[Miêu – Thử] Dữ Tử Thành Thuyết

Chương 51




Ba ngày sau, Khai Phong Phủ cử hành một tang lễ đơn giản cho Triển Chiêu.

Bạch Ngọc Đường khăng khăng dùng thân phận người nhà Triển Chiêu để chịu tang, bởi vì với y, dù hai người chưa thành thân, hơn nữa bọn họ đều là nam tử, đời này không thể kết thành phu thê, nhưng từ giây khắc y quyết định đem thân thể và linh hồn mình giao cho Triển Chiêu, y đã xác định Triển Chiêu chính là người sẽ bầu bạn cùng y trọn đời trọn kiếp. Huống chi, trong bụng y còn thai nghén đứa con của hai người. Hiện giờ Triển Chiêu qua đời, Bạch Ngọc Đường y sẽ là góa phu (*) của hắn. Bất luận là y hay đứa nhỏ chưa chào đời, đều có quyền hạn và trách nhiệm đưa tiễn Triển Chiêu đi hết chặng cuối của đời người…

(*) Nguyên văn 未亡人 – vị nhân vong, google dịch là góa phụ, có điều Bạch Ngọc Đường là nam nên mình để thành góa phu.

Mọi người không lay chuyển được Bạch Ngọc Đường, mặc dù lo lắng cho y, song cũng chẳng ai đành lòng tước đoạt của y quyền được ở bên người thương lần cuối, nên không kiên trì ngăn cản y nữa.

Ban thờ bên trong linh đường tối ám bày một bài vị mới khắc, mặt trên có tám chữ “Chí ái Triển Hùng Phi chi linh vị”, nét chữ thoạt nhìn phong lưu đại khí, lại ẩn chưa nỗi bi thống khôn cùng, do Bạch Ngọc Đường tự tay khắc lên.

Bên dưới bài vị là lư hương và ba khay đồ tế bình thường nhất. Bao đại nhân biết Triển Chiêu một đời thanh bạch, cực kì không thích làm phiền người khác, do đó linh đường bày biện hết sức giản dị, chỉ có màn rèm trắng tinh giăng phủ bốn phía. Bởi không có di thể Triển Chiêu, linh cữu bằng gỗ ngô đồng giữa phòng chỉ đặt quan phục đỏ sậm Triển Chiêu thường mặc, không có thêm

vật bồi táng gì khác. Cách bài trí hoàn toàn không giống tang lễ của quan viên tứ phẩm đương triều, ngược lại hệt như đám tang của một dân thường.

Bạch Ngọc Đường một thân thô ma trảm suy (*), đây là cấp bậc cao nhất trong các loại tang phục, chỉ người thân cận nhất mới được phép mặc, điều này cũng tỏ rõ quan hệ của y và Triển Chiêu với kẻ khác.

(*) Thô ma: vải gai thô ráp.

Trảm suy: tang phục cổ của dân tộc Hán phân làm ngũ đẳng: trảm suy, tề suy, đại công, tiểu công, ti ma, trong đó trảm suy là bậc cao nhất. Trảm suy được ghép từ vải gai thô, tỏ ý chưa kinh qua tân trang. Phàm là chư hầu với thiên tử, bề tôi với vua chúa, con trai con gái chưa xuất giá với cha mẹ, con dâu với cha mẹ chồng, cháu thừa tự với ông bà, vợ với chồng, cha với con trưởng, đều phải vận trảm suy.

Chiếu theo phong tục, Bạch Ngọc Đường phải quỳ bên linh án bái tạ hành lễ khách đến phúng viếng, nhưng bởi Triển Chiêu không còn thân nhân nào khác, cạnh Bạch Ngọc Đường ngay đến một người có thể giúp y cũng không có, nên để tận lực giảm bớt gánh nặng cho y, Bao Chửng lợi dụng thân phận nghĩa phụ Triển Chiêu, đứng bên Bạch Ngọc Đường dìu đỡ y.

Dầu vậy, quỳ gối trong thời gian dài, lại phải không ngừng xoay người hành lễ, đối với Bạch Ngọc Đường mang thai gần tám tháng, thân thể suy yếu, vẫn là nhiệm vụ khó khăn. Bởi trong cảm nhận của bách tính Biện Kinh, Triển Chiêu cũng giống như Bao đại nhân, là vị quan tốt hết lòng vì dân, yêu dân như con, thảy đều hết lòng mến phục, giờ đây Triển Chiêu tạ thế, cơ hồ toàn bộ dân chúng kinh thành đều đến tiễn đưa Triển đại nhân mà họ kính yêu.

Trông thấy nam tử vóc dáng kì dị quỳ bên linh án, mọi người tuy rất nghi hoặc, không rõ y có quan hệ gì với Triển Chiêu, có điều trong niềm tiếc thương khôn xiết, không ai suy nghĩ nhiều thêm, thế nên cũng không có người bước lên chất vấn thân phận của y.

Tân khách đến viếng nối liền không dứt, tận khi lễ tế chấm dứt vào lúc chạng vạng, rất nhiều dân chúng vẫn lưu luyến chưa muốn rời đi.

Đợi vị khách cuối cùng rời khỏi, Bao Chửng lập tức sai người đóng cửa linh đường, quay người đỡ Bạch Ngọc Đường đứng dậy, không ngờ giờ này thắt lưng y đã đau đến tê dại, hai chân cứng đờ không thể đứng lên, cuối cùng ông đành gọi Tứ đại giáo úy tới đưa y về phòng.

***

Đêm khuya, Bạch Ngọc Đường cô độc nằm trên giường, một tay đặt lên thành bụng căng tròn, tay kia ôm siết Cự Khuyết, tỉ mẩn vuốt ve, tựa hồ đó không phải một thanh kiếm mà là gương mặt Triển Chiêu.

Ngày ấy ở Trùng Tiêu Lâu, chính thanh kiếm này đã thay Triển Chiêu bảo hộ Bạch Ngọc Đường và đứa bé trong bụng y, nhưng hôm nay, nó lại chẳng thể bảo hộ chủ nhân mình…

Dù cho thân thể đau nhức mệt mỏi cực độ, Bạch Ngọc Đường vẫn không thấy buồn ngủ. Nằm trên chiếc giường Triển Chiêu từng nằm, gối chiếc gối Triển Chiêu từng gối, đắp tấm chăn Triển Chiêu từng đắp, trong gian phòng này, bàn ghế, tủ đồ, y phục, từng thứ, từng thứ hãy còn vương vất hương vị Triển Chiêu, khiến Bạch Ngọc Đường thấy như Triển Chiêu vẫn ở đây, giọng nói, dáng diệu, nụ cười, hết thảy đều còn nguyên vẹn.

Bởi không tận mắt nhìn thấy thi thể Triển Chiêu, Bạch Ngọc Đường thủy chung không tin Triển Chiêu đã chết, thậm chí y không ghìm nổi mà nghĩ, có phải Triển Chiêu giận mình quá lâu không chịu tha thứ, cho nên cố ý bày ra trò đùa xấu xa này không? Biết đâu một hôm nào đó khi y tỉnh giấc, Triển Chiêu sẽ đột nhiên xuất hiện trước mặt y, trưng ra vẻ mặt tươi cười hòa nhã quen thuộc, nhìn y và nói: “Ngọc Đường, ta về rồi đây.”

Thế nhưng, y biết, chuyện đó không thể xảy ra. Công Tôn tiên sinh và những người khác trong Khai Phong Phủ đều đã trông thấy, không có khả năng nhầm lẫn.

Lúc đó, Công Tôn Sách phục ở đạo trường, vốn định lỡ như Bạch Ngọc Đường có chuyện sẽ lao lên cứu đứa nhỏ, chẳng nghĩ cuối cùng lại phải nhặt xác Triển Chiêu. Không đợi Bạch Ngọc Đường tỉnh lại nhìn mặt Triển Chiêu lần cuối, Hoàng thượng nhận được tin tức, tự mình dẫn người tới đưa thi thể hắn đi.

Bạch Ngọc Đường ngây ngẩn nhìn Cự Khuyết, gương mặt không rõ biểu tình, thì thào gọi tên: “Mèo con…”

Tựa hồ như y đang tự nói với mình, hay y đang đem Cự Khuyết trở thành chủ nhân của nó, nhẹ giọng thì thầm: “Ngươi làm sao bỏ được ta, làm sao bỏ được con của chúng ta, làm sao bỏ được… Mà đi…”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.