Luật Công Bằng

Chương 6




6.

Nói rất đúng.

Hai chị em, một góp tiền, một góp công, ai nhìn vào không khen gia đình hòa thuận?

Thế tại sao không thẳng thắn trung thực ngày từ đầu, nói rằng mọi chi phí từ người chị tôi đây lo liệu?

Tôi đã chi khoản lớn, em gái thêm vào ít tiền thì có lẽ việc này sẽ được che đậy mà qua. Tuy nhiên cô ta từ chối không ra một đồng, lúc này mới để tôi phát hiện sơ hở.

Bác gái chắc nhìn không được nên mới phàn nàn đôi câu.

“Em dâu thật là… Phong tục quê mình thì việc cho người lớn, con trai con gái lớn cho dù phải bỏ nhiều tiền hơn thì cũng nói rõ ràng. Em giấu giếm như vậy thì khó trách Hứa Thiến trách móc.”

Cô tôi lập tức đứng ra phản đối. “Em gái còn nhỏ, làm chị thì trả nhiều hơn không phải là chuyện đương nhiên sao?’

Tôi cười. “Để cháu nhắc cô nhớ, cháu chỉ lớn hơn Hứa Hân Duyệt một tuổi rưỡi. Nó còn nhỏ tuổi, thế tuổi cháu lớn lắm sao?”

Tranh luận tuổi tác thất bại, mấy người lớn nhìn tôi lớn lên đều im lặng.

Lúc này, nhân vật chính của vụ việc đã lộ diện. Theo như những gì tôi biết về Hứa Hân Duyệt, đã đến lúc nó phải khóc.

Quả nhiên mắt nó đỏ hoe. “Thây cốt ba chưa lạnh, chị lại cứ so đo với em như vậy, còn chống đối mẹ… thật quá nhẫn tâm!”

Rõ ràng người được lợi là nó, thế mà như người trong sạch không tì vết, giống như bị tủi thân oan ức cùng cực.

Ai muốn chữa bệnh huyết áp thấp? Vậy làm chị em với Hứa Hân Duyệt đi.

Tôi lười nhác nói: “Khóc vài tiếng có thể tiết kiệm được 50.000, sao không gia nhập vào giới giải trí đi?”

Hứa Hân Duyệt cắn răng nói: “Một lọ kem dưỡng da của chị 4.000, cơ bản chị không thiếu tiền.”

Thấy con gái cưng gặp bất lợi, mẹ tỏ vẻ uy nghiêm người lớn, hắng giọng.

“Đừng làm trò mất mặt, chờ kiểm kê xong tiền phúng điếu thì mẹ trả lại cho con nếu thừa.”

Tôi gần như quên mất còn có khoản tiền này. Nếu lần này tôi không gây ầm ĩ, có lẽ mẹ tôi cũng không nhả ra. Chỉ là mẹ thực sự nghĩ tôi học toán rất kém cỏi sao?

Tôi bỏ ra 100.000, tiền phúng điếu bao nhiêu vạn, nhưng Hứa Hân Duyệt vẫn chưa bỏ ra xu nào. Đây là cái gì gọi là “mỗi người một nửa”.

Tôi nhìn những người lớn này đã nhìn tôi từ bé lớn lên, thở dài.

“Mẹ, mẹ muốn xử sự công bằng, con hiểu. Nhưng mẹ làm vậy thì không công bằng. Con có đề nghị tốt hơn.”

Mọi người nín thở chờ đề nghị của tôi. Tôi tiến lên một bước, ôm vai Hứa Hân Duyệt, thân mật lắc lắc.

“Thế này đi Duyệt Duyệt, lần tới mẹ có chuyện gì thì không cần thông báo cho tôi biết, tự mình xử lý, được không? Tôi phụ trách bỏ tiền cho ba, cô phụ trách bỏ tiền cho mẹ, thế này mới gọi là ‘mỗi người một nửa’ đấy. Nhưng nếu cô thích cũng có thể khóc cho tôi xem. Khóc nhiều vài tiếng, khóc dễ nghe lên, khóc khi tôi hài lòng thì nói không chừng tôi vui mà trả thay cô khoản tiền đó.”

Vừa dứt lời, mẹ đã nhào đến định tát tôi.

“Hứa Thiến, tao sinh mày ra, nuôi nấng mày, mày là đồ lòng lang dạ sói, dám trù ẻo tao chết?...”

Bà sinh tôi nuôi tôi, nên lừa tôi, tôi không thể oán giận vài câu sao?

Tôi mỉm cười khích lệ Hứa Hân Duyệt.

“Em gái, cố lên, khóc đi. Có thể luyện tập trước đấy.”

Sau đó, phớt lờ tiếng gào rú của mẹ, tôi tránh mọi người, vào phòng ngủ, không cần hai phút đã thu dọn xong hành lý.

Kéo vali qua phòng khách, bước chân không khỏi dừng lại. Trong phòng khách loạn cào cào, khóc lóc, trách mắng.

Nhưng tôi vẫn có người cần xen vào.

Trần Quân luống cuống tay chân, an ủi người mẹ đang khóc rống của tôi, lúc lại trấn an em gái đang nức nở của tôi, còn phải dành thời gian vỗ về bác tôi đang chửi ầm lên.

Tôi kêu: “Trần Quân, đi thôi.”

Nhưng ngoài dự đoán, Trần Quân lại không vội đứng dậy mà nói với mẹ tôi: “Cô, Thiến Thiến là người miệng dao găm tâm đậu hũ, cô chờ cháu dỗ cô ấy, để cô ấy về xin lỗi cô.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.