Thép là hợp kim của sắt với một lượng rất nhỏ cacbon trong đó vì thế thép rất cứng mà có độ mềm dẻo nhất định nên rất thích hợp để làm tất cả các công cụ. Gang thì hàm lượng cacbon cao hơn nhiều so với thép nên rất giòn,các công cụ làm từ gang rất dễ vỡ và gãy.Còn đồng thì tuy bị gỉ ít nên rất bền nhưng đồng rất mềm nên làm công cụ cũng không quá tốt. Ở thời bấy giờ công cụ và vũ khí chủ yếu làm bằng đồng hoặc gang,những người biết luyện thép rất ít ỏi.
Xuân Phái sau một hồi tính toán cũng đã định hình trong đầu được một khẩu súng trường, nhưng bất quá không có giấy hay máy tính để vẽ nên chỉ còn cách vẽ bản thiết kế lên trên nền đất. Hắn lắc đầu thở dài vì biết bản thiết kế trên đất này không giữ được lâu,chỉ đơn giản như một cơn mưa hay một con giun đào hang lên là đã hỏng hết chứ chưa nói đến thời gian. Xuân Phái rất muốn có một tờ giấy để vẽ bản thiết kế nhưng không thể nào có được.
Nghề làm giấy xuất phát từ Trung Quốc có từ rất lâu trước công nguyên nhưng mãi đến sau này thì Thái Luân (1) là một vị quan thời Hán mới phát triển phương pháp làm giấy bằng sợi của vỏ cây dâu tằm và các phụ gia khác.Lúc này thì giấy mới thật sự phổ biến dần. Chỉ những tầng lớp thượng lưu như vua,quan,quý tộc… mới có khả năng sở hữu giấy,những tầng lớp thấp hơn thì chỉ cột những thanh tre trúc rồi khắc chữ lên đó thôi. Đối với những người trong thôn Xuân Phái đang ở này cũng chưa cần thiết lắm vì họ đâu có biết một chữ nào đâu.
Thời tiết đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang mùa đông, không khí bắt đầu se lạnh ngay cả giữa ban trưa. Lúc này trên bãi đất trồng lương thực đã bắt đầu ngả màu vàng của lúa mì, báo hiệu một vụ mùa bội thu sắp đến. Xuân Phái Phấn khởi cùng mọi người dùng nông cụ thu hoạch lương thực. Bởi vì mọi người trồng chủ yếu là lúa mì nên Xuân Phái cùng mọi người xử lý lúa mì trước.
Mọi người dùng liềm cắt hết lúa mì rồi phơi ngay trên đồng,sau khi khô thì gom thành bó dùng những cây gậy chừng 1 mét đập vào để tách hạt lúa ra khỏi bông lúa rồi dồn lại cho hết vào bao vải. Lạc(đậu phộng) thì nhổ lên rồi cắt củ ra khỏi thân,đem ra suối rửa sạch đất rồi phơi khô cho vào bao.
Vừng thì cắt nguyên cây rồi phơi trên cái mẹt mà mọi người đan bằng tre đến khi khô thì tách hạt ra để vào trong ống tre khô to và đậy nắp lại. Còn cao lương cũng thu hoạch tương tự lúa mì.
Giữa cánh rừng bạt ngàn sắc đỏ của lá cây mùa thu, lại có một thung lũng nhỏ trồng đầy lúa màu vàng nổi lên. Xuân Phái và mọi người đã thu hoạch xong gần hết. Mọi người đều đang ngồi dưới gốc cây sồi ăn trưa và nghỉ ngơi sau buổi sáng lao động vất vả. Bữa trưa tuy cũng chỉ mấy món cũ như bánh bao,thịt thú rừng khô,cá nướng,quả dại…nhưng đồ ăn thì rất đầy đủ nên mọi người ăn đều rất thoải mái đến no căng bụng.
Xuân Phái trước hôm thu hoạch đã dùng hết số tiền còn lại cho người lên trấn đi mua bột mỳ để làm bánh. Số lượng bột mỳ mọi người mua lần đầu tiên đã hết từ 2 tháng trước đó. Lúc này mọi người đang quây quần bên đống lửa nhỏ,xung quanh cắm đầy những xiên cá nướng và những miếng thịt thú rừng vàng óng đang chảy mở xì xèo.
-“Mọi người đã được ăn thứ này bao giờ chưa?” Xuân Phái mỉm cười bốc một nắm lạc (đậu phộng) đưa ra trước mặt mọi người.
Không một ai trả lời mà là những cái lắc đầu của mấy người này cũng là câu trả lời rồi.
-“Thứ này gọi là đậu phộng. Mọi người có thể ăn ngay khi bóc vỏ nhưng đừng ăn sống quá nhiều nhé” Xuân Phái tách vỏ lạc ra rồi lấy nhân bỏ vào mồm nhai để làm mẫu cho mọi người.Hắn khuyến cáo mọi người không nên ăn lạc sống nhiều vì trong lạc sống vẫn còn một lượng rất nhỏ chất độc có thể gây nôn mửa.
Mấy người cũng làm theo hắn.Khi nhai vào thì thấy một vị vừa ngọt vừa béo bùi rất ngon và lạ miệng mà mọi người chưa được thưởng thức bao giờ.
-“Mọi người đợi chút xem lần này ăn cảm giác thế nào nhé”
Xuân Phái lại bốc mấy bốc lạc vùi vào than hồng đang cháy. Hắn đợi đến khi vỏ lạc hơi xém rồi lấy hết ra để nguội rồi mời mọi người tách nhân ăn.
Một mùi thơm xộc vào xoang mũi làm các dây thần kinh trong não kích động,vị ngọt bùi và béo lan tỏa trong khoang miệng làm tuyến dịch vị không ngừng tiết ra hòa tan chúng. Nhưng bất quá đây chỉ là cảm giác của mấy người trong thôn này thôi.Đối với Xuân Phái mà nói thì đậu phộng kiếp trước đã quá quen thuộc với hắn như làm mồi uống bia hay đồ ăn vặt..
Đến tối mịt ngày hôm nay thì mọi người cũng thu hoạch xong tất cả,đóng bao và để trên giá gỗ trong kho. Lúa mì thì được 25 bao,lạc được 5 bao,cao lương được 9 bao và vừng hạt nhỏ nên chỉ được 7 ống tre to. Xuân Phái cũng bất đắc zĩ thầm kêu khổ vì năng suất cây trồng quá thấp. Với diện tích mấy mẫu này mà rơi vào thế kỉ 21 thì cũng phải được vài tấn lúa mì chứ đâu có ít như vậy.
Nhưng hắn biết so sánh như vậy rất khập khiễng vì lao động thời này chủ yếu bằng tay chân và chất lượng giống cũng rất kém,thêm nữa lại không có phân bón nên không thể so sánh với cây lúa mì lai sản lượng cao, canh tác bằng khoa học kĩ thuật,máy móc, phân bón.. đầy đủ được. Xuân Phái may còn biết dùng phân dơi chứa cả đạm và kali bón cho cây mới được thế chứ nếu không bón gì thì một nửa số lượng thu hoạch bây giờ cũng không được nữa là.
(1)Thái Luân,thông tin về ông này và phát minh ra giấy các bạn tham khảo link sau : https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Lu%C3%A2n