*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Sáng sớm hôm sau, Tống Ngọc Tịch đi Ninh Thọ Viện thỉnh an với Tần thị, bồi Tần thị lễ Phật lúc sáng sớm, đây cũng là quy củ do Tần thị định ra, mấy cô nương luôn phiên ngày một. Thời gian thỉnh an là giờ Thìn [1], nhưng thời gian bồi lễ Phật là giờ chính Mão [2], mà các cô nương thường ham ngủ, nên luôn đến chậm một chút, có đôi khi đến giờ Mão ba khắc [3] cũng chưa đến, thế nhưng, những chuyện này lại hoàn toàn không xảy ra với Tống Ngọc Tịch. Nàng không chỉ đến thỉnh an đúng giờ Thìn mỗi ngày, mà đến lượt nàng hầu Tần thị lễ Phật, thì giờ chính Dần ba khắc [4] nàng đã có thể tới.
[1][2][3][4] Cách đếm giờ ngày xưa:
Giờ Tý (23h-1h)
Giờ Sửu (1h-3h)
Giờ Dần (3h-5h)
Giờ Mão (5h-7h)
Giờ Thìn (7h-9h)
Giờ Tỵ (9h-11h)
Giờ Ngọ (11h-13h)
Giờ Mùi (13h-15h)
Giờ Thân (15h-17h)
Giờ Dậu (17h-19h)
Giờ Tuất (19h-21h
Giờ Hợi (21h-23h)
Một khắc là 15 phút. Chính Mão là 6h, giờ mão một khắc 5h15, chính mão một khắc là 6h15.
Trong truyện [1] giờ Thìn là 7h-9h, [2] chính mão là 6h, [3] giờ mão ba khắc là 5h45, [4] giờ chính Dần ba khắc là 4h45
Hôm nay cũng không ngoại lệ, vừa vặn đến lượt Tống Ngọc Tịch hầu Tần thị lễ Phật, ngược lại nàng rất thành tâm, đâu ra đấy ngồi quỳ trên bồ đoàn ở phía sau Tần thị. Tần thị làm gì, nàng liền làm cái đó, động tác không có chút sai lệch nào, thậm chí Tần thị niệm tâm kinh, nàng cũng có thể đuổi kịp đọc lên bất cứ lúc nào. Loại tính cách không kiêu ngạo lại không nóng nảy nếu là một người trưởng thành, thì không có gì là lạ, nhưng Tần thị luôn lấy làm kỳ lạ, Tống Ngọc Tịch vẫn còn là trẻ con, ở độ tuổi này của nàng, hẳn là thích làm nũng nhất, nhưng nàng lại biểu hiện vô cùng hiểu chuyện như vậy, có vẻ liên quan đến trải nghiệm bi thảm lúc còn bé của nàng, nghĩ vậy bà lại không tự chủ được mà cảm thấy đau lòng.
Tần thị yêu thích lễ Phật, nên ngày ngày vào sẽ làm một khóa lễ vào buổi sớm, cho đến tận giờ chính mão ba khắc, khoảng thời gian này là hoàn toàn đắm chìm trong kinh Phật. Tống Ngọc Tịch cùng bà làm xong khóa lễ buổi sớm, trong thời gian chờ ăn điểm tâm còn dành chút thời gian thay Tần thị sao chép mấy dòng kinh văn.
Sau khi dùng xong điểm tâm, thì thấy Tống Ngọc Thiền mang theo ba tỷ muội Kỷ gia đến thỉnh an Tần thị.
Kỷ Uyển Ninh đi đầu tiên, mặc một bộ áo khoác dáng dài bằng lụa the dệt kiểu lụa hoa[5] màu thiên tố [6] thêu từng rặng mây bạc, đi một đôi hài bằng gấm có hình hoa phù dung được kết bằng hạt châu ở dưới đế giày, búi tóc lăng vân kế [7] khiến nàng ta trông có vẻ đoan trang tú lệ, đeo một bộ trang sức bằng trân châu, nhìn có chút phức tạp, nhưng lại đoan trang trang nhã. Kỷ Uyển Thanh cùng Kỷ Uyển Xuân một trái một phải đi đằng sau nàng, Kỷ Uyển Thanh mặc một thân màu chu sa đỏ, áo khoác gấm hoa, đầu cũng chải kiểu lăng vân kế, nhưng trên đầu của nàng ta cũng không đeo nhiều như Kỷ Uyển Ninh, mà chỉ cài hai cây trâm vàng hình đuôi phượng, ở đằng sau búi tóc lăng vân kế, rủ xuống dây tua rua nhỏ, trông xinh đẹp khả ái, mà Kỷ Uyển Xuân lại mặc một bộ áo váy họa tiết hoa rơi màu nâu đỏ, thanh lịch điềm đạm.
[5] dệt lụa hoa: Dệt lụa hoa là một tinh hoa nghệ thuật lụa của truyền thống phương Đông, đây là một loại trang sức vải lụa được dệt bằng cách đan những sợi ngang sợi dọc lại cùng nhau
[6] màu thiên tố: chiết xuất từ rễ cây thiến thảo hay còn gọi là thiên căn, thường có màu đỏ.
[7] lăng vấn kế: xem chú thích bên dưới
Ba người cười dập đầu với Tần thị, nói một ít lời chúc may mắn vào ngày Tết. Tần thị mỉm cười thưởng vài thứ đồ, rồi bảo Tống Ngọc Thiền đưa các nàng đến noãn các nói chuyện. Kỷ Uyển Ninh, sau khi nói xong, ánh mắt không tự chủ mà nhìn về phía Tống Ngọc Tịch đang đứng sau lưng Tần thị, mỉm cười chân thành nói với Tống Ngọc Tịch:
"Thất muội muội kể từ khi chia tay vẫn khỏe chứ."
Tống Ngọc Tịch bình tĩnh đáp lời: "Đa tạ Nhị tỷ tỷ quan tâm, muội muội mọi chuyện đều tốt đẹp."
"Xùy---"
Một âm tiết ngắn ngủi phát ra, khiến cho Kỷ Uyển Thanh trở thành tiêu điểm trong mắt mọi người trong phòng, thậm chí còn khiến Tần thị không khỏi nhìn nhiều thêm mấy lần cô nương tuy có vẻ ngoài xinh đẹp nhưng lại không che dấu nổi sự cay nghiệt trên khuôn mặt kia. Trong lòng dâng lên sự phẫn nộ, ở trước mặt bà, mà cô nương Kỷ gia cũng dám tỏ thái độ với Tịch tỷ nhi, có thể thấy được trước đây Tịch tỷ nhi ở Kỷ gia đã trải qua cuộc sống như thế nào.
Thế nhưng tuy Tần thị giận thì giận, nhưng chưa đến nỗi vì chuyện này mà chỉ trích một tiểu bối ngay trước mặt. Kỷ Uyển Thanh thấy tất cả mọi người đều đang nhìn mình, thì nhớ tới lời dặn dò của lão thái quân trước khi đi rằng cho dù có thế nào thì cũng không thể ở trước mặt người của Tống gia mà cùng Kỷ Uyển Diễm...không đúng, là cùng Tống Ngọc Tịch nảy sinh tranh chấp.
Kỷ Uyển Thanh hít sâu một hơi, nhịn lại tính tình, áp chế sự chán ghét đối với Tống Ngọc Tịch, lộ ra nụ cười xấu hổ, nói một câu trái lương tâm:
"Thất muội muội lâu ngày không gặp, có vẻ lại đẹp lên không ít." Mặc dù ngoài miệng nói vậy, nhưng trong lòng Kỷ Uyển Thanh thấy chua xót vô cùng, Kỷ Uyển Diễm vốn là ai chứ? Chỉ là một nữ nhi bị vứt bỏ, cha không thương mẹ không yêu mà thôi. Mẫu thân cùng lão thái quân nguyện ý cho nàng miếng cơm manh áo, đó đã đủ nhân từ rồi, nhưng bây giờ thì ngược lại, tiểu nha đầu đã từng không sánh bằng nàng ta, giờ thân phận thay đổi trong nháy mắt, trở thành tiểu thư của Tống gia, còn ở trước mặt nàng ta khoe khoang, thật sự là không cam lòng mà.
Thế nhưng, lão thái quân đã nói, có một số việc không cần phải tranh chấp trên mặt bàn, âm thầm làm mới càng có hiệu quả, cho nên, cho dù tạm thời nàng ta phải nói mấy câu khen ngợi trái lương tâm cũng không hề gì. Chỉ tiếc, lời khen trái lương tâm này được nói ra hơi chậm, làm cho người khác khó có thể tin lời nói của nàng ta được phát ra từ tâm. Tống Ngọc Tịch nhìn nàng ta, trong lòng cười lạnh, nhưng cũng không đáp lời, mà chỉ cong cong khóe môi coi như là đáp lời rồi.
Trong lòng Tống Ngọc Thiền cũng âm thầm phê phán mấy tỷ muội Kỷ gia, thế nhưng ngại mặt mũi của Kỷ Uyển Ninh nên cũng không tiện nổi giận, nhưng trong lòng cũng đã âm thầm xếp Kỷ Uyển Thanh vào danh sách người không muốn thân cận.
Kỷ Uyển Ninh cùng Tống Ngọc Tịch chính là biểu tỷ muội, hằng năm Kỷ Uyển Ninh đều đến Tống gia làm khách, nhưng mấy người Kỷ Uyển Thanh cũng chưa từng tới Trấn Quốc công phủ. Sau khi Kỷ Uyển Xuân đi theo mấy người Tống Ngọc Thiền lên noãn các ở lầu hai của tiểu lâu, thì đứng trước cửa số phía nam nhìn ra bên ngoài. Cảnh trí của Quốc công phủ thì ngay cả Bình Dương Hầu phủ cũng đều kém xa, chứ nói chi là Kỷ gia ở Uyển Bình. Lọt vào trong tầm mắt đều là tráng lệ xa hoa, trong phủ hạ nhân hầu hạ nhiều như sao trời, chỉ mỗi chi phí dùng cho chăm sóc vườn tược cùng tôi tớ tì nữ đã là một con số trên trời rồi.
Kỷ Uyển Thanh bưng chén trà, đi tới bên người Kỷ Uyển Xuân, bĩu môi nhìn Tống Ngọc Tịch đang nói chuyện cùng mấy người Kỷ Uyển Ninh, giọng điệu có chút chua ngoa, nhỏ giọng thầm thì: "Thể hiện gì chứ, chẳng qua là một thứ nữ, lại còn ăn mặc giống đích nữ, chắc do biết hôm nay chúng ta sẽ tới, cố tình khoe khoang cho chúng ta nhìn đây mà."
Kỷ Uyển Xuân đụng nàng ta một cái, dùng ánh mắt cảnh cáo: "Đừng nói nữa, ta thấy các cô nương Tống gia khác cũng ăn mặc như vậy, nào có cố ý khoe khoang gì chứ. Tống gia có bao nhiêu phú quý, chẳng lẽ muội còn không nhìn ra sao?"
Nói xong thì chỉ chỉ đình nghỉ mắt trên hồ nước cách đó không xa, ở trên đường Chu Tước lại có thể xây được một hồ nước lớn như vậy, chung quanh còn làm thêm núi giả, cảnh trí như vậy, hao tốn của cải cực lớn, chỉ ngẫm thôi cũng đã thấy kinh sợ. Đi vào một gia đình như vậy, mới chính xác là lọt vào bên trong ổ vàng đấy.
Lời Kỷ Uyển Xuân càng làm cho Kỷ Uyển Thanh thấy chua xót trong lòng.
Chú thích:
[7] Lăng Vân Kế