Lai lịch của tượng phật đá rất dễ điều tra. Kết quả giống như suy đoán của Trì Hử và mèo Dao Quang: Viên xá lợi pi sà vớ được tại một sạp hàng rong nơi phố chợ và tượng phật đá bà Cẩu thỉnh về nhưng bị hai anh em Đường gia trộm mất, hẳn là một thể.
Tượng phật bằng đá do trời đất đẽo gọt mà thành, bản thân pho tượng vốn đã có linh tính. Sau khi được một vị tăng sư tìm thấy và gửi lên chùa. Kể từ đó, tượng phật bằng đá trở thành bảo vật trấn miếu của nơi đây, được vô số tín đồ thờ cúng, hương khói nghìn năm, pho tượng như dát thêm một tầng trang nghiêm thần thánh.
Thế nhưng, thời thế đổi thay, vài năm trước, trong thời buổi rối ren*, ngôi chùa ngàn năm tuổi cũng bị phá hủy, vị sư già cố gắng bảo vệ tượng phật đá nhưng không thành, ông bị đám cuồng dân đánh chết, tượng phật thì bị trưởng thôn Lý gia mang về, dùng cái cuốc bổ tan nát ngay trước mặt người khác, thể hiện quyết tâm bài trừ mê tín dị đoan. (Mình nghĩ tác giả đang nhắc tới cái năm mà Chính phủ Trung Quốc đàn áp Phật giáo ở Tây Tạng – mình rất phản đối hành động dã man này của Tung Của)
Ai cũng không ngờ, từ đó về sau, Lý gia thôn bắt đầu xuất hiện chuyện lạ.
Đầu tiên là trưởng thôn không cẩn thận té ngay giữa đường, mới đầu mọi người nghĩ chẳng sao, đàn ông thời ấy ai cũng vai u thịt bắp, khỏe mạnh lắm. Thế nhưng một lúc lâu sau cũng không thấy người dưới đất có dấu hiệu tỉnh lại, bọn họ mới ý thức được rằng có gì đó sai sai, sau đó hoảng hồn nhận ra, người này ngã chết rồi!
Nếu không tận mắt chứng kiến, ai có thể tin được là chỉ té một cái cũng có thể gãy hết cả xương vai, xương sườn, xương sống, một tay và một chân? Nguyên nhân tử vong của trưởng thôn được xác định là do xương sườn gãy đâm vào tim khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ. Người nào không biết còn tưởng ông ta nhảy vực ấy chứ.
Một người ngã chết có thể coi là chuyện ngoài ý muốn, nhưng liên tục có người ngã chết thì sao?
Ngay sau đó, ông bố, anh trai, con trai… của trưởng thôn, người trượt chân ngã sấp mặt, người thì bị xe tông, người lại bị tường sập đập trúng, phương thức tai nạn có thể khác nhau, nhưng vết thương thì ai ai cũng thế, đều bị gãy xương như trưởng thôn. Tình huống lạ lùng này nhanh chóng lan tràn khắp thôn họ Lý như một thứ bệnh dịch oái oăm.
Không phải ai bị thương cũng sẽ chết, nhưng cái kiểu bên ngoài thì lành lặn mà bên trong xương đứt thành từng mảnh, không chết nhưng cũng khiến người ta đau đến hãi hùng.
Mãi cho đến khi có người nhớ tới lời vị sư già ôm tượng phật bằng đá đã nói trước khi chết: ‘… Tuyệt đối không được đụng vào pho tượng… Ngàn năm hương khói, chỉ một chút nữa là có thể thành Phật… Các người sẽ bị trời phạt…’
Tượng phật đá?
Lúc này người thôn họ Lý mới nhớ tới tượng phật đá bị vùi lấp trong đống phế tích.
Lần thứ hai nhìn thấy pho tượng, ai nấy đều rợn tóc gáy, những vết thương trên người thôn dân gần như y đúc với vị trí bị đập vỡ của pho tượng. Nó giống như một lời nguyền của pho tượng Phật.
Thế nhưng, cho dù bọn họ đã tìm được nguồn gốc vấn đề, vái lạy cầu xin tượng phật đá thế nào đi chăng nữa, thì Lý gia thôn vẫn cứ xuất hiện chuyện ngoài ý muốn. Vốn đã nghèo, nếu bọn họ cứ trốn mãi trong nhà như thế có mà chết đói à?
Ngay khi mọi người hoảng loạn không biết đi về đâu, bỗng có một hộ gia đình chuyển vào thôn. Khéo làm sao, nhà nọ cũng họ Lý, xuất thân của gia chủ có vẻ không tầm thường, khá am hiểu về phong thuỷ thuật số.
Nếu là một tháng trước, ai nói am hiểu phong thuỷ thuật số, chắc chắn sẽ bị phỉ nhổ là phần tử cổ hủ lạc hậu, nhưng lúc này, người nọ lại trở thành cọng rơm cứu mạng của mọi người.
Mà người nọ đúng là có chút tài, không đến hai ngày đã phát hiện hộ gia đình duy nhất trong thôn không bị tượng phật nguyền rủa. Chẳng qua nhà nọ toàn người già và trẻ em, hai ông bà già và đứa cháu nhỏ, ngày thường cũng chỉ ru rú trong nhà, tất nhiên không ai để ý.
Hỏi ra mới biết, có một hôm đứa cháu nhà họ ra khu phế tích chơi, mang về một viên đá màu trắng to bằng quả hạch đào.
Cũng chính nhờ viên đá đó, Lý gia thôn mới có cơ hội chuyển mình.
Vị gia chủ nọ là người cuối cùng ngụ lại Lý gia thôn, ông chôn di hài của pho tượng phật dưới gốc cây đào trong vườn, sau đó đặt viên đá trắng vào trong chiếc hộp tử đàn quý giá nhất trong nhà, giấu tại kho lúa – cũng là mắt trận của bố cục phong thủy này, dùng nó để trấn áp oán niệm của tượng phật đá.
Cuối cùng thôn họ Lý cũng bình thường trở lại. Nhưng xuất phát từ sự sợ hãi cũng như hoàn cảnh lúc bấy giờ, toàn thôn quyết định giữ kín chuyện này. Thời gian thấm thoát trôi đi, hiện giờ Lý gia thôn đã hoàn toàn không có ấn tượng về chuyện tượng phật đá.
Ngược lại là vị gia chủ trấn áp tượng phật trong nhà mình có để lại một quyển bút ký. Thế nhưng dù ông ta thực sự có năng lực, cũng không thể tính được rằng sau khi ông ta mất con cháu sẽ chia ra ở riêng, người sống ở nhà tổ thì không có cuốn bút kí, người có cuốn bút kí lại tha hương nơi đất khách quê người, trở thành một tiểu thuyết gia.
Vì thế, khi hậu nhân nhà họ Lý phát hiện tráp tử đàn trong kho lúa cũ nát, bèn coi viên đá trong hộp gỗ như cổ ngọc mà bán cho người thu mua đồ cũ, đồ cổ.
Vài ngày sau, nửa đêm bỗng có tia sét đánh xuống cây đào trong vườn. Sáng hôm sau, trong lúc dọn dẹp cây cối, hậu nhân Lý gia phát hiện tượng phật bằng đá dưới gốc cây.
Bán cổ ngọc được một khoản kha khá, phản ứng đầu tiên của hai vợ chồng Lý gia là pho tượng phật tổ tiên để lại ắt cũng là thứ tốt. Tiếc rằng tượng Phật đã bị vỡ thành mấy mảnh, giá cả kiểu gì cũng bị giảm. Vợ chồng bọn họ bàn bạc cả đêm, nghĩ ra một biện pháp đó là cố gắng hàn gắn lại các bộ phận của tượng Phật.
Biện pháp đơn giản như vậy, ấy thế mà bọn họ làm được thật, chẳng qua cái giá phải trả…
Lúc gắn tượng Phật, đàn ông tay chân vụng về lại không kiên nhẫn, cô Lý đẩy chồng mình sang một bên, ca thán mấy lời rồi bông đùa một câu: “Tượng phật phù hộ, tượng phật phù hộ, để tôi gắn lại tượng cho đẹp, gắn đẹp rồi mới bán được giá đẹp. Tiền học đại học của con trai tôi nhờ cả vào tượng đấy. Không biết thằng ôn nào hành hạ bảo bối thành ra thế này, nếu là tôi, tôi có đứt tay đứt chân cũng phải bảo vệ bảo bối cho thật tốt…”
Đó là lí do vì sao các cụ già khi dắt con cháu viếng chùa, thường sẽ dặn dò bọn họ phải cẩn thận từ lời ăn tiếng nói đến hành động việc làm, không được ăn nói linh tinh, nhất là trước mặt tượng Phật.
Vì thế cô Lý một câu thành sấm.
Tượng phật được cô Lý gắn lại vô cùng hoàn chỉnh, hoàn chỉnh đến không ngờ. Nếu đây không phải là thành quả lao động của bọn họ, hai vợ chồng chắc chắn không tin pho tượng từng bị đập vỡ.
Sau khi sang tay thành công tráp gỗ tử đàn với mức giá hời, chủ sạp hàng rong là lão Chu lần thứ hai đến nhà họ Lý, bóng gió hỏi xem nhà họ còn cổ vật gì nữa không. Vì thế hai vợ chồng Lý gia bán lại tượng phật cho lão.
Lại thu về một khoản, đối với nhà bọn họ, đây có thể coi là một khoản tiền lớn. Cô Lý phấn khởi chuẩn bị lên thị trấn mua ít thức ăn để chúc mừng, thế nhưng cô vừa ra đến đầu thôn thì bị tượng đá trên cái miếu cạnh đó đập trúng, không còn cơ hội đứng lên lần nữa…
Tư liệu mà Bạch Xuyên thu thập rất chi tiết, tỉ mỉ, ngay cả một chi tách ra của nhà họ Lý còn tìm được, thì cuốn bút ký của gia chủ Lý gia cũng chẳng ngoại lệ.
Tượng phật đá thông linh*, trải qua nghìn năm hương khói, chỉ còn một bước nữa là đắc đạo thành Phật, nhưng thời khắc cuối cùng này lại bị hủy hoại trong chớp mắt. Nhất niệm thành Phật, nhất niệm thành ma, xá lợi – kết tinh của pho tượng là phật, như vậy dư lại di hài của tượng, liền thành ma. Có xá lợi áp chế tượng phật thì không sao, nhưng nếu pho tượng thoát được… (*Thông linh tức là khả năng kết nối với ‘cõi âm’),
Tình huống của bà Cẩu không phải trường hợp duy nhất.
Pho tượng phật đá rất tà tính.
Sau khi lão Chu thu được cổ vật, phát hiện pho tượng phật lão mua với giá bèo hóa ra được tạo hình một cách tự nhiên, vô cùng đáng giá. Lão Chu sung sướng lắm, kích động ôm lấy tượng phật đi khoe khắp nhà, rằng nửa đời sau của lão chỉ cần nằm một chỗ mà hưởng thụ mà thôi~
Quả nhiên, lão nhanh chóng được nằm một chỗ, cứ nằm mãi như thế.
Mà hiện tại, tượng phật đá bị hai anh em Đường gia trộm đi rồi.
Nếu như hai người bọn họ đã chán sống muốn tìm đường chết, Trì Hử và mèo Dao Quang chắc chắn sẽ không ngăn cản. Nhưng tình hình thực tế hiển nhiên chẳng thể đơn giản như thế.
Cụ Trì bị Đường Bân, Đường Bác làm cho tức điên, nhưng dầu gì cũng đã đồng ý với ông cụ Đường quá cố sẽ chăm nom bọn họ, cho dù một số người càng ngày càng thối nát nhưng ông cụ cũng không thể trừng mắt nhìn bọn họ đâm đầu vào chỗ chết.
Đến Đường gia, ông cụ hết cả hồn.
Nhìn một cái thấy mù mịt tử khí, nhìn hai cái vẫn tử khí mịt mù, điệu này là định toàn gia cùng chết à!!!
Chờ khi ông cụ hồi thần đi hỏi tượng phật đá thì lại được cho hay, pho tượng đã bị Đường Đóa Nhi mang đi rồi.
Cái cô Đường Đóa Nhi này, có thể tàn nhẫn với bản thân thì những người khác có xá gì.
Lúc mới về nước, cô nàng ra vẻ ngoan ngoãn, còn nói ngon nói ngọt rằng mình là con gái, không cần quyền thừa kế gì hết, dỗ cho hai bà cô đầy dã tâm nhà mình mở cờ trong bụng. Chỉ với điểm này, Đường Đóa Nhi đã có thể nhanh chóng ‘hòa nhập’ với mọi người. Dưới sự châm ngòi của cô cháu gái, hai bà cô của Đường Đóa Nhi thực sự gọi con trai mình về Đường gia, ai bảo Đường Bân, Đường Bác đều chỉ sinh con gái, mà Đường Phán Xuân đã bị gả vào nhà họ Lý rồi.
Đường Đóa Nhi làm như vậy, chắc chắn không phải vì một tương lai tốt đẹp của Đường gia.
Cụ Trì chạy đến phần mộ của vợ chồng cụ Đường, tí nữa là ngất ngay tại chỗ. Đây rối cuộc là thù hận gì, mà ngay cả ông nội bà nội cũng không tha?
Một khu đất mộ được lựa chọn vô cùng hợp phong thủy, nhưng sau khi sửa đổi, đã biến thành ‘tuyệt địa’ (nơi cực kỳ nguy hiểm).
Nghĩ cũng biết Đường Đóa Nhi học từ ai, hiện giờ cơ hội sống duy nhất của nhà họ Đường nằm trên người cô ta, nếu cô ta chết, toàn bộ Đường gia cứ chờ chết đi.
Nhìn từ góc độ khác, cô ả gài Đường Phán Xuân lấy chồng, tất nhiên không có ý gì tốt, nhưng nếu ở lại Đường gia, vậy mới gọi là bi kịch.
“Dao Quang bệ hạ, tượng phật bị Từ Quy Lai lấy đi rồi, theo ngài bước tiếp theo của hắn là gì?”
Đặt xuống tư liệu mà Bạch Xuyên điều tra được, Trì Hử xoa xoa mèo trắng đang gối trên đùi mình. Từ Quy Lai có thể khiến hai nhà Úc – Thích chú ý, dưới sự truy bắt của cả hai nhà họ mà vẫn có thể khuấy cho nước thêm đục, thật sự giỏi.
“Meo meo~”
Pi sà chốt một câu, rất là khí phách đập tay xuống. ‘Rắc’ một tiếng, hai quả hạch đào trên bàn nát thành bột mịn.
Nhận ra mèo nhà mình vừa làm cái gì, Trì đại thiếu thông báo: “…Dao Quang bệ hạ, hai quả hạch đào này không phải là đồ ăn của Bằng Bằng đâu, ngài đã đập nát đồ của ông nội đấy. Mấy hôm nay tâm trạng ông không tốt, đây là đồ chú Bạch Tam mang cho ông cụ đó. Tôi nghĩ, phen này chúng ta sẽ bị đuổi ra khỏi nhà rồi.”
Dao Quang bệ hạ nghiêm mặt: …
Trì Hử ôm mèo trắng trở về phòng, Dao Quang bệ hạ tuy lại gây chuyện, nhưng nội dung meo meo cũng đúng lắm, mặc kệ Từ Quy Lai định làm gì tiếp theo, bọn họ chỉ cần biết mục đích cuối cùng của gã là được. Mà hiện giờ, ngọc phỉ thúy, tượng phật đá và cuối cùng là phong thủy nhà họ Đường, bọn họ cũng đã đoán được một phần đáp án.
Đời có đôi khi chính là như vậy, âm mưu trong bóng tối khiến người ta khó có thể phòng bị, nhưng nếu ngay từ đầu đã khiến đối phương phòng bị mà lại không biết, vậy đúng là sai một li đi một dặm.
Mà Trì Hử, bởi vì có mèo Dao Quang, từ lần đầu tiên nhìn thấy Từ Quy Lai, trong lòng đã có cảnh giác.