(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");
Khi nói câu ấy, tiểu thư chỉ mới bảy tuổi.
Nàng vì bó chân mà phát sốt, nằm liệt giường suốt một ngày một đêm.
Chủ quân trong cơn giận dữ đã trách mắng đại nương tử, cho rằng năm đó vì lòng mềm yếu mà lần bó chân đầu tiên không đủ mạnh tay, để bây giờ chân xảy ra vấn đề, phải chịu thêm lần đau đớn.
Lần bó chân này buộc phải làm lại từ đầu. Khăn bó được tháo ra, ngón cái thẳng tắp, trắng nõn như ngọc, nhưng bốn ngón còn lại thì không ép sát, trông như những mầm tre nhỏ mọc thừa.
Để làm lại, chỉ còn cách luyện chân bằng cách bước qua bước lại trên những mảnh sứ vỡ sắc nhọn, khiến bàn chân nhuốm đầy m.á.u tươi. Sau đó, nhân lúc vết thương còn mới, bó chặt lại và dùng rượu đun nóng liên tục đổ lên để làm cứng.
Tiểu thư không chịu đi. Đại nương tử cầm chiếc gậy bọc lụa mềm gõ vào lưng nàng, vừa thúc giục vừa nói: "Đi nào, mẫu thân làm vậy cũng vì muốn tốt cho con. Nếu không có đôi chân đẹp, sau này con làm sao đứng vững ở nhà chồng?"
Trong phòng, đám nha hoàn không ai dám thở mạnh, chỉ biết cúi đầu nhìn tiểu thư đứng một mình trên những mảnh sứ vụn, vừa bước vừa khóc nức nở.
Ta bước lên, đỡ lấy nàng, nói: "Nô tỳ sẽ dìu tiểu thư đi."
Đi hết một vòng, đại nương tử rưng rưng nước mắt, nói chưa đủ, phải đi thêm một vòng nữa.
Hết vòng thứ hai, đôi môi tiểu thư đã cắn chặt đến bật máu, nước mắt tuôn đầy mặt. Khi nàng được bế về giường, vẫn còn nằm trong lòng đại nương tử, nàng ngẩng đầu nhìn ta, hỏi: "A Lê, ngươi có muốn bó chân cùng ta không?"
Đại nương tử vốn thương yêu tiểu thư nên bà cũng không ngăn cản, chỉ lặng im.
Bó chân vốn là điều chỉ có những nhà giàu sang mới làm, một khi bó chân rồi thì chẳng thể làm việc được nữa, chỉ còn cách sống như tiểu thư, được nuôi dưỡng trong lụa là gấm vóc.
Nhưng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, còn phải chạy việc cho tiểu thư. Ta lắc đầu.
Nàng bảo: "Ngươi ngốc thật." Lại nói thêm: "Sau này cứ ở trong phòng hầu hạ ta đi."
Ta và tiểu thư bằng tuổi và cũng chính tiểu thư đã mua ta về.
Nhà ta nghèo đến cùng cực, để có cái ăn, phụ thân ta định bán ta vào thanh lâu, chỉ vì muốn thêm được nửa quan tiền. Ta đứng bên vệ đường, tay vẫn nghịch con châu chấu đan bằng cỏ của mình.
Mụ tú bà đang cò kè mặc cả, nói rằng nếu mua ta, thì bà phải nuôi đến bảy năm nữa mới dùng được.
Phụ thân ta thì nói: "Con bé này lớn nhanh lắm, nhìn mặt nó xem, mới sáu tuổi mà đã như bảy tám tuổi rồi, không cần phải đợi lâu đến vậy đâu."
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Khi ấy, thiếu Tướng quân đang cùng tiểu thư đi qua. Tiểu thư trông thấy con châu chấu cỏ trong tay ta thì dừng bước, nhất quyết muốn có nó.
Ta cẩn thận lau sạch bụi rồi đưa cho nàng, lại lo nàng bị mắng, nên vội vàng nói: "Cái này không lấy tiền đâu."
Nàng nói muốn thêm một con nữa, nhưng bên kia, phụ thân ta đã bàn bạc xong, định lôi ta đi ngay.
Tiểu thư liền kéo tay thiếu Tướng quân, làm nũng: "Không bằng mua cô bé này đi."
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/mong-nguoi-mot-doi-vui-ve/chuong-1.html.]
Mua ta phải mất tận mấy quan tiền!
Ta kinh ngạc nhìn nàng, lại lo lắng không yên. Một cô bé con mà cũng dám đòi hỏi thế này ư? Chắc chắn lát nữa huynh trưởng của nàng sẽ nổi giận mà tát cho mấy cái bạt tai.
Nào ngờ, thiếu Tướng quân chỉ dịu dàng xoa đầu nàng, rồi gật đầu đồng ý.
Thế là ta đi theo bọn họ.
Phụ thân ta gọi với từ sau lưng, nhưng ta không quay đầu lại. Ta chỉ chạy chân trần, đuổi theo cỗ xe ngựa, tiếng chân vang lên lộp cộp.
Tiểu thư ngồi trên xe, vén rèm lên, cười hỏi: "Ta còn chưa biết ngươi tên gì?"
Ta ấp úng trả lời: "Tên ta là Tứ Nha Đầu, bình thường phụ mẫu hay gọi ta là Tứ Nha Đầu c.h.ế.t tiệt."
Tiểu thư nghiêng đầu cười, nói các nha hoàn bên cạnh nàng đều được đặt tên theo các loại trái cây, thấy ta trông có phúc khí, chi bằng gọi là A Lê.
Từ đó, ta có một cái tên.
Tiểu thư đối xử với ta rất tốt, từ ngày theo nàng, ta chưa từng phải chịu đói thêm lần nào nữa.
Trong lòng ta thầm phát nguyện, cả đời này nhất định sẽ đối đãi tốt với nàng.
Mẫu thân từng dạy, một giọt nước ân tình cũng đáng để trả bằng cả một giếng đầy. Ta đã nhận từ tiểu thư biết bao nhiêu ân huệ, ăn bao nhiêu bát cơm, uống bao nhiêu chén nước, không biết đời này phải trả lại bao nhiêu giếng nước mới đủ.
Nhưng có lẽ, ta chẳng bao giờ có cơ hội trả.
Tiểu thư là người xinh đẹp nhất và cũng là người may mắn nhất mà ta từng thấy.
Trong nhà, ngay cả chủ quân nghiêm khắc nhất, khi ông nhìn thấy nàng thì cũng phải dịu bớt đôi phần.
Đôi khi thư phòng nổi lên tranh cãi, hoặc thiếu Tướng quân gây họa bị trách phạt, vị tùy tùng thân cận của thiếu Tướng quân lại lén chạy đến hỏi tiểu thư có muốn ra trước viện chơi không.
Chỉ cần tiểu thư nhẹ nhàng cất tiếng gọi: "Phụ thân", chủ quân liền kiềm chế cơn giận. Tùy tùng lúc ấy lau mồ hôi trán, thở phào nhẹ nhõm.
Ngay cả các di nương trong phủ cũng yêu quý nàng. Tiểu thư luôn giữ phép tắc, khéo léo trong nữ công, lại dịu dàng, biết ăn nói.
Đi theo nàng, dường như ta cũng được người ta để mắt hơn. Nhờ có nàng, đôi tay chai sạn của ta bớt đi phần thô ráp, ngay cả da dẻ cũng dần trắng ra.
Mọi thứ của ta đều là tiểu thư ban cho.
Nàng bảo ta làm gì, ta liền làm nấy.
Cho dù nàng muốn ta tháo khăn bó chân ra cho nàng, dù biết sẽ bị đại nương tử trách phạt, ta cũng sẽ không chần chừ.
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");