Kỹ Sư Lạc Về Thời Hán

Chương 122 : Bi phẫn




Bữa trưa nay có cháo nấu chân giò thơm ngon nhưng Xuân Phái chỉ ăn được một bát, sau đó thì hắn không thể nào nuốt nổi nữa. Người ta nói thiếu niên đang tuổi ăn tuổi lớn ăn không bao giờ cảm thấy no. Xuân Phái cũng vậy nhưng hôm nay thì khác. Hắn còn chẳng mời hay nhìn ai cả, mà cứ thế nuốt xong bát cháo rồi cắm đầu đi súc miệng sau đó thì ra chuồng ngựa. Hắn tháo dây buộc mấy con ngựa và la rồi dắt bọn nó hướng ra thảo nguyên cho chúng ăn.

-Thằng bé Tiểu Khánh bị sao thế? Hôm nay ra thành Dương Sơn có vấn đề gì à?

Bạch phu nhân nhìn bóng thiếu niên đang dắt ngựa khuất dần tầm mắt nói.

-Không có gì đâu, chắc là hôm nay nó thấy có người phụ nhân bị xe ngựa mất kiểm soát đâm mất mạng trên đường nên thương tâm đó mà. Bà còn nhớ trước đây con chó hắn nuôi bị chết mà hắn phải trốn vào một góc khóc một mình không. Cứ kệ nó đi, một hai ngày là không sao cả.

Bạch Thái Thành lạnh nhạt nói. Hắn ăn hết bát cháo thứ hai rồi cũng đi súc miệng rồi lao vào phòng trùm chăn đi ngủ.

Bạch phu nhân khẽ cau đôi lông mày. Hôm nay ba người từ thành Dương Sơn về dường như là đã có vấn đề gì đó. Ba người này giống như bị ai đó lấy mất hồn phách đi, rất thờ ơ và lạnh nhạt. Còn Bạch Nhân Sinh thì như thể né tránh ánh mắt của người khác. Chẳng biết chuyện gì mà làm họ trở nên như vậy.

Xuân Phái dắt bầy ngựa và la đi qua con suối,sau đó là cánh rừng thông rồi đến thảo nguyên rộng lớn. Hắn thả dây cầm trên tay rồi vắt gọn lên lưng đám gia súc, rồi cứ thế để chúng tự kiếm cỏ ăn. Hai con ngựa và ba con la này ở cùng nhau đã nhiều ngày nên chúng cũng không có sự chia rẽ bầy đàn. Chẳng biết là có phải con la có một nửa gen của ngựa hay không mà chúng chẳng hề bài xích nhau.

Dù sao thì bọn nó cũng chỉ dám ăn quanh quẩn khu vực có người ở, chứ không dám đi xa hơn. Ngựa hay lừa do con người nuôi khác hoàn toàn với khi chúng sống tự nhiên. Vật nuôi khi ngửi thấy mùi của hổ hay báo là sợ hãi đến nỗi run rẩy quỳ rạp xuống không chạy đi được. Xuân Phái thì lần đầu tiên biết điều này cũng phải há hốc mồm ra vì ngạc nhiên.Lũ ngựa và lừa đều treo lục lạc bằng đồng trên cổ chúng. Nếu chẳng may đi xa quá thì cũng dễ dàng tìm được.

Xuân Phái tìm kiếm một bụi cây thấp rồi nằm xuống, tránh cái ánh nắng vàng nhợt nhạt của chiều cuối thu. Nằm trải lưng trên thảm cỏ úa mềm mại, Xuân Phái gối đầu lên một hòn đá như hình cái bánh mì, ngửa mặt lên nhìn những đám mây trắng bàng bạc hình gợn sóng đang trôi nổi trên trời. Bên tai là tiếng kêu linh linh của những chiếc lục lạc treo trên cổ bọn la và ngựa.

Nước mắt hắn cứ thế chảy dài trên má. Xuân Phái không phải là người có ý chí cứng cỏi. Nói theo cách khác hắn dễ bị chấn động tâm lý từ những điều bi thương trong cuộc sống.

Vậy là nhiều khả năng những người họ Châu trong thôn đã bị bắt. Sơn tặc núi Hương Sơn và Lưu tri huyện không những hại chết họ mà còn đóng cọc bên ngoài cửa thành. Họ bị vu khống cho tội "câu kết với sơn tặc". Không biết chúng làm vậy với mục đích là gì, để dụ bọn Xuân Phái tới bắt một mẻ hay là để lập uy phát tiết cơn giận của bọn chúng, hoặc là trả thù cho hơn hai trăm đứa bị chết hôm nọ. Xuân Phái không biết và cũng không muốn biết, bởi vì dù sao hắn cũng không đến đó.

Bờ môi phía dưới của hắn bị hắn cắn chảy máu lúc nào cũng không hay. Xuân Phái ngấn lệ trách ông trời sao lại bất công như vậy. Mạng người từ lúc nào lại rẻ rúng đến nỗi như cây cỏ như vậy. Tại sao người tốt lại bị chết oan ức trong khi đó lũ quan tham và sơn tặc ác lang lại nhởn nhơ sinh sống tốt lành đến như vậy. Vì sao lại mang hắn đến cái thời kỳ đẫm máu như vậy.

Hắn có vẻ đã quên hoặc là cố tình quên đi rằng, ở cái thời này thì triều đại nào thì cũng giống nhau.Quân đội tuy là thế lực mạnh mẽ nhất nhưng đó là phạm vi của quốc gia.Các thế lực trong dân sinh đều tụ tập thành từng thế lực riêng rẽ như từng tòa phủ,sơn trại đạo phỉ...hay một "sơn trại" khác của đất nước gọi là nha môn. Dân chúng thì ở từng thôn xóm tập trung lại với nhau, trong thôn xóm có khi lại chia ra từng dòng họ. Nhưng mà đứng trước ba cái thế lực kể trước đó thì họ chỉ giống như con sâu cái kiến mà thôi.

Thời kỳ phong kiến này chẳng có lúc nào có hai từ yên bình. Mỗi địa phương lại có các thế lực khác nhau cai quản. Tuy rằng dưới sự khống chế của triều đình cũng miễn cưỡng là cân bằng an ổn.Nhưng mà khi là nạn đói hay dân biến,đạo phỉ...hay các thế lực khác thanh toán nhau. Lúc này thì mạng người chẳng đáng giá một đồng.

Ngay cả thời kỳ Bắc Tống được coi là phát triển nhất về mọi mặt, thậm chí là hơn cả thời Hán này. Cũng xuất hiện một đám sơn tặc,đạo phỉ hùng mạnh ở núi Lương Sơn,quanh khu vực đầm nước rộng mênh mông. Sơn tặc Lương Sơn mạnh như thế nào thì khó nói. Nhưng đủ để ghi vào sử sách và để cho triều đình nhà Tống phải chiêu an, ban cho họ chức quan là có thể hiểu được. Có thể nói sơn tặc và đạo phỉ thời nào và nơi nào cũng có.

Xuân Phái nhắm mắt lại thở dài. Cái gì gọi là pháp luật,cái gì là nhân quyền. Đi đâu để sinh sống bình yên được đây. Đến kinh châu hay ở nơi khác cũng vậy. Ở nơi khác thì có nguy cơ khác. Ở kinh thành không có thế lực thì càng nhiều nguy hiểm, ví dụ một công tử của một vị quan lại nào đó thích thê tử của ngươi. Lúc đó không chỉ là người ta sẽ bắt về làm thiếp của họ,mà thậm chí cả nhà ngươi cũng bị hại.

Trốn chui trốn lủi đến nơi khác sinh sống cũng được. Nhưng mà khi có nguy cơ lại phải trốn sao. Có trốn cả đời được không.

Ý định ban đầu của hắn là xuôi về phương nam để về Giao Châu, nhưng bây giờ nghĩ lại càng không hợp lý lắm. Tuy rằng bây giờ ở đó dân cư rất thưa thớt nên đỡ lo hơn. Nhưng phải nhớ rằng ở Giao Châu vẫn phân bố dân cư theo từng bộ lạc. Những bộ lạc này vì nhiều nguyên nhân mà vẫn có chiến tranh với nhau như thường. Giống như là thời loạn 12 sứ quân thời nhà Đinh vậy, mỗi bộ lạc đều là kẻ thù của bộ lạc khác.

Xuân Phái dù thích hay không thì cũng phải tìm cách để thích nghi với cái xã hội này.Thế lực,giết người,mưu kế,quan hệ...những thứ mà một con người bình thường thời sau không cần thiết phải biết. Nhưng mà ở đâu thì phải theo như vậy, "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy".

Để tồn tại được thì không cần biết là có thích hay không thì cũng phải học để biết mà tồn tại.Cái gì phải đối mặt thì cuối cùng cũng không thể tránh khỏi. Luật nhân quả từ xưa đến nay có vẻ như là rất đúng. Gieo nhân nào gặt quả ấy, ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác..

Sơn tặc làm điều ác cuối cùng cũng có ngày gặp quả báo. Lưu tri huyện,Tào gia tham ô,câu kết cùng đám sơn tặc hại nước hại dân. Tội ác của bọn chúng chồng chất cuối cùng rồi cũng mất chức đầu rơi. Nhưng câu hỏi đặt ra là đến khi nào xảy ra với họ hay không bao giờ xảy ra. Hay là chỉ ứng nghiệm với vài thế hệ sau này là con cái vô tội bọn chúng.

Không ai biết là lúc nào quả báo đó sẽ đến hoặc không bao giờ đến được. Dù sao thì ông trời có vẻ như là phải giải quyết quá nhiều việc nên có thể bị delay hay quên mất. Vì thế mà người đã mang Xuân Phái đến đây để thực hiện điều đó.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.