Ăn xong bữa sáng, Xuân Phái chuẩn bị làm một bộ quần dài và áo sơ mi bằng vải đay thô. Kiếp trước, hắn cũng chỉ mặc quần áo mua hoặc may sẵn ở các cửa hàng chứ chưa bao giờ tự tay làm một bộ quần áo hoàn chỉnh cả.
Nhưng chưa ăn thịt heo không có nghĩa là chưa thấy heo chạy,quần dài và áo sơ mi ngày nào hầu như cũng mặc và thấy luôn theo suốt hơn 25 năm cuộc đời mà không thể nhớ để làm thì đúng là không nên sống trên thế giới này để làm gì.
Với lại Xuân Phái còn có sự giúp đỡ của mấy phụ nhân trong thôn làm nghề may vá nên hắn lại càng tự tin hơn nữa.
Tự mình lấy dây gai rồi đo các bộ phận như cổ, ngực, eo,ống tay, chân..
Xuân Phái vạch từng đường đo lên bàn bằng than củi, hắn cũng bất đắc zĩ lắc đầu. Cái thước kẻ của bọn học sinh tiểu học giờ cũng là một báu vật vô giá rồi, không còn cách nào nên phải làm ghi lại kiểu thổ dân thế thôi.
Lúc muốn cắt vải lại một lần nữa hắn muốn khóc, vì đếch có kéo để cắt (mãi sau Da Vin Ci mới làm ra) nên đành phải nhờ mấy phụ nhân cắt bằng dao. Loay hoay mãi cũng cắt xong rồi bảo họ khâu lại theo cách hắn chỉ. Từ ống tay áo,ống quần, đến cổ,vai..cuối cùng cũng làm xong một bộ quần áo hoàn chỉnh. Cúc áo thì lấy tạm một đoạn cành cây ngắn tầm 3 phân rồi đục thủng lỗ bên còn lại gài ngang là xong.
Thay bộ quần áo mới may, Xuân Phái nhảy loi choi trước mặt mọi người trong thôn như biểu diễn. Bà lão Hạ Đình sầm mặt lại ngay khi thấy bộ dáng của hắn. Xuân Phái mải biểu diễn nên không để ý gì đến bên này cả, đến lúc hắn nhìn sang bên này thấy vẻ mặt của bà cụ mới đứng hình dừng lại.
-Thế nào hả bà, quần áo thế này có ổn không ạ?
Xuân Phái dò hỏi bà cụ đồng thời cố ý dời mắt đến một nửa số vải vụn còn dư lại trên đất.
-Ài…cũng được! chỉ là nhìn thấy rất lố bịch và không hợp thuần phong mỹ tục cho lắm.
Bà lão thở dài đồng thời nhìn đống vải thừa trên đất nhưng trong ánh mắt có một tia phấn khởi không ai nhìn thấy. Nói đùa à? Thôn này nghèo đến mức có tấm áo cũng vá chằng vá đụp chi chit. Có dư ra nhiều vải vậy để khâu thêm quần áo thì vui không tả nổi.
Xuân Phái rất muốn chửi thề một tiếng nhưng cuối cùng hắn cũng nhịn được. Cái gì mà lố bịch với thuần phong mỹ tục chứ. Quần áo đã không có rồi cứ muốn làm áo và quần dài thùng thình kiểu cũ. Từ xưa đến nay bệnh sỹ luôn chết trước bệnh tim. Đ’* có tiền rồi còn cứ thích sỹ diện mời gái đi ăn( hehe).
May bà lão này còn chưa thấy mấy cô gái mặc quần sóc hay mặc jeep công sở đấy, không thì chắc phải trợn mắt lên rồi thổ huyết mà chết luôn cũng nên. Xuân Phái đã tưởng tượng ra cảnh đấy rồi nhưng khi thấy vẻ mặt xám xịt và nhăn nheo của bà già này thì đang “chào cờ” cũng liệt dương luôn
Sau khi làm một bộ nữa từ đống vải thừa để lại, Xuân Phái sống chết cũng không cởi bộ quần áo mới khâu ra. Hắn chỉ cảm giác mặc vào bộ quần áo này mới cảm nhận được mình còn là người hiện đại, để hắn quên bớt đi nỗi đau nhớ nhà và người thân.
Đm bộ tóc dài khốn nạn này, Xuân Phái thầm chửi thề vén lên vành tai rồi vắt ra sau gáy rồi buộc lại cho khỏi vướng. Bộ tóc này ngày nào cũng làm hắn khó chịu đến muốn chửi bậy. Nhưng bây giờ cái ăn vào mồm tháng sau mới là đáng lo hơn, bộ tóc này sau này khi có kéo phải xử lý luôn.
Cuối cùng lợi ích thực tế của chiếc quần dài và áo sơ mi cũng đã thuyết phục được bà lão và mấy người trong thôn. Không phải vì nó đẹp hay gọn gàng,sạch sẽ mà đơn giản là nó tiết kiệm gấp đôi số vải thế thôi. Đơn giản và hiển nhiên như việc hôn trộm gái thì chắc chắn bị ăn tát vậy.
Xuân Phái bảo mấy người phụ nhân khâu cho những người đàn ông trưởng thành trước, vì chiều họ còn phải đi làm đất trồng lương thực. Chứ họ mặc bộ quần áo dài rộng thùng thình này đi cuốc đất thì không cận thận dẫm vào quần ngã sấp mặt l.. chứ đùa. Lũ trẻ với mấy người phụ nữ thì để sau cũng được vì chiều họ đâu có làm gì nặng đâu.
Đo quần áo thì toàn là Xuân Phái đo thôi, cầm sợi dây gai đo rồi vạch lên bàn từng đường không đều nhau. Hắn phải đo vì cái quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân” chó má mà mấy tên ngày xưa để lại.
Vất vả mãi cuối cùng cũng xong hết quần áo mới cho mấy tên đực rựa trưởng thành. Ba người phụ nữ được cho đi nấu cơm trưa, số còn lại thì vẫn tiếp tục làm quần áo cho lũ trẻ nhỏ.
Số vải thừa thì mọi người gom lại để vá vào những chỗ rách, hoặc làm tất,găng tay..những thứ mà Xuân Phái “đem tới” từ thế giới hiện đại.
Cơm trưa cuối cùng cũng đã xong, hơn hai chục người quay quần ngồi cùng nhau. Bữa trưa có mấy một nồi to cháo cao lương, một ít thịt hong khô xém bên ngoài,cá sấy. Bánh bao thì chỉ có mấy cái nên phải bẻ ba chia nhau, không thiếu được cái canh rau dại nấu nữa. Nó đã nhạt thì không nói đã thế còn vừa đắng vừa chát còn chua nữa. Xuân Phái không nuốt cũng phải nuốt vì không còn cách nào khác.
Không nuốt thì không có canh mà ăn, thực vật nơi này mình chẳng biết một cây rau dại nào ăn được cả. Mấy thứ rau quen thuộc trước đây như rau cải,rau ngót.. cũng không thấy ở cái thôn mà gần giống như bộ lạc nguyên thủy này.
Xuân Phái muốn ăn rau ngon, nhưng hắn không muốn chết sớm. Thử liều ăn các loại rau dại mà không biết tên này là trò ngu ngốc không tưởng nổi. Không may ăn phải rau có chất độc thì đi luôn, may mắn thì gặp loại có chất kích thích như cần sa thì cũng chết nửa người.
Xuân Phái nhìn bát canh rau đắng mà mắt nhòe dần, hắn đang nhớ tới bát bún riêu cua mà hắn vẫn hay ăn sáng ở cổng công ty của hắn.
Nước dùng nấu từ xương bò và riêu cua, từng sợi bún trắng tinh trong bát cuộn đều trong màu đỏ của cà chua,trong bát có ốc đã được xâu ra,3 miếng đậu phụ lướt, và ngon nhất là 2 miếng sườn non lợn mùi thơm nức mũi. Trên cái bàn nhỏ có tiêu, chanh,giấm tỏi và đĩa rau thơm hơn chục loại.
Xuân Phái vừa nhỏ dãi gặm miếng banh bao khô khốc, nước mắt hắn không ngừng chảy ra…