(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq"); Chuyển ngữ: Trần
Khâu Bối Phùng chạy tới ngõ sau bếp tòa nhà Đồng Khánh, có một bóng hình cao lớn đã sớm chờ ở đó.
"Trương Trọng Thiên!"
Người kia cứ thế kéo y đi, nhất quyết không chịu để lộ mặt. Bọn họ quẹo trái rẽ phải, kiến trúc xung quanh từ gỗ ngói thoắt biến thành những căn lều dựng tạm lụp xụp vô cùng hỗn tạp, chỗ cao chỗ thấp. Khâu Bối Phùng áng chừng đây hẳn là địa bàn tạm trú của dân tị nạn.
Bọn họ đến một nơi hao hao với đền thờ Tổ mẫu, người đó kéo y vào sân trong. Ở đó có một căn buồng ngói nhỏ, bên trong tối như hũ nút.
Khâu Bối Phùng không dám vào.
Người đó quẹt diêm đốt nến, lúc này Khâu Bối Phùng mới nhìn rõ bài trí trong phòng: Vỏn vẹn chưa đến mười mét vuông, một cái giường, bên trên chỉ có một tấm mền đã lòi cả ruột bông, có vẻ như cứ thế ngủ luôn trên ván gỗ. Một cái bàn màu tía thấp tẹt, với hai cái ghế đẩu cụt chân.
Khâu Bối Phùng kéo tay gã.
Y vươn tay định gỡ miếng vải trên mặt người kia xuống, nhưng lại bị giữ chặt tay không cho cởi.
Khấu Bối Phùng chợt bắt đầu hoài nghi người này có phải Trương Trọng Thiên hay không? Đến tận bây giờ gã vẫn chưa mở miệng nói câu nào.
Y lùi lại vài bước, người kia lại kéo y không cho đi.
"Rốt cuộc anh là ai?"
Người đó cúi đầu chẳng đáp, một chốc sau mới thỏ thẻ: "Hết đẹp rồi."
Nghe lại được giọng nói quen thuộc từ rất lâu, cảm giác tựa như người từ trên cao nguyên đặt chân tới đồng bằng, bỗng dưng bị sốc dưỡng khí.
Khâu Bối Phùng nói, gì cơ?
Trương Trọng Thiên ôm mặt ngồi trên giường, đáp: "Anh hết đẹp rồi."
Khâu Bối Phùng gỡ mặt nạ của gã ra. Một vết sẹo dài kéo từ đuôi mắt tới dái tai thình lình xuất hiện trên khuôn mặt khôi ngô của gã, tựa như một mặt gương vỡ.
Khâu Bối Phùng nói, không xấu.
Trương Trọng Thiên tỏ vẻ bất mãn, vậy cũng đâu có đẹp.
Khâu Bối Phùng ngồi lên đùi gã, choàng tay qua cổ gã, hôn lên mặt, đầu lưỡi mơn trớn vết sẹo kia.
Sau đó lại nói, rất đẹp.
Trương Trọng Thiên ôm eo y, vùi đầu vào lòng y hít một hơi thật sâu, tựa như một con sư tử đã khát nước suốt cả mùa hạn bỗng bắt gặp dòng suối nhỏ.
Dòng suối ấy bị Trương Trọng Thiên mút vào trong miệng, chẳng khác chi tóm được điểm đầu của hạnh phúc, bèn vồn vã nhiệt tình đáp trả lại. Nụ hôn xa cách lâu ngày thường triền miên đến độ khó lòng tưởng tượng. Khâu Bối Phùng có cảm giác như đầu lưỡi đã chẳng còn thuộc về bản thân mình nữa. Cổ y bị gặm cắn, bị quẳng lên giường hệt như con mồi bị quẳng vào sào huyệt.
Để mà nói chính xác thì đó không phải giường, chỉ là tấm ván gỗ. Y bị cấn đến độ nghiến răng nghiến lợi đẩy Trương Trọng Thiên ra, trải đều chăn rồi mới lại nằm lên.
"Bình thường anh toàn ngủ ở đây à?"
Bấy giờ y đã bị lột trần, bộ ngực bị nhấm nháp, ngón tay vân vê dái tai của người nằm trên, chân bị tách sang hai bên.
Trương Trọng Thiên ngẩng đầu, rất đỗi ngơ ngác: "Ít khi ngủ lắm, thi thoảng mới tới đây."
Trương Trọng Thiên để y nằm sấp. Khâu Bối Phùng quỳ trên đệm mềm mà vấn vương không dứt. Trương Trọng Thiên đưa ngón tay vào khuấy đảo khoang miệng y, đến khi nước bọt thấm đẫm hai ngón tay thon dài thì cắm vào cửa sau.
Khâu Bối Phùng bị ngoáy đến độ hai mắt phủ sương, kẹp chân lại lí nhí: "Em bôi trơn kỹ rồi mới đến."
Ở trên giường, Trương Trọng Thiên chẳng bao giờ đoái hoài đến lời nài nỉ của y, cứ theo thói quen của mình thọc vào nới rộng, thuận tiện nhét cây hàng của mình vào tay y, để y vỗ về giải tỏa cho nó. Khâu Bối Phùng cảm nhận được cây gậy th*t trong tay mỗi lúc một lớn, phần quy đầu trướng to tựa như tán nấm rỉ ra chút dịch nhầy, khiến y không khỏi thấp thỏm sợ sệt mà cũng lại chờ mong.
Trương Trọng Thiên rút tay về, vạch cửa sau ướt dầm dề của y ra xem. Thấy nó đã mấp máy có vẻ thèm khát đòi ăn lắm rồi, gã bèn ngang ngược nhét thẳng cây hàng khủng bố của mình vào.
Khâu Bối Phùng bị xỏ xuyên, đã lâu rồi y chưa tiếp khách, nhất thời chịu không thấu, vừa đau vừa kích động, bèn rướn cổ đòi hôn. Trương Trọng Thiên tạm thời mặc kệ y, chỉ dùng ngón cái quẹt vệt nước bên khóe mắt y, nói, cố chịu một chút.
Khâu Bối Phùng bĩu môi, chỉ đành kéo ngón tay gã ngậm lấy, nức nở nghẹn ngào hệt như mèo con chưa dứt sữa. Cây gậy th*t của Trương Trọng Thiên tiến thẳng vào sâu, một tay nâng ngang hông y lên, ghim bờ mông của y vào háng mình, bắt đầu hùng hục đưa đẩy.
Khâu Bối Phùng sướng phát khóc, nương theo mà rên la: "A a a a... Chậm một chút", tay lại vươn ra sau đỡ lấy cơ bụng của Trương Trọng Thiên.
Trương Trọng Thiên được đà rút ra, thấy động nhỏ đã hé miệng, xung quanh là bọt trắng hệt như một cái miệng ham ăn. "Không muốn nữa sao?"
Tức thì, Khâu Bối Phùng cảm thấy trống rỗng ngứa ngáy, bất giác kẹp đùi lại gọi, anh ơi. Trương Trọng Thiên tách chân y ra, mặt đối mặt đè lên y, tay móc thứ trong cửa sau của y bôi lên dương v*t của mình, nương nhờ nước dâm và dịch ruột một lần nữa chen vào.
Khâu Bối Phùng say đắm nhìn cặp mày khẽ nhíu của gã, trong lúc đê mê vươn lưỡi ra: "Cắn em đi."
Trương Trọng Thiên cúi người hôn y cuồng nhiệt. Hai người nuốt nước bọt cùng đầu lưỡi của nhau. Khâu Bối Phùng mở miệng mặc cho lưỡi Trương Trọng Thiên xâm nhập vòm họng mình, thực hiện động tác thọc rút hệt như ở dưới háng, trên dưới đều ** y tuôn ra cả bọt sóng.
"A a a a..."
Khâu Bối Phùng nhắm mắt, thò tay ve vuốt bờ ngực gã. Chốc chốc lại dời xuống phía dưới chơi đùa với túi tinh của gã, kích thích đến độ khiến Trương Trọng Thiên hận không thể gặm nát y.
Bỗng chốc, hơi thở chợt nặng nề, gã vác chân y lên ép thành một góc chín mươi độ, nửa quỳ trên giường mà cày cuốc. Gần như mỗi một cú thúc đều rút ra toàn bộ rồi lại đâm vào lút cán. "Bành bạch bành bạch bành bạch" ra sức húc vào chục nhát, Khâu Bối Phùng đã lịm đi chỉ còn biết rên rỉ. Cơ thể y bị gấp khúc đè xuống bên dưới, đầu gối gần như chạm tới mặt. Điểm cao nhất chính là bờ mông, tựa như bụi chuối nở rộ, hoa chuối e ấp giấu mình trong lá chuối.
"Cây súng" của Trương Trọng Thiên nhắm thẳng vào tâm hoa, chẳng chút tiếc thương. "A..." Gã bắn từng luồng tinh dịch đặc sệt vào nhụy hoa, lúc rút ra còn nghe tiếng pặc, tâm hoa cũng chẳng khép vào được nữa.
"A a a a..." Khâu Bối Phùng ôm lấy cẳng chân, cùng lúc đó tự bắn đầy lên mặt mình.
Y run rẩy nằm rạp ra giường, phần bụng dưới vẫn còn giật khẽ. Trên mặt, trên người đều nhớp nháp chất nhầy màu trắng, tóc dài xõa xuống người, có những lọn lại tuột xuống mép giường, rủ xuống đất.
Chiếc miệng bên dưới nửa hé, không tự chủ được mà để tràn tinh dịch ra bên ngoài. Cảnh tượng vô cùng trầy trật, như thể những cánh hoa quế bị vùi dập giữa bùn đất sau một trận mưa xuân.
Nhớp nhúa, mà lại ngát hương.
Y bị chịch đến độ lưỡi thè ra ngoài, cả người dại ra. Trương Trọng Thiên ôm y vào lòng mà hôn môi, một chốc sau mới vỗ về cho y bình ổn lại. Y òa khóc, ôm cổ Trương Trọng Thiên, sụt sùi nói: "Anh đừng có bắt nạt em nữa."
Trương Trọng Thiên ân cần hôn y, vừa nói "đây đâu phải bắt nạt" vừa chậm rãi cắm ngập vào. Lần này hoàn toàn chẳng kịch liệt, mà giống như là an ủi hơn. Hai người ôm nhau cùng trò chuyện, Khâu Bối Phùng cắn cằm gã, hỏi: "Anh có nhớ em không?"
Trương Trọng Thiên không đáp, chỉ lẳng lặng đắp quần áo lên người y. Khâu Bối Phùng nói, anh mà không nói gì là em sẽ không theo anh nữa đâu.
Trương Trọng Thiên nói, nhớ.
Khâu Bối Phùng tự mình đưa đẩy mông, cười hì hì rồi lại hỏi: "Nhớ chừng nào?"
Trương Trọng Thiên nói, trừ mấy ngày bất tỉnh ra, ngày nào cũng nhớ.
Gã nói, tuần sau anh phải rời đi rồi, em theo anh chứ?
Khâu Bối Phùng hỏi, đi đâu?
"Thượng Hải."
Khâu Bối Phùng thả tay: "Em còn chưa tìm được mẹ và chị mà?"
Trương Trọng Thiên nói: "Anh được cử đến để đón những phần tử tri thức ở Hồng Kông trở về đại lục, hoàn thành nhiệm vụ rồi sẽ phải đi."
Khâu Bối Phùng không hiểu vì sao vừa mới gặp mặt đã lại phải chia xa, trái tim y bị cào xé chẳng tìm được chốn ký thác. Lời kẹt hoài ở cuống họng mãi chẳng thể thốt ra, gần như khiến y nghẹt thở.
"Em, em còn chưa tìm được mẹ và chị nữa. Mẹ và chị..." Y chỉ biết lặp đi lặp lại như vậy.
"Đã bao lâu rồi em chẳng tìm được, biết đâu bọn họ đã chẳng còn ở Hồng Kông nữa?"
Khâu Bối Phùng lại nghĩ, nếu thực vậy thì sao? Ngộ nhỡ bọn họ thật sự không còn ở Hồng Kông nữa thì sao?
Bờ môi y bị Trương Trọng Thiên chặn lại, hút hết mọi luồng suy tư. Y nghĩ, biết đâu Trương Trọng Thiên nói đúng! Y lại bắt đầu hoang tưởng... Bọn họ nhất định là đang ở Thượng Hải đợi mình đây!
Lúc nói ra những lời này, Trương Trọng Thiên cũng đã phải hạ quyết tâm rất nhiều. Bởi bọn họ đều hiểu, người đưa ra quyết định ắt phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề nhất. Sở trường của Khâu Bối Phùng là lừa mình dối người, khi mà ảo tượng vụn vỡ, ắt phải tìm một người để trách tội. Nhưng ngay trước mắt đây, y lại không muốn tự mình đưa ra quyết định, tựa như chuột chũi chỉ biết lẩn tránh hiện thực.
Tựu chung, nửa đời sau của y chẳng khác nào giàn hồ lô bị quấn vào với Trương Trọng Thiên. Có điều, hai người có thể đến với nhau, vốn dĩ là người chịu đánh kẻ chịu đòn. Ông nội bằng lòng đưa ra quyết định thay y cả đời.
Đầu Khâu Bối Phùng cọ qua cọ lại, rồi sáp tới bên tai trái Trương Trọng Thiên tỉ tê: "Em rất nhớ anh."
Trương Trọng Thiên chẳng hề phản ứng.
"Em rất nhớ anh."
"Em rất nhớ anh."
Y nỉ non liên hồi, Trương Trọng Thiên quả thực không hề có phản ứng.
Nhưng cũng chẳng thể trách ông ấy được, bởi vì tai trái của ông đã không thể nghe được nữa.
Cuối cùng Khâu Bối Phùng cũng nhận ra điều ấy. Y nằm nhoài trên người Trương Trọng Thiên khóc nức nở, kéo tay gã đặt lên tai mình, nước mắt lã chã, nói: "Từ sau về sau tai trái của anh chỉ thuộc về em thôi."
Trương Trọng Thiên nói, nó đã hỏng rồi, cho em thì cũng có để làm gì đâu?
Khâu Bối Phùng nói, nó chỉ cần ghi nhớ, em rất nhớ anh, vậy là đủ.
Con gái thân mến:
Viết đến đây, xem như đã đến hồi kết. Cha vốn biếng nhác thành thói, lại tham tiền tiếc của, ngày thường viện cớ công việc để trì hoãn nghiệp viết, lúc rảnh rỗi thì lại muốn kiếm thêm thu nhập, để được sống vẻ vang hơn một chút, thành thử càng chẳng còn hơi sức ngó ngàng đến văn chương. Nó ở trong thư phòng đã năm sáu năm rồi. Từ sau khi ông nội con qua đời, cha cũng chẳng còn động tới nó nữa.
Nó chất chứa quá nhiều chuyện đời và cảm xúc, tựa như một con thú dữ ngon lành. Cha thèm muốn nó, nhưng chưa đến độ có thể bỏ mạng vì nó. Cha hiểu rõ con người bị dồn nén trong một câu chuyện sẽ tuyệt vọng đến nhường nào. Hành văn vụng về cũng giống như thợ săn cầm đao cùn, cho dù con mồi ở ngay trước mắt cũng chẳng thể nào làm thịt được. Cha thường lặng ngồi trong bóng tối và hút thuốc cả đêm, tuyệt vọng nghĩ: Câu chuyện của họ đặc sắc nhường ấy, nhưng mình thậm chí còn chẳng thể viết ra một phần vạn của nó. Bản thảo sửa đi sửa lại, liên tục trì hoãn, cuối cùng vẫn chỉ là một xấp giấy vụn.
Câu chuyện này cha không đăng tải, chỉ để lại trong máy. Hy vọng một ngày nào đó con gái cha lớn lên, mong con học rộng hiểu nhiều, thông minh vốn trời lại cần mẫn hiếu học, có thể thu thập dữ liệu từ những ghi chép lộn xộn của cha, chắp vá thành một đoạn lịch sử hoàn chỉnh, để rồi sử dụng nó cho một công cuộc ấp ủ tinh hoa đằng đẵng, biến nó trở thành một tác phẩm kiệt xuất. Có vậy thì áng văn kém cỏi này cũng coi như là tằm xuân tơ cạn, nến cháy thành tro[1], hoàn thành sứ mệnh cuối cùng.
Cha tục tằn, chẳng thể thoát khỏi sự phàm tục của phần lớn những bậc cha mẹ - ấy là mong con thành tài, thành đạt. Chuyện mình chẳng thể hoàn thành thì luôn viện cớ thoái thác, ấy vậy mà lại khắt khe với con cái từ thuở bé thơ, tạo dựng cái uy, dắt tay chỉ bảo để con hoàn thành ước mơ thay cha mẹ. Ngày trước cha vô cùng căm ghét hành vi ấy, thế mà giờ cha lại vận dụng thành thạo, còn chẳng chút ăn năn hối cải, liệu đây có phải chính là "trưởng thành" chăng?
Cha thường nghĩ, đàn ông đến với đàn ông, đàn ông đến với đàn bà, rốt cuộc có gì khác nhau? Nhưng rốt cuộc, cha lại chẳng phát hiện có gì khác biệt. Đối với những việc lặt vặt thường ngày, chúng ta đều muốn phô bày ra bên ngoài sự êm dịu và muôn màu, nhưng lại không muốn mây đen ẩn dưới cầu vồng bị vạch trần trước mặt người ngoài. Cũng giống như cụ cố và cụ hai của con, có lẽ cũng từng cãi vã, giống như cha và mẹ con vậy.
Đàn bà sinh sống, lấy sinh tồn làm cái ưu tiên; đàn ông lại sống sinh, mãi mãi khát vọng sức sống mới. Ngặt nỗi con vừa tốt nghiệp đại học, còn chưa hoàn toàn bước chân vào xã hội, cha cũng không tiện giảng giải quá nhiều. Đợi sau này con bước vào hôn nhân, tự khắc sẽ hiểu những lẽ ấy. Tất nhiên, bất luận con thích đàn ông hay đàn bà, cha và mẹ con cũng đều hy vọng con có thể thoát khỏi gông cùm mà bước chân vào một cuộc hôn nhân đúng nghĩa. Bước đi ấy sẽ là một thách thức hoàn toàn mới với nhân sinh quan, giá trị quan, thế giới quan. Có rất nhiều người đã đánh mất bản ngã nơi đây, cũng có người lại từ nơi đây gây dựng lại nhân cách. Chúng ta đều hy vọng con dũng cảm và kiên cường, lựa chọn đối diện vén mở bản chất của tình yêu.
Câu chuyện của cụ cố và cụ hai con khiến người ta sinh lòng kính nể. Dẫu có gạt bỏ khói lửa chiến tranh thì tình cảm yêu thương gắn bó trọn đời trọn kiếp của bọn họ vẫn cứ rực rỡ chói lòa, chẳng bao giờ mục ruỗng, chẳng thể bị thời gian bào mòn. Tiện đây cũng gợi ý cho con một điều, đừng dễ dàng tin lời kẻ khác, thực tiễn là tiêu chuẩn nghiệm chứng chân lý duy nhất, thời gian chính là tiêu chuẩn nghiệm chứng chân lý thứ hai. Chữ yêu này quá nhiều nét, một nét viết mười năm, trăm năm mới thành chữ.
Đến đây thôi, cha cũng chẳng nhiều lời thêm nữa để tránh sự lôi thôi. Có điều dạo gần đây thấy tâm trạng con không tốt, lại không chịu chia sẻ với cha mẹ, bèn quẳng cho con một chủ đề, một là để con tranh thủ kỳ nghỉ rèn luyện lối hành văn, hai là để con buông bớt gánh nặng trong lòng. Khi con người cứ mãi giậm chân tại chỗ vì chuyện của mình, chẳng bằng đứng lên cao một chút, nhảy ra xa một chút, trông thêm nhiều mảnh chuyện đời khác, có khi lại là phương thuốc hữu hiệu để gỡ bỏ nút thắt trong lòng.
Có điều cũng không cần quá o ép bản thân, đến lúc lại ba ngơ như cha đây thì mẹ con lại trách tội cha mất. Có câu: Canh tế ắt có vị đạm, bảo vật ắt có tì vết. Văn chương ắt có sai sót, thợ khéo ắt có chỗ vụng.[2] Đời người có khiếm khuyết tiếc nuối là thường tình, chỉ cần tin rằng: Trên đời còn gì gian truân hơn gắn bó bên nhau? Còn gì lãng mạn hơn yêu thương nhau nữa đây? Mọi sự phiền não trong cuộc sống, đều sẽ tan thành mây khói mà thôi.
Kết thúc.
Chú thích:[1] Lấy ý từ thơ:
春蚕到死丝方尽: Xuân tám đáo tử ti phương tận - Tằm xuân nhả tơ cho đến khi chúng chết
蜡炬成灰泪始干: Lạp cự thành khôi lệ thủy can - Ngọn đuốc sắp tàn nước mắt mới cạn khô
Trích từ bài "Tương kiến thời nan biệt diệc nan" của Lý Thượng Ẩn, có ý nghĩa đại khái là có những việc phải làm đến tận hơi thở cuối cùng. Hình ảnh tác giả dùng mang ý chỉ vật đã cạn kiệt sức lực, đi đến cuối hành trình rồi.
[2] Trích "Luận Hành - Tự Kỷ" của Vương Sung thời Hán.
Tác giả có lời muốn nói:
Cảm ơn các bạn vẫn luôn đồng hành. Bộ này viết từ sớm, trì hoãn lâu, kết thúc muộn, viết chật vật vụng về... Nhưng có sự ủng hộ của mọi người, cuối cùng tôi cũng kiên trì được, xin cảm ơn lần nữa! Bộ này không có ngoại truyện, dĩ vãng trôi theo gió, đừng vương bận ở lòng, ngàn non tôi lẻ bước, không cần tiễn đưa. Chúng ta có duyên gặp lại!
Trần có đôi lời lảm nhảm:
Xưa nay cái chết vẫn luôn gắn liền với mất mát và đau thương, vậy nên những câu chuyện với cái kết có hậu thường có xu hướng lảng tránh đề cập đến nó. Đoạn kết không né tránh điểm cuối đời người như thế này có lẽ không thể khiến mọi người rời đi trong niềm hoan hỉ trọn vẹn, vậy nhưng, thiết nghĩ những con người trong tác phẩm này đã thực sự sống một đời viên mãn. Cá nhân mình cho rằng, vĩnh cửu chẳng phải sự bất tử, chẳng phải trăm triệu năm xa xôi con người chẳng thể với tới. Bánh xe thời đại sẽ mãi luân chuyển, lịch sử nhân loại hãy cứ không ngừng tiếp diễn, vậy nhưng con người lại có thể dùng sinh mệnh ngắn ngủi của họ, đem những yêu thương trong vài chục năm cũng hết sức ngắn ngủi này, một phần gửi gắm vào thế hệ sau, phần còn lại trở về cát bụi, hòa vào mây gió, trường tồn cùng đất trời vĩnh cửu, ấy chẳng phải phi thường lắm hay sao?
(function(w,q){w[q]=w[q]||[];w[q].push(["_mgc.load"])})(window,"_mgq");