Kỹ Sư Lạc Về Thời Hán

Chương 95 : Ánh trăng dưới rừng sậy




Sông Tô là một dòng sông nhỏ ở Dương châu chảy qua hai huyện Ninh Giang và Dương Sơn. Con sông này bắt nguồn từ trên núi phía tây của huyện Ninh Giang chảy ngoằn nghèo quanh huyện rồi đi qua thành Ninh Giang, đi ra của thành nam rồi qua một khu rừng tre. Sau đó chảy tiếp đến một vùng đầm lầy lau sậy rộng mấy dặm vuông, cuối cùng đổ vào một cái hồ nhỏ rồi biến mất.

Xuân Phái cũng chẳng biết sau này con sông này có còn không và tên là gì nữa. Hắn chẳng quan tâm lắm, đến nỗi con suối nơi hắn từng ở gần đó là một nguồn của dòng sông này hắn còn chẳng biết nữa là.

Đến rừng tre thì cả nhóm dừng lại để làm khô người, không thể đi tiếp như vậy cả đêm được. Nếu cứ để người ướt sũng như vậy có khi bị cảm lạnh mà chết chứ chẳng đùa. Xuân phái phải dùng dao cắt một nhát trên cái balo da mang theo vì nó được khâu kín mít và nhỏ sáp nến. Hắn lấy ra viên đá lửa và một ít bột diêm tiêu, dùng dao cạo vỏ cây tre chết thành dạng sợi nhỏ và tròn như một cục bông gòn to bằng quả trứng gà. Xuân Phái trộn diêm tiêu vào cục bùi nhùi đó rồi đánh đá lửa.

Đá lửa tóe ra hoa lửa bay vào trong cục bông gòn có diêm tiêu. Diêm tiêu bị nóng phân hủy tạo thành khí oxy nên làm cục bông gòn bùng cháy.

Hai đống lửa to rất nhanh được đốt lên cháy phừng phừng. Vì đang ở trong rừng nên Xuân Phái mới dám đốt lửa, chứ ở bờ sông thoáng đãng hắn cũng không dám. Nếu có ai đó thấy ánh lửa không phải là càng nguy hiểm hay sao.

Nhóm người dùng bóng tối che khuất chia nhau ra mặc quần áo khô, lấy trong balo ra. Họ ngồi sưởi cho ấm người rồi vắt kiệt nước ở số quần áo cũ rồi đóng cọc lên hơ lửa cho nhanh khô. Mỗi người đều lấy trong balo ra một đôi ủng da nhúng sáp nóng chống nước, sau đó họ đi tất vào và xỏ ủng vào chân. Bảo vệ đôi chân khô ráo và tránh trầy xước là một điều được ưu tiên ở hành trình dài này, chưa kể trời tối trong rừng có nhiều rắn rết nữa. Có đôi ủng trên chân đi an toàn hơn rất nhiều..

Từng cây tre non được mọi người chặt hạ xuống để làm 3 cái bè. Bây giờ con dao thép hai lưỡi sắc bén trong tay mỗi người mới phát huy tác dụng. Rừng tre này là một loại tre mọc từng cây đơn độc chứ không phải là loại mọc thành bụi có gai, nếu không gặp loại tre có bụi gai tre bảo vệ xung quanh gốc thì chỉ có khóc thét.

Trong rừng tre chỉ có mỗi tre chứ không có dây leo gì cả nên chỉ còn cách vác chúng ra ngoài bờ sông làm bè. Dùng dao chặt tre đều thành từng khúc cỡ 5,6 mét. Ở hai đầu mỗi ống tre đều để lại phần đốt, sau đó vát hai đầu ống tre hở ra như cây kim có lỗ vậy. Xuân phái bảo mọi người chẻ tre ra rồi luồn vào hai đầu hở đó của cây tre. Từng cây một giống như luồn chỉ qua lỗ kim. Sau đó chẻ tre ra từng miếng chêm vào cẩn thận nếu không cây tre sẽ nứt ra.

Cho đến khi ánh trăng treo lên đỉnh đầu thì ba cái bè trúc đã hoàn thành. Mọi người thu lại số quần áo khô bỏ vào balo rồi đẩy 3 cái bè tre xuống nước. Mỗi bè đủ cho 6 người lớn ngồi lên trên, họ trèo lên bè rồi dùng gậy chống bè từ từ tiến vào đầm lầy lau sậy um tùm.

Vùng đầm lầy này đã thuộc huyện Dương Sơn rồi. Theo như lời Bạch viên ngoại nói thì nơi này cách Ninh thành khoảng 20 dặm. Có nghĩa là tầm 10 cây số chứ không phải là 32 km như tính theo dặm kiểu Mỹ (1 mile=1,6 km, 1 dặm tàu khoảng 500m, vl đồ tàu ) .

Đầm lầy này so với Lương Sơn Bạc thì nhỏ hơn rất nhiều, nhưng diện tích nó cũng mấy dặm vuông là ít. Trong đầm lầy thực vật chủ yếu chỉ có lau sậy. Sông Tô chảy vào đây thì đã rất nông rồi, nhưng cũng chẳng ai đi qua được đầm lầy toàn lau sậy dài ba bốn cây số này cả. Vì thể mà nhóm Xuân Phái phải làm bè để đi qua.

Mặt trăng tròn treo trên đỉnh đầu,tiếng gậy chống bè khua vào nước lõm bõm kêu. Cơn gió mát thổi bụi lau sậy đan vào nhau kêu xào xạc, dưới làn nước bóng trăng bồng bềnh trôi theo làn sóng. Bóng cây sậy in trên nền nước theo từng con sóng dập dềnh chao, đâu đó tiếng chim cuốc kêu từ những bụi lau sậy vọng lại làm cho tấm trạng người ta thổn thức.

Bè trôi lờ lững theo dòng nước

Mái chèo khua nhẹ ánh trăng trôi

Gió mát lay nhẹ bờ lau sậy

Bóng cây thanh mảnh dập dềnh chao

Chim quyên* nức nở kêu đau xót

Một mối tình si chẳng thấy ai thương

Thi sĩ ngắm trăng lòng ngây dại

Chẳng biết hồn đâu những vấn vương. (Khánh xù)

Xuân Phái ngồi trên bè trúc mà lòng như tơ rối. Ánh trăng vàng và những cảnh đẹp này rơi vào tâm cảnh của những nhà thơ thì chắc sẽ làm ra những dòng thơ lãng mạn như:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay (Hàn Mặc Tử)

Hay như Thủy Điệu Ca Đầu của Tô Thức:

Trăng sáng có từ bao giờ

Cầm chén rượu hỏi trời xanh…

Bè trúc trôi chầm chậm theo nhịp chống chèo, càng ngày càng tiến đến vùng nước rất nông. Có chỗ chỉ bảy tám mươi phân đến một mét, cây sào chống phía dưới dính đầy bùn đen. Khoảng cách đến Ninh Thành ngày càng xa, nhưng Xuân Phái vẫn không yên tâm được.

Hắn thầm oán trách ông trời chó má tại sao chẳng giống như trong truyện hay phin gì hết vậy. Ít nhất không rơi vào nhà quan lại,vương tướng thì cũng phải rơi vào gia tộc nào đó hay nhà địa chủ giàu gì đó a.

Có lẽ nếu vậy bây giờ hắn đang ở kỹ viện uống rượu,chơi gái rồi. Thơ văn gì đó là những chuyện rất dễ dàng à. Mở miệng hoa ra là thơ thôi mà,dù biết rằng toàn đồ đi chôm được nhưng thời này chưa ai làm ra nó cả.

Đằng này mình vừa mở mắt ra đã là trẻ mồ côi rồi,trẻ mồ côi thì cũng được đi. Đây lại rơi ngay vào cái thôn nghèo rớt mồng tơi, ăn uống thì bữa đói bữa no. Vừa tìm được một nhà phú quý để nương tựa rồi từ từ mà phất lên thì sơn tặc kéo đến cướp bóc,chém giết. Giữ được mạng sống lúc này đã may mắn lắm rồi.

Dù sao mình cũng đã “chết” một lần. Ông trời thương mình là người tốt nên cho mình sống lại trong cơ thể người khác. Đổi lại nếu lần này bị người cổ đại giết chết chính là do bản thân mình ngu, ông trời sẽ không cứu mình lần nữa làm gì cả. Dù sao ông ta cũng còn rất nhiều việc phải làm.

Bè trôi hết mấy cây số thì trời bắt đầu sáng dần lên,cái hồ nhỏ như một sân bóng đá hiện ra ngay trước mắt. Sương mù giăng kín xung quanh làm tầm nhìn trở nên rất hẹp. Chỉ thấy bờ bên kia lờ mờ những bóng cây bụi thấp. Nhóm người Xuân Phái đi từ nửa đêm đến sáng mới ra khỏi khu đầm lầy lau sậy. Bởi vì quá rậm rạp ảnh hưởng đến tầm nhìn và nước rất nông và lầy lội bùn nên chống bè đi qua cũng là một việc rất nặng nhọc.

Họng khô rát do khát nước. Chống bè cả đêm hôm qua làm nước thoát ra theo mồ hôi. Ban đêm trời tối chẳng biết nước dưới bè là thế nào cả, cho đến lúc này đến cái hồ này thấy nước cũng không có đục và màu gì khác lạ. Nhóm người chẳng cần ai bảo ai tự rửa tay rồi đi xa một quãng mà dùng tay múc nước uống. Thịt sấy khô tẩm muối trong balo có sẵn,uống nước xong rồi xé thịt khô ra mà ăn.

Vì sinh tồn nên chỉ có thể ăn uống như vậy. Nước đầm lầy Xuân Phái cấm tiệt không cho ai uống cả. Trong đầm lầy đầy bùn và lá cây chết,hơn nữa lại rậm rạp không có ánh nắng nhiều. Nên nước đầm lầy rất nhiều độc tố và bẩn. Cái hồ này lại là một vấn đề khác,nơi này thông thoáng nhiều ánh nắng nên sạch hơn một chút. Ừ đúng là một chút thôi,dù sao nước hồ cũng từ đầm lau sậy chảy đến. Chẳng qua Xuân Phái phải nghĩ như thế thì mới dám tự tin uống nước hồ này thôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.