi sấp tiền mới cứng, giọng nói pha lẫn sự khinh bỉ :
– Tạm thời đưa bà một nửa, khi nào rước dâu sẽ đưa nốt, khiếp, đẻ được vài đứa con gái thế này bà giàu to rồi nhỉ.
Trinh đỏ mặt, cô thừa biết bà ta đang chế giễu mẹ mình, nhưng trái lại, bà Bích hớn hở, không quan tâm lời bà Lưu nói, vì đơn giản, có tiền là bà thích lắm rồi. Bà đon đả:
– Vâng, Vâng.. Nhớ rước sớm sớm nhé chị Lưu.
Bà Lưu khinh khỉnh:
– Gớm chưa, y như bà muốn tống con mình đi càng sớm ý nhỉ, được ngày thì người ta mới rước được chứ, rước dâu chứ phải rước bò rước chó gì đâu mà chọn đại.. Thôi tôi về, có gì tôi báo trước một tiếng để mà chuẩn bị.
Bà Bích tiễn ra bà Lưu cùng hai tên bặm trợn ra cửa, tay vẫn giữ chặt sấp tiền không buông :
-Dạ Chị về..
Trinh buồn bã ngồi phịch xuống, nói với bà Bích :
– Mẹ, việc mẹ muốn con đã làm, còn việc mẹ hứa, nhất định mẹ không được quên đấy.
Bà Bích trở giọng lập tức :
– Biết rồi, nói mãi, mày đấy, y như ông già mày, càm ràm như miếng giẻ rách ấy.
– Con chỉ nhắc lại cho mẹ nhớ, con sợ..
Bà chặn đầu :
– Sợ gì, mày sợ tao ăn hết tiền rồi không nuôi ba mày hả, nói cho mày biết, ba mày nhưng là chồng tao, tao không để ổng chết đâu mà mày lo, rảnh rỗi quá thì đi xuống bếp nấu cơm đi, tao qua nhà mụ Bảy báo mày nghỉ bán bánh rồi về.
– Mẹ.. Mẹ..
Trinh bất lực gọi theo nhưng bà đã nhanh chân chạy đi mất hút.. Cô còn đồng nào trong túi đâu mà bà bảo nấu cơm, lúc sáng còn ít tiền giấu dưới gối, định bụng để mua ít thuốc nhức cho ba, vừa ra ngoài một lúc thì liền bị mất, mà Trinh biết chắc mười mươi chỉ có mẹ cô lấy, chứ ba cô không đời nào làm mấy việc xấu hổ như vậy.
Biết thế nào, không lẽ để ba đói, Trinh đành ra lấy chiếc xe đạp phi ra chợ, xem có ai thuê gì làm tạm lấy chút tiền đổi thức ăn, cũng may sau một hồi dò hỏi, thì có tiệm cơm đang đông khách, họ thuê cô đi giao thùng cơm phần cho tốp công trình gần đấy, Trinh vui vẻ nhận lời ngay.
Chiếc xe đạp vi vu trên đường, đến ngã tư, vừa hay là đèn xanh, Trinh thản nhiên băng qua, thì một chiếc ô tô từ đâu chạy tới, quẹt vào đuôi xe cô một cái, lúc này, cả người và xe đều nằm sóng soài dưới đường.
– Á… Á..
Cú tông không quá mạnh nhưng bị bất ngờ nên nguyên thùng cơm đổ vuong vãi, canh riêu tràn ra khắp mặt đường. Trinh hoảng hốt :
– Cơm.. Cơm của tôi..
Lúc này, chủ nhân của chiếc xe vừa rồi cũng vừa đến, anh ta đở Trinh dậy, hỏi :
– Cô có sao không?
– Tôi không sao nhưng cơm, cơm của tôi..
Trinh thật sự rất sợ, chỗ cơm này trên hai mươi hộp, một hộp 20 nghìn, tính ra gần năm trăm nghìn , cộng thêm chiếc xe của cô bị biến dạng trầm trọng, cô phải làm sao đây, chủ quán sẽ giết cô mất.
cô khẽ liếc sang người vừa tông mình, anh ta trông cũng sang trọng, quần áo đang mặc hình như là đồ hiệu, Trinh quát :
– Anh chạy xe kiểu gì vậy hả, đèn đỏ mà không chịu dừng, giờ anh tính sao, cơm của tôi đổ hết rồi.
Anh nhếch mép :
– Tôi sẽ đền cho cô.
Anh mở ví, lấy ra một sấp tờ năm trăm, chìa ra :
– Thế này đã đủ chưa?
Trinh nhìn tiền, rồi nhìn lên anh ta một cái, đưa tay rút hai tấm :
– Nhiêu đây đủ rồi, một tờ là tiền cơm một tờ là tiền sửa xe.
Đôi mày rậm nhíu lại một chút, anh nói tiếp :
– Cô cứ nhận hết
Trinh quay lại dọn lại thùng cơm cho gọn ghẽ, trả lời :
– Tôi chỉ lấy đúng giá trị của nó.
– Cô chắc chứ.
Trinh khẽ dừng tay, nhìn anh bằng ánh mắt kiên định :
– Tôi chắc, giờ anh có thể đi được rồi.
– Được.
Anh sải bước chân dài của mình lên chiếc xế hộp, qua chiếc kính chiếu hậu, dáng người thanh mảnh đang hì hục dọn dẹp, môi anh chợt cong lên hình vòng cung tuyệt mĩ.
Trinh sau khi dọn xong,thì giao chiếc chiến mã của mình vào một tiệm sửa xe gần đấy, còn mình chạy bộ về lấy phần cơm khác,nhưng khi nghe cô trình bày, bà chủ quán không những không hỏi han cô có sao không mà lập tức chửi cô một tràng, bắt cô đền đủ số tiền cơm đó, cũng may lúc nãy tên kia đền bù, chứ không cô cũng không biết phải làm sao. Trinh nghẹn ngào trả tiền cho chủ quán, lững thững vào chợ mua ít đồ rồi vội vội vàng vàng về nấu cơm. Cũng may mẹ cô chưa về, nếu không, thế nào bà cũng nổi trận lôi đình mà mắng cô té tát.
Cơm nước xong xuôi mà chưa thấy bóng bà Bích, Trinh hiểu ngay giờ bà đang ở đâu, thở dài, Trinh vào gọi ông Đức ra ăn trước :
– Ba ơi, ra ăn cơm.
Ông nằm trong buồng nói vọng ra :
– Con ăn đi, ba chưa đói.
Trinh biết ba buồn nên không ăn chứ sáng giờ ba có ăn uống gì đâu, cô đi vào, thủ thỉ :
– Ba ra ăn chút đi, con có nấu món canh chua ba thích đấy.
– Thôi, con cứ ăn đi, chút đói ba ăn sau.
Trinh ngồi hẳn xuống giường, nắm bàn tay chai sạn của ông mà rươm rướm nước mắt :
– Ba, ba phải ăn nhiều vào, chứ ba cứ như vầy sao con yên tâm đây ba.
Ông Đức cũng không cầm được nữa, mắt đã đỏ hoe :
– Trinh, ba xin lỗi con, tại ba, tại ba bất tài nên con mới khổ..
– Ba đừng nói vậy, con luôn tự hào vì được làm con của ba
Ông kéo Trinh vào thân hình ốm yếu của mình :
– Trinh… Hay là con trốn đi đi, đến một nơi xa mà không ai biết rồi bắt đầu cuộc đời mới, chứ.. Chứ (ông khóc..) chứ bắt con lấy chồng để gán nợ, ba, ba… (khóc nói không ra lời)
– Ba, ba đừng nghĩ vậy, con không sao đâu, về đó con được làm bà chủ, có người phục vụ ba phải mừng cho con chứ, ba thấy cái xóm mình có ai được như con không..
Ông khóc, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt khắc khổ, ông biết thừa nó đang an ủi ông thôi, chứ nếu tốt đẹp vậy, người ta lấy hết rồi đâu đến lượt con ông. Ông muốn chết cho xong, nhưng không được, cái Trinh có mẹ cũng như không, ông dù không giúp gì nhưng cũng là người thân duy nhất trên đời này của con bé, ông chết rồi con bé sẽ rất bơ vơ.
Ông đưa ngón tay gân guốc vuốt mái tóc đen huyền của Trinh, giọng đặc cứng :
– Trinh, nếu không ổn, về với ba nghe con..
Trinh đã nghẹn ngào lắm, nhưng vẫn cố lạc quan :
– Ba yên tâm nhất định con sẽ hạnh phúc, lúc đấy ba tha hồ mà ẵm cháu ngoại.
– Ừ.
Từ hôm đó Trinh nghỉ hẳn ở nhà dọn dẹp lại nhà cửa một chút , còn bà Bích từ lúc có tiền thì hầu như bà ở ngoài đường, có hôm đi thâu đêm suốt sáng, về nhà chỉ nằm vật ra mà ngủ, ra chừng mệt mỏi lắm, bà còn kinh khủng đến mức chẳng đưa Trinh đồng nào đi chợ Trinh xin thì bà quát :
– Tiền, tiền, cha con mày suốt ngày tiền tiền, tao có phải cái máy đâu chứ, bực mình mà gặp ngay con ám như mày.
Trinh :
– Mẹ một mực bắt con nghỉ làm thì con làm gì có tiền mà tiêu với lại hôm trước dì Lưu đưa mẹ nhiều tiền như vậy, mẹ lấy một it ra đưa ba đi khám đi, con thấy mấy đêm nay ba ho nhiều lắm.
– Vẽ chuyện, tiền không có mà ăn ở đâu mà thăm với khám.
Trinh nghi hoặc :
– Thế số tiền hôm trước đâu?
Bà Bích thản nhiên :
– Tao thua bạc hết rồi.
– Mẹ, mẹ có còn chút tình người nữa không? BA bệnh tật mẹ không chút không hỏi han, đến tiền người ta mua con mẹ cũng đan tâm chiếm giữ, giờ ba con bị như vậy, mẹ nói con làm sao yên tâm giao ba cho một người như mẹ hả?
Chát..
– Mất dạy, mày ăn nói với tao vậy đó hả?
Trinh ôm một bên mặt rát buốt, uất ức mà nói lại :
– Con không hề muốn hỗn với mẹ, nhưng có bao giờ mẹ nhìn lại những việc mẹ làm chưa, có bao giờ mẹ quan tâm tới con và ba chưa? Có bao giờ chưa..
– Không quan tâm mà mày lớn từng này à, không quan tâm thì lão ấy đã chết gục xương rồi chứ đâu còn sống nhăn răng mà bám đời tao. Nói cho cha con mày biết, tao, Đoàn Thu Bích này ngoài bản thân tao ra tao đếch thương ai nữa cả, bởi vậy đừng hở ra là khóc lóc, than thở, tao đéo cần. Nhớ chưa (bà chỉ tay lên trán Trinh)
Nói xong bà xách chiếc xe máy chạy đi mất biệt, bỏ Trinh ở đấy với trăm mối xót xa, tủi khổ, Trinh không biết kiếp trước mình đã tạo nghiệp gì để kiếp này cô chưa được một ngày sung sướng.
Đọc truyện hay đừng quên like và chia sẻ truyện tới bạn bè, để lại bình luận là cách để ủng hộ . Thỉnh thoảng ấn vào q uảng c áo ngày 1-2 lần để tụi mình có kinh phí duy trì web các bạn nhé!