Lộc Đỉnh Ký

Chương 197: Muốn Làm Nên Sự Nghiệp Oai Hùng




Ngô Chi Vinh nghe Vi Tiểu Bảo nói mấy câu này, không khỏi giật mình kinh

hãi, nghĩ thầm :

- Tên tiểu tử này còn nhỏ tuổi quá quả nhiên không biết trọng khinh. Những

câu này từ miệng gã thốt ra đành phải chịu. Giả tỷ là người khác mà ta bẩm lên

quan trên thì khó lòng giữ vững được cái đầu.

Hắn biết Vi Tiểu Bảo được nhà vua sủng ái, nên dù lớn mật đến hắn cũng

không dám chống đối Khâm sai đại thần. Hắn chỉ vâng dạ mấy tiếng rồi tươi cười

nói :

- Đại nhân quả là cao minh, có nghe lời đại nhân giảng giải, ty chức mới được

mở mang ngu tối. Còn bài thơ "Tinh trung tâm sử ca" này, mong được đại nhân chỉ

điểm. Lời tựa bài thơ này rất dài thật là cuồng ngạo vô cùng!

Hắn cầm cuốn sách lên gục gặc cái đầu, cất tiếng đọc :

- "Năm Sùng Trinh thứ II về mùa đông, vì trời đại hạn lâu ngày, trong chùa

Thừa Thiên, phủ Tô Châu, đào giếng lấy nước, lượm được một cái hộp, ngoài đề

"Đại Tống thiết hàm kinh" cái hộp này khá nặng".

Hắn đọc đến đấy dừng lại giải thích :

- Thưa đại nhân! Đây nói về trong giếng lượm được một cái hộp sắt.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Hộp sắt ư? Trong đó đựng kim ngân châu báu gì không?

Ngô Chi Vinh đọc tiếp :

- "Trong hộp có cuốn sách. Bìa sách đề "Đại Tống cô thần Trịnh Tư Tiếu

bách bái". Tư Tiếu hiệu là Sở Nam, là di dân nhà Tống. Ngày Sở Nam dấu sách vào

năm thứ chín triều Đức Hưu. Nhà Tống mất rồi, Sở Nam ngày đêm mong Trần thừa

tướng, Trương thiếu bảo đem quân từ hải ngoại về khôi phục giang sơn Đại Tống".

Hắn giải thích :

- Thưa đại nhân! Trong văn chương tuy nói về triều Tống, mà thực ra có ảnh

hưởng đến nhà Đại Thanh. Cố Viêm Võ mong bọn nghịch tặc họ Trịnh ở Đài Loan

đem quan từ hải ngoại về khôi phục nhà Minh.

Hắn đọc tiếp :

- "Phải đuổi quân Hồ Nguyên ra Mặc Bắc. Kẻ di thần khóc lóc cầu khấn thiên

địa quỷ thần xoay chuyển thời thế để có một ngày Man Di biến thành hoa hạ"

Hắn đọc tới đây lại nói :

- Thưa đại nhân! Hắn thóa mạ người. Mãn Châu chúng ta là quân Thát Đát và

muốn đuổi chúng ta ra ngoài quan ải.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Phủ đài có phải người Mãn Châu không?

Ngô Chí Vinh ấp úng :

- Ty chức ... Ty chức ... là kẻ nô nài của Hoàng đế Mãn Châu, lại làm thuộc hạ

cho đại nhân người ở Mãn Châu, nên nhất tâm nhất ý với người Mãn Châu.

Hắn đọc tiếp :

- "Người Châu quận thấy pho sách đều dập đầu lạy. Quan tuần phủ Trương

Công Quốc khắc pho kinh này để truyền bá, lại dựng từ đường thờ Sở Nam, đồng

thời để dấu sách. Chưa được bao lâu gặp nạn hồi quốc vào những năm cuối cùng

triều Đức Hựu. Than ôi! Thương thay!"

Ngô Chi Vinh giải thích :

- Thưa đại nhân! Nhà Đại Thanh đem quân vào quan ải giúp dân đánh kẻ cô

tội mà Cố Viêm Võ lại cho là gặp cơn quốc nạn mà dùng những danh từ "Than ôi!

Thương thay! Thì chỗ dụng tâm của hắn thật quá rõ ràng".

Hắn đọc tiếp :

- "Sách này đem lên Bắc Phương rất ít, mà sau cơn biến cố, người ta sợ hãi

không dám đưa ra, biệt tích hơn ba chục năm. Nay sách lại xuất hiện tại nhà họ

Chu ở Phú Bình. Lúc sách mới xuất hiện. Tiền Túc Nhạc vịnh hai bài thơ, Qui sinh

ở Côn Sơn hoạ lại tám bài. Gặp hồi Triết Đông vị vây hãm. Tiền công chạy vềĐông Dương nhả xuống ao tự tử. Tiền quân trốn ra hải ngoại rồi mất ở núi Lang

Nha. Qui Sinh đổi tên là Tộ Minh, lài càng khẳng khái kịch liệt, sau cũng bị chết

đói".

Ngô Chi Vinh giải thích :

- Thưa đại nhân! Ba tên phản nghịch này đề là loạn dân không chịu thần phục

nhà Đại Thanh. May chúng chết sớm, không thì sẽ bị toàn gia tru lục.

Hắn đọc tiếp :

-"Di thần là kẻ bất tài, chìm nổi trên đời, thấy ngày xanh mòn mỏi lại bị bao

vây nghiêm mật cũng chẳng sợ hãi gì, nên phát huy vụ này làm nguyên tắc cho kẻ

ử thế trong cơn quốc biến".

Ngô Chi Vinh lại giải thích :

- Thưa đại nhân! Đoạn này Cố Viêm Võ nói về vụ triều đình tra xét nghiêm

ngặt những văn chương phản loạn, nhưng hắn vẫn gan dạ chẳng sợ hãi gì.

Vi Tiểu Bảo nghe Ngô Chí Vinh đọc mãi, gã ngáp dài luôn mấy cái. Gã chỉ

cần biết trong sách Cố Viêm Võ viết những gì, nên ráng nhẫn nại ngồi nghe.

Ngô Chi Vinh đọc hết bài tựa Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Hết chưa?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Bài tựa hết rồi, dưới là bài thơ.

Vi Tiểu Bảo nói :

- Nếu không có điều chi quan trọng thì bất tất phải đọc nữa.

Ngô Chi Vinh đáp :

- Quan trọng lắm! Quan trọng lắm!

Rồi hắn đọc :

- "Di thần không sức kéo non sông

Tấc dạ trung trinh giọt lệ hồng

Hồ Lỗ trăm năm khôn giữ vữngMong sao Thánh Tổ dựng ngôi rồng"

Hắn đọc bài thơ rồi nói :

- Thưa đại nhân! Câu Hô Lỗ trăm năm khôn giữ vững thật là đáng chết lắm! Hắn

nguyền rủa nhà Đại Thanh ta không thể giữ vững giang sơn trong vòng một trăm

năm rồi người Hán nào khác như Thánh Tổ gì gì xuất hiện đánh đổ nhà Đại Thanh

để lên ngôi Hoàng đế.

Vi Tiểu Bảo nghe Ngô Chi Vinh vừa đọc thơ vừa giải thích, trầm ngâm một lát

rồi nói :

- Bản chức thường được nghe Hoàng thượng phán bảo : Nhà Đại Thanh có lấy

điều nhân hậu đối đãi với trăm họ mới mong giữ vững được giang sơn, bằng chỉ

miệng hô thiên niên, vạn tuế mà không thương xót lê dân cũng bằng vô dụng.

Đoạn gã hỏi :

- Ngô phủ tôn có biết một người ngoại quốc ở đây làm Khâm thiên giám tên

gọi Thang Nhượng Vọng không?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Dạ! Ty chức đã được nghe qua.

Vi Tiểu Bảo nói :

- Thang Nhượng Vọng làm một cuốn lịch suy tính mọi việc hai trăm năm. Có

người làm cáo trạng dâng lên Hoàng thượng tâu rằng : "Thiên hạ của nhà Đại Thanh

trường cửu muôn năm mà sao Thang Nhượng Vọng làm lịch cỉ có hai trăm năm?".

Gã liếc mắt nhìn Ngô Chi Vinh nói tiếp :

- Hồi đó Ngao Bái đang cầm binh quyền trong nước. Hắn là người hồ đồ toan

xử tử Thang Nhược Vọng. May mà đức Hoàng thượng thánh minh, ngài nổi lôi đình

thống mạ Ngao Bái một hồi, lại sai chém đầu kẻ dâng cáo trạng và tru lục cả nhà.

Ngô Chi Vinh nghe gã nói tới đây sợ tái mặt không dám lên tiếng.

Vi Tiểu Bảo lại nói tiếp :

- Hoàng thượng rất ghét kẻ nào hay kiếm chuyện vu oan giá họa cho người

ngay bằng những lời dèm pha nói là nhà Đại Thanh chỉ giữ thiên hạ được một trămnăm, hai trăm năm. Ngài còn phán bảo kẻ làm quan mà giỏi giang phải nhiệt thành

với phận sự và yêu thương trăm họ, chỉ biết làm những công vụ của triều đình giao

phó. Những ai nhân lúc vắng mặt người ta đem thơ từ, văn chương để vu cáo là

chuyện bới bèo ra họ. Ngài còn dặn hệ thấy gian thần thì ngồi ngẫm nghĩ cách ám

hại kẻ trung lương, thì lập tức cột lại mà chém con mẹ nó đi.

Gã càng nói càng tỏ ra phẫn nộ, khiến cho Ngô Chi Vinh sợ quá chẳng còn

hồn vía nào nữa.

Vi Tiểu Bảo nhất tâm bênh vực Cố Viêm Võ, gã sợ Ngô Chi Vinh báo cáo với

mình không đi đến đâu còn đến cửa khác xun xoe bợ đỡ gây ra lắm chuyện.

Vi Tiểu Bảo biết cả chuyện Ngô Chi Vinh sở sĩ được làm tri phủ hoàn toàn

nhờ vào sự bí mặt cáo tố Trang Đinh Long ở Hồ Châu tỉnh Triết Giang Trang công

soạn cuốn Minh Sử đã dùng niên hiệu Minh triều lại có nhiều từ ngữ bất kính đối

với nhà Thanh.

Vụ án Minh Sử đưa đến cho Ngao Bái cơ hội để sát hại toàn gia mấy trăm

danh sĩ ơ Giang Nam thảm trạng nói ra khôn xiết.

Chuyến này Ngô Chi Vinh nắm được văn, thơ của bọn Cố Viêm Võ, Tra Y

Hoàng, hắn mừng rỡ không biết thế nào mà kể, tưởng trời đem phước lộc ban cho.

Hắn chắc mẩm có thể thăng quan liền ba bậc. Đêm qua hắn mơ mộng một trường

phú quí. Ngờ đâu bữa nay vị tiểu Khâm sai này đã chẳng nghe theo thì chớ, lại còn

đưa ra luận điệu hãi hùng. Thật là một điều kinh dị ra ngoài sức tưởng tượng của

hắn.

Ngô Chi Vinh toàn thân toát mồ hôi lạnh ngắt, bụng bảo dạ :

- Vụ án Minh Sử của ta đưa ra chính Ngao Bái đại nhân thân hành xử lý. Sau

Ngao Bái đại nhân bị Hoàng thượng cách chức, khép vào trọng phạm. Vậy lòng dạ

Hoàng thượng đúng là bất đồng chính kiến với Ngao Bái đại nhân. Phen này tất ta

phải họa lớn.

Vi Tiểu Bảo thấy Ngô Chi Vinh mặt xám như tro tàn, người run lẩy bẩy thì

trong bụng mừng thầm.

Gã lại hỏi :

- Phủ tôn đã đọc xong chưa?Ngô Chi Vinh ấp úng đáp :

- Bài... bài thơ này hãy còn... một nửa.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Nửa dưới làm sao?

Ngô Chi Vinh run sợ đọc :

- "Kỳ thư xuất hiện kinh hồn giặc

Trỏ nẻo trung lương dốc một lòng

Sơn quỉ, Bồ, Hoàng, còn lắm lắm

Sở Nam! Ông có biết cho không?"...

Hắn sợ quá, đọc câu nọ dính với câu kia, cũng không dám đưa lời giải thích.

Hắn phải vất vả mới đọc xong bài thơ, mồ hôi nhỏ giọt xuống trang sách.

Vi Tiểu Bảo cười hỏi :

- Bài thơ này không có gì đáng kể, nhưng họ nói đến sơn quỷ, bà vợ mặt

vàng gì gì đó, nghe cũng thú.

Ngô Chi Vinh đáp :

- Bẩm đại nhân! Hai chữ Bồ Hoàng trong bài thơ này trỏ vào Bồ Thọ Canh và

Hoàng Văn Thạch ở triều nhà Tống, sau đầu hàng nhà Nguyên được theo làm quan

lớn, chứ không phải bà vợ mặt vàng. Câu này có ý mạt sát những người Hán làm

quan lại với nhà Đại Thanh.

Vi Tiểu Bảo sa sầm nét mặt hỏi :

- Bản chức bảo Bồ Hoàng hay Hoàng bà cũng thế, tức là người vợ mặt vàng.

Bà vợ của phủ tôn mặt vàng ửng phải không? Cố Viêm Võ làm thơ để riễu người

vợ mặt vàng thì liên can gì đến phủ tôn? Tại so phủ tôn lại lấy thế làm khó chịu?

Ngô Chi Vinh bất giác lùi lại một bước. Hai tay hắn run rẩy cầm cuốn sách run

rẩy cầm cuốn sách không chặt, đánh rớt xuống đất đến "bẹt" một cái. Hắn bở vía

đáp :

- Dạ dạ! Thật ty chức tội đáng muôn thác.Vi Tiểu Bảo thừa cơ nổi nóng, quát mắng :

- Tên này to gan thật! Ta vâng chỉ dụ của Thánh hoàng dẫn dụ cho ngươi.

Ngươi bất quá là một tên quan nhỏ mà dám nổi nóng quẳng sách xuống đất ở

trước mặt ta! Ngươi coi thánh dụ của Hoàng thượng không vào đâu mà bảo là có ý

tạo phản chăng?

Một tiếng "cà rịch" vang lên! Ngô Chi Vinh quỳ mọp xuống đất rập đầu binh

binh, miệng ấp úng năn nỉ :

- Xin đại... đại nhân nhiên dung, tha cho cái mạng chó má của tiểu nhân.

Vi Tiểu Bảo cười lạt đáp :

- Ngươi đã nổi hung liệng sách vào mặt ta, cái đó khỏi nói rồi. Nhiều lắm cũng

chỉ bị tội vũ mạn Khâm sai, trọng phạt là chém đầu, xử nhẹ thì cho đi sung quân.

Đó là việc nhỏ chưa đáng kể.

Ngô Chi Vinh ngle nói đến ngoài tội chém đầu sung quân còn cự hình ghê

gớm hơn, hắn chẳng còn hồn vía nào nữa, hì hà hì hục lạy như tế sao, lại cất vọng

van lơn :

- Đại nhân khoan hồng đại lượng...., Tiểu... tiểu nhân biết tội đã nhiều.

Vi Tiểu Bảo càng làm già đập bàn quát :

- Ngươi đã coi thánh dụ của chúa thượng không vào đâu mà còn kêu ca nữa

ư? Ngoài ngươi ra, trong nhà còn có những ai, như vợ con, cha mẹ vợ, chú bác cô

dì, hầu thiếp, nhất luật đem ra xử trảm.

Ngô Chi Vinh toàn thân run lẩy bẩy, hai hàm răng đập vào nhau canh cách,

không thốt lên lời được nữa.

Vi Tiểu Bảo ngó thấy Ngô Chi Vinh khiếp sợ đến cùng cực rồi, liền quát hời :

- Cố Viêm Võ hiện giờ ở đâu?

Ngô Chi Vinh lắp bắp :

- Bẩm đại... đại nhân!... Hắn... hắn ... hắn ở ...

Ngô Chi Vinh nói tới đây răng cắn nát đầu lưỡi, tiếng nói không rõ ràng nữa.

Sau một lúc khá lâu, hắn ráng trấn tĩnh lại, nói tiếp :- Ty chức lớn mật, đã đem Cố Viêm Võ... và tên họ Tra... lại tên họ Lữ nữa...

giữ ở trong trại phủ nha.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Ngươi đã khảo đả mở cuộc thẩm vấn chưa? Họ cung khai thế nào?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Ty chức mới lược khỏi khẩu cung, nhưng... cả ba người nhất quyết không

chịu thú nhận.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Bọn họ chưa xưng ra điều gì thật chứ?

Ngô Chi Vinh ấp úng :

- Không... chúng chẳng nói gì... nhưng... trong mình tên họ Tra lục soát được

một bao thơ. Đó là điều quan hệ rất lớn. Xin đại nhân coi lại.

Hắn nói rồi móc trong mình ra một cái túi vải. Hắn mở túi lấy bao thơ, hai tay

cầm trình lên.

Vi Tiểu Bảo không đón lấy, lại hỏi :

- Lại thi văn gì nữa đây?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Không... không phải... thi văn. Đây là thơ của Đề đốc tỉnh Quảng Đông tên

gọi. Ngô... Ngô Lục Kỳ.

Vi Tiểu Bảo nghe đến bảy chữ "Quảng Đông Đề đốc Ngô Lục Kỳ" không

khỏi giật mình kinh hãi, hỏi ngay :

- Ngô Lục Kỳ ư? Y cũng biết làm thơ hay sao?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Không phải thi văn. Ngô Lục Kỳ âm mưu tạo phản... chỉ một phong thơ này là

đủ tang chứng xác thực, hắn không còn... chối cãi được nữa. Ty chức vua trình đại

nhân về công lao trọng đại, tức là phong thơ đó.

Vi Tiểu Bảo ồ một tiếng, trong bụng nghĩ thầm :- Hỏng bét rồi!

Lại nghe Ngô Chi Vinh nói tiếp :

- Bẩm đại nhân! Những học giả làm thi văn dù trong ngôn ngữ có ẩn ý phản

nghịch, theo lời phán đoàn cao minh của đại nhân chẳng có chi quan hệ, ty chức

rất lấy làm khâm phục. Người ta đã có câu "Bọn tú tài tạo phản, ba năm cũng chẳng

thành công". Bọn này quà không phải là điều đáng lo. Nhưng Ngô Lục Kỳ nắm giữ

quân cơ cả một tỉnh mà hắn dấy binh nổi loạn thì...không phải chuyện tầm thường.

Hắn nói tới việc Ngô Lục Kỳ tạo phản, Ngôn ngữ lại trở lên lanh lợi.

Ngô Chi Vinh đang quỳ dưới đất, thấy nét mặt Vi Tiểu Bảo âm thầm bất định,

tỏ ra quan tâm tới vụ này, liền từ từ đứng dậy.

Vi Tiểu Bảo hắn dặng một tiếng, trợn mắt lên nhìn hắn.

Ngô Chi Vinh sợ quá lại quỳ xuống cái rụp.

Vi Tiểu Bảo hỏi :

- Trong thơ này viết những gì?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Bẩm đại nhân! Văn tự trong thơ rất bí ẩn, chỉ người trong cuộc là hiểu rõ,

còn người ngoài tinh ý lắm mới biết đại khái. Hắn nói : Phương tây nam sắp có

chuyện lớn, chính là thời cơ của bậc đại trượng phu kiến công lập nghiệp. Hắn mời

tên họ Tra tới Quảng Đông ngay để chỉ điểm mưu cơ. Trong thơ hắn chỉ viết

"Muốn lo toan việc lớn của Trung Sơn, Khai Bình mà không có Thanh Điền tiên

sinh vận trù kế hoạch thì chẳng thể thành công được". Ngô Lục Kỳ mưu phản rõ

rệt là ở chỗ đó.

Vi Tiểu Bảo bác ngay :

- Ngươi lại nói nhăng nói càn rồi. Người ta bảo Phương tây nam sắp có

chuyện lớn, ngươi có biết là chuyện gì không? Ngươi bất quá là một tên quan nhỏ

thì làm sao hiểu được việc cơ mật của Đức Hoàng thượng và triều đình?

Ngô Chi Vinh đáp :- Dạ dạ! Nhưng trong thơ hiển nhiên nói về việc sắp tạo phản, thật không

thể lơ là được.

Vi Tiểu Bảo đón lấy phong thơ rút tờ giấy hoa tiên mở ra nhìn những chữ

bằng hạt đao, nét bút rất đậm. Gã không biết chữ, chỉ thấy mực đen giấy trắng,

nhưng cũng nói :

- Trong thơ có chỗ nào tạo phản đâu?

Ngô Chi Vinh đáp :

- Bẩm đại nhân! Lời lẽ tạo phản dĩ nhiên không thể viết ra một cách công

nhiên. Ngô Lục Kỳ muốn làm nên sự nghiệp của Trung Sơn Vương. Khai Bình

Vương, lại vì tên họ Tra như Lưu Thanh Điền, mời y đến bày mưu thì ý chỉ tạo phản

đã rõ quá rồi.

Vi Tiểu Bảo lắc đầu nói :

- Nói bậy! Đã là người làm quan thì ai chẳng mong được phong vương, phong

hầu? Chẳng lẽ ngươi không mong muống điều đó? Ngô đề đốc đã lập được nhiều

công lao trọng đại, y còn mong tái lập đại công với triều đình để Hoàng thượng

phong y là một vị vương gia. Như vậy tấc dạ trung quân của y lại càng rõ rệt.

Ngô Chi Vinh vẻ mặt cực kỳ bẽn lẽn, bụng bảo dạ :

- Đối với kẻ bất học vô thuật như thằng lỏi này, mình nói đến đâu gã cũng

chẳng hiểu cóc gì hết. Bữa nay mình đắc tội với gã, nếu không được công cán gì

trong vụ này thì cả bước tiền trình cỏn con hiện tại khó mà giữ vững được.

Hắn liền ráng nhẫn nại, làm bộ tươi cười nói :

- Bẩm đại nhân! Triều nhà Minh có hai vị đại tướng quân. Một tên gọi là Từ

Đạt, và một tên gọi Thường Ngộ Xuân.

Vi Tiểu Bảo từ thuở nhỏ được nghe thầy đồ nói chuyện cổ tích về việc mở

nước của nhà Đại Minh trong sách "Đại Minh anh liệt truyện", nên vụ này gã đã

thuộc lòng. Vừa nghe Ngô Chi Vinh nhắc tới hai vị tướng Từ Đạt và Thường Ngộ

Xuân, gã liền phấn khởi tinh thần, khác hẳn lúc trước phải nghe đọc thi văn đến

chán tai và buồn ngủ.

Vi Tiểu Bảo cười hỏi :Hai vị tường quân này oai phong tứ diện, hiển hách bát phương đã đành,

nhưng ngươi có biết Tư Đạt dùng thứ binh khí nào, Thường Ngộ Xuân sử cây gì

không?

Gã làm bộ khảo nghiệm trình độ hiểu biết của Ngô Chi Vinh

Ngô Chi Vinh nhân tố giác vụ án Minh Sử mà được thăng quan phát tài, nên

hắn đã thuộc lòng Minh sử, nhưng bây giờ nghe Vi Tiểu Bảo hỏi tới Từ Đạt cùng

Thường Ngộ Xuân sử dụng binh khí gì hắn không thể trả lời được, đành tươi cười

nói :

- Ty chức tài sơ học thiển không hiểu được, xin đại nhân chỉ điểm cho.

Vi Tiểu Bảo nhơn nhơn đắc ý, mỉm cười đáp :

- Bọn ngươi chỉ là con mọt sách, đọc những sách chết thì những chuyện

tương tự thế này hiểu làm sao được? Ta nói cho ngươi hay : Từ Đạt tướng quân

nguyên là Nhạc Phi gia gia chuyển thế ngui sử dụng cây Hồn thiết điểm cương

thương, lưng đeo mười tám cây Lang Nha tiễn, có tài bách bộ xuyên dương, bách

phát bách trúng . . .

Gã dừng lại một chút rồi tiếp :

- Còn Thường tướng quân là hậu thân của Yên nhân Trương Dực Đức trong

thời Tam Quốc. Ngài sử thanh Trượng bát xà mâu lại có sức khoẻ phi thường,

muông người không địch nổi.

Tiếp theo Vi Tiểu Bảo đem sự tích hai đại tướng Từ, Thường cả phá quân

Nguyên thế nào thuật lại cho Ngô Chi Vinh nghe.

Thiên cố sự này Vi Tiểu Bảo đã được nghe ở miệng thầy đồ kể lại dĩ nhiên

nhiều chỗ hoang đường mà ít phần trung thực.

Ngô Chi Vinh vẫn quỳ dưới đất nghe Vi Tiểu Bảo nói chuyện cổ tích lâu quá,

đầu gối tê chồn rất khó chịu, hắn muốn làm vừa lòng Vi Tiểu Bảo, liền giả bộ chăm

chú lắng tai nghe ra chiều thích thú, lại luôn miệng ca tụng tài trí của gã. Hắn phải

gắng gượng chịu đựng cho gã kể hết chuyện mới nói :

- Đại nhân thấy nhiều hiểu rộng, trí nhớ phi thường, khiến cho ty chức khâm

phục vô cùng! Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân hai vị công lao quá lơn nên khi chếtđi, Chu Nguyên Chương phong cho hai vị, một vị là Trung Sơn Vương, một vị là

Khai Bình Vương. Chu Nguyên Chương còn có một vị quân sư.

Vi Tiểu Bảo ngắt lời :

- Phải rồi! Vị quân sư đó là Lưu Bá Ôn, thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý,

trung tri nhân sự. Ngài biết những việc ba ngàn năm về trước và ba ngàn năm về

sau.

Gã nói thao thao bất tuyệt về tài năng thông thiên triệt địa, cơ mưu quỉ

khốc thần sầu của Lưu Bá Ôn. Gã còn nói đến lúc điều khiển binh cơ đánh trận,

ngồi trong trướng mà phát lệnh ra ngoài ngàn dặm như thể nào, tưởng chừng gã

cũng hiện diện trong trong quân lúc lâm trận.

Bây giờ hai đầu gối Ngô Chi Vinh mỏi quá rồi, không gắng gượng được nữa,

té ngồi xuống đất. Hắn vẫn giữ bộ mặt tươi cười nói :

- Đại nhân kể chuyện cổ tích thật hay, khiến cho ty chức nghe mà ngơ ngẩn

xuất thần. Ty chức muốn đứng dậy nghe tiếp, không hiểu đại nhân rộng ơn cho

chăng?

Vi Tiểu Bảo cười đáp :

- Được rồi! Ngươi đứng dậy đi!

Ngô Chi Vinh phải vịn vào ghế mới từ từ đứng dậy được. Hắn nói :

- Bẩm đại nhân! Thanh Điền tiên sinh mà Ngô Lục Kỳ nói trong thơ đó chính là

Lưu Bá Ôn. Ngô Lục Kỳ muốn làm như Từ Đạt và Thường Ngộ Xuân nên mời tên họ

Tra làm Lưu Bá Ôn.

Đại nhân quả là thông minh tuyệt đỉnh, nói chẳng sai câu nào. Ba vị Từ Đạt,

Thường Ngộ Xuân, Lưu Bá Ôn cùng đánh quân Nguyên giúp Chu Nguyên Chương

đuổi quân Hồ đi. Trong thơ của Ngô Lục Kỳ nhắc lại chuyện này, hiển nhiên là nói

về việc dấy binh tạo phản, muốn đánh đuổi người Mãn Châu đi.

Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi nghĩ thầm :

- Chỗ dụng ý của Ngô đại ca ta còn lạ gì? Hắn chẳng nói ta cũng hiểu rồi.

Phong thơ này quả nhiên là một tang chứng rất xác thực may mà nó lọt vào tay ta,

chứ đưa đến chỗ khác thì khó bề cứu vãn.Gã gật đầu lia lịa, giơ tay lên vỗ vai Ngô Chi Vinh nói :

- Hay lắm! Vận mình hên thật! Nếu vụ này ngươi không nói với ta thì đại sự

hỏng mất. Hoàng thượng vẫn bảo ta là người có phúc tướng, quả nhiên Kim khẩu

của thánh chúa không sai chút nào.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.