Cuối cùng thì cũng kết thúc cái tháng mà không săn bắn động vật lớn trong năm. Đó là một tháng đồ ăn chỉ có thịt động vật nhỏ như sóc, chuột…và quả dại,rau dại, cùng với cá bắt được dưới suối.
Đồ ăn thì không được đầy đủ lắm, đã thế còn khó ăn nữa chứ. Nhưng Xuân Phái vẫn còn cảm thấy may mắn chán vì còn không có bị chết đói.
Lúa mì được bón phân dơi đầy đủ và nước lúc nào cũng theo guồng quay của bánh xe chảy vào máng rồi vào ruộng nên rất tốt. Xuân Phái lúc này đang ngồi dưới gốc cây sồi gần ruộng lúa mì. Nắng xuân ấm áp mang theo ngọn gió mát thổi mùi thơm của cây lúa làm đầu óc hắn thư thái thoải mái vô cùng. Hắn nhớ đến hồi bé lúc còn ở nông thôn hay chạy ra đồng lúa thả diều, hóng gió. Lúc đó lúa cũng đang chuẩn bị trổ như bây giờ, cũng mùi thơm của tuổi thơ ấy nhưng mãi mãi chôn sâu trong kí ức hắn không thể nào quên được.
Xuân Phái đang nhìn đôi bướm vàng sặc sỡ đang vờn nhau giữa ruộng lúa thì một cơn gió thổi qua làm chân hắn mát lạnh.Nhìn đôi bàn chân trần,hắn không khỏi cười khổ. Thôn này nghèo đến mức mỗi người chỉ có một đôi giày vải rách nát cũng phải cất để mùa đông đi cho đỡ buốt lạnh vì tuyết rơi.Hazz.. đôi dép tổ ong bây giờ cũng là vật cực kỳ quý giá chứ không đùa a…
Bình thường thì mọi người đều đi chân trần thôi a. Những người đi săn cũng làm giày cỏ để đi nhưng chỉ được một hai hôm là nát hết. Nên chân của ai cũng lấm lem bùn đất trông rất thảm hại.
Xuân Phái chợt nhớ đến đống da thú rừng căng đầy quanh mấy vách nhà tranh trong thôn. Số lượng được giữ lại từ năm này qua năm khác vẫn còn rất nhiều, dù họ cũng đã bán một phần để đổi lấy lương thực.
Xuân Phái muốn làm giày da giống như kiểu giày của thời hiện đại nhưng hắn bắt đầu đau đầu khi nghĩ đến phần đế giày và phần chỉ để khâu giày. Đế giày thời hiện đại rất bền và nhẹ vì được làm từ cao su hoặc nhựa tổng hợp nên chịu mài mòn và chống nước. Còn chỉ khâu giày được làm từ sợi hóa học tổng hợp rất chắc bền và dai.
Hai thứ đó hiện giờ đối với Xuân Phái là thứ ở trên trời. Hắn nghĩ mãi cũng không còn vật liệu nào khác ngoài gỗ ra. Xem ra phải chọn loại gỗ nào thật quý trong rừng để làm đế giày thôi, còn về phần chỉ khâu giày thì hắn chọn tơ nhện tự nhiên giăng đầy trong rừng. Nếu ai nói về loại sợi tự nhiên nào bền chắc và chịu lực kéo cao nhất thì không có gì khác ngoài tơ nhện. Một ví dụ dễ hình dung nhất cho sự bền chắc này là một sợi tơ nhện bện lại khoảng cỡ que đũa có thể kéo được một chiếc máy bay Boing 777 hàng trăm tấn đang đứng yên mà không hề bị đứt.
Thời hiện đại người ta sản xuất tơ nhện bằng cách cấy gen tơ của nhện vào dê hoặc bò rồi vắt sữa của chúng (người ta không nuôi nhện số lượng lớn vì chúng sẽ ăn thịt nhau) cho vào “máy” để kéo ra tơ. Tơ nhện bền chắc đến mức có thể may áo chống đạn cơ mà.
Xuân Phái lúc này đang ngồi ăn cùng tất cả những người trong thôn. Đồ ăn thì cũng vẫn như vậy thịt thú rừng,hoa quả,rau dại và cá. Món chính vẫn là thịt thú rừng thôi, chỉ là mỗi hôm săn bắn lại thu được mỗi loại khác nhau nên ăn vẫn rất ngon. Giống như hôm qua săn được Lợn rừng thì hôm nay lại được nai. Có hôm không được gì thì ăn quả dại,rau dại và cá sấy đói đến nỗi bụng sôi ùng ục.
-Cháu muốn bàn với mọi người chuyện này…
Xuân Phái khi vừa gặm xong miếng thịt nai nướng thơm lừng
-Cháu nói đi…bà cũng mọi người đều nghe.
Bà lão cười nói trong lòng đang nghi hoặc không biết “tiểu cao nhân” lại mang bất ngờ gì cho thôn nhỏ này nữa đây.
-Cháu muốn làm giày cho tất cả mọi người. Mỗi người một đôi!
Xuân Phái nói. Hầu như mấy chuyện lớn nhỏ đều chỉ có hắn cùng bà lão nói chuyện thôi.
Mọi người sau khi nghe hắn nói đều vui mừng như mở cờ trong bụng vậy. Khuôn mặt mỗi người đều rạng rỡ hẳn lên, mấy đứa nhóc còn vỗ tay hò hét cho đến khi người lớn quát chúng mới chịu im được.
-Cháu à…không phải ta và mọi người keo kiệt. Nhưng số vải dùng để may giày quá nhiều. Mà mọi người thì không có tiền mua nữa…ài..
Tiền chung trong cả thôn do Xuân Phái cầm và chi tiêu. Nhưng có bao nhiêu thì mọi người cũng đều biết. Phần lớn là mấy lượng “lừa” được bằng cách bán 2 “ống tre” cho hai anh em nhà giàu kia thì cũng đã mua lương thực và hạt giống hết rồi.
-Cháu nói là sẽ làm giày từ da thú, chứ không phải vải.
Xuân Phái giải thích. Hắn lên trên thị trấn hai lần. Mỗi lần hắn quan sát rất kỹ là hầu như tất cả mọi người từ phú quý cho đến người nghèo đều đi giày vải. Không biết những nơi khác ra sao chứ bây giờ hắn chưa thấy ai ở đây đi giày da cả. Ít nhất ở đây hắn thấy như vậy.
-Thật sao…? Da làm được giày ư…
Bà lão và mọi người đều mắt chữ A mồm chữ O.
-Vâng…làm được chứ ạ..vải làm được giày thì da cũng làm được.Thậm chí tốt hơn rất nhiều.
Xuân Phái cố gắng kiên nhẫn để giải thích.
Cuối cùng thì mọi người cũng bắt đầu làm giày da theo như Xuân Phái muốn. Nhưng chỉ mãi chiều hôm sau mới đủ hết vật liệu. Tốn thời gian nhất phải nói là kiếm tơ nhện để là chỉ khâu cho hơn bốn chục đôi giày. Còn phần gỗ thì mấy người đi săn nơi nào có gỗ lim thì họ đều biết rồi.
Nhựa cây để dán đế cũng đã lấy được mấy ống tre.
Đầu tiên là phải làm khuôn giày trước. Kích cỡ khuôn có 3 kích cỡ.
Cỡ đầu tiên là cánh đàn ông, rồi đến đám phụ nữ, sau cùng là bọn nhóc đã bao gồm cả Xuân Phái nữa. Mỗi nhóm Xuân Phái chọn ra người chân to nhất để làm khuôn, vì “giày thừa dép thiếu mà” có rộng một chút cũng không sao. Chứ làm mỗi người một khuôn thì rất chi là tốn thời gian.
Nhóm đầu tiên là cánh đàn ông người chân to nhất là Châu Mộc, nhóm thứ hai chân to nhất là vợ lão Châu A Tam, nhóm cuối cùng chân to nhất cũng là người nhiều tuổi nhất Trần Xuân Phái trong cơ thể đứa nhỏ Chu Tiểu Khánh 15 tuổi.
Sau khi làm khuôn xong thì dựa theo cỡ khuôn gọt gỗ lim làm đế giày.đây là công việc gian nan vì gỗ lim rất cứng. Khi làm xong đế rồi nung đỏ que sắt nhỏ rồi xuyên lỗ qua đế giày gỗ. Các lỗ xuyên này được xuyên theo mép đế để khâu giày vì gỗ lim rất cứng không xuyên kim qua được. Làm đế xong thì cắt da như kích cỡ của đế để là lót giày.
Trước tiên phết nhựa cây lên đế giày, sau khi phết xong thì lấy ít bông rải lên cho dính vào sau đó rải một lớp nhựa cây nữa rồi mới đến dính lót giày vào. Sau đó thì hơ lửa nhẹ cho nhựa cây khô dính bám vào đế gỗ và lót. Những việc tiếp theo là theo khuôn đã làm sẵn mà cắt da thú theo khuôn rồi dùng chỉ bằng tơ nhện may vào đế cũng như trên giày thôi. Công việc khâu giày này đối với mấy phụ nữ trong thôn này thì rất đơn giản.
Nhưng để là mỗi người hai đôi giày thì cũng phải ngày thứ hai mới làm xong toàn bộ 42 đôi cho 21 người tất cả. Khi mỗi người nhận giày của mình xong thì kinh hỉ không ngừng, lũ trẻ thì la hét tưng bừng, lão A Tam kia còn chảy ra hai hàng nước mắt nữa.
Xuân Phái đi đôi giày làm ra đúng cỡ chân mình nên rất thoải mái, hắn buộc dây giày rồi chạy nhảy khắp nơi. Đó là niên vui, Niềm vui vì không phải bẩn chân.Niềm vui vì không sợ bị gai đâm đá nhọn đâm vào chân chảy máu nữa.Niềm vui vì những ngày tuyết rơi không bị lạnh đến sưng cả ngón chân
Mọi người thấy hắn như vậy cũng học theo, đi giày rồi thử chạy nhảy như vậy. Nhưng được một lúc nhớ ra điều gì đó rồi cởi giày ra buộc vào nhau rồi đeo lên cổ như một đồ trang sức gì đó rất quý báu không hề muốn bỏ xuống vậy.
Xuân Phái biết là có khuyên thế nào cũng không được.Sau này dùng một thời gian quen đi rồi họ sẽ thấy nó bình thường thôi.
Giống như mọi người lúc mới mua điện thoại mới hoặc có bạn gái đầu tiên vậy. Thời gian đầu rất nâng niu cẩn thận, nhưng sau một thời gian quá quen rồi thì thấy nó rất bình thường. Tiện tay là “ném lên giường” luôn a. Đâu có quan tâm nó vỡ hay không. Nhưng đến khi mất rồi mới cảm thấy hối hận vô cùng.
(Mình vừa mất điện thoại ).