Hạc Hiên

Chương 4: Phần 4




8.

Kể từ đó, cuộc sống trong ngục của ta tốt hơn rất nhiều.

Tôn quản ngục sai người xịt thuốc đuổi côn trùng, sau đó quét dọn sạch sẽ, mang cho ta mền do nương của Tôn Thường chuẩn bị, đồ ăn cho ta cũng không có mùi khó chịu, thường là đồ ăn còn nóng.

Ông ấy xua ta và nói với ta:

“Xin lỗi, Ninh tiểu thư, ta chỉ có thể làm được như vậy.”

Ta đã rất cảm kích ông ấy, ông ấy đã làm hết sức.

Đối diện phòng giam ta có một tiểu tử, án chừng chưa đến mười tuổi.

Trong một lần trò chuyện, ta biết nó bị bắt vào đây vì tội trộm cắp.

Ta hỏi nó vì sao lại đi ăn trộm.

Nó đáp lại ta:

“Có đủ cơm ăn áo mặc, ai lại phải đi ăn trộm?”

Nó còn hỏi ta:

“Nghe nói là tỷ dạy học, có thể dạy đệ được không?”

Ta nói:

“Vì sao lại muốn học chữ?

Nó nhẹ nhàng nói:

“Có một ngày đệ sẽ ra ngoài, sau khi ra ngoài, đệ không muốn tiếp tục trộm cướp và bị đuổi đánh, đệ muốn tìm một công việc. Nghe nói, bọn trẻ bán hàng ngoài phố cũng đã biết chữ, biết đếm…. đệ cũng muốn mình như vậy. Nhưng hiện tại đệ còn chưa biết gì.”

Vừa nói, nó vừa cúi đầu.

Kể từ đó, ta đã dạy nó học chữ.

Sau đó, ta phát hiện, nó đã có một ít nền tảng.

Khi được ta hỏi, nó kể rằng, trước đó hay bí mật nghe lén bên ngoài vết nứt trên tường của lớp học.

Thế nên, ta dạy chỗ này, nó học chỗ kia.

Ta cũng xin Tôn quản ngục cho nó một thanh gỗ nhỏ. Cho nó dùng để viết và vẽ.

Chẳng mấy chốc, ba bức tường bên trong phòng giam của nó đều có nết chữ của nó trên đó.

Các cai ngục khác cũng nghe lời Tôn quản ngục mà làm ngơ.

Ta dạy nhiều, thường khô cổ họng, bọn chúng còn cẩn thận mang nước vào cho ta uống.

Những ngày trôi qua không quá khó khăn.

Đệ ấy thông minh và nhớ rất nhanh, không mất quá nhiều thời gian, đệ ấy đã học dư sức để làm tiểu nhị, thậm chí đến chưởng quầy còn có thể đảm nhiệm.

Đệ ấy vui mừng đến mức nhảy múa:

“Vậy là sau này đệ có thể mở khách điếm, không phải làm tiểu nhị nữa!”

Ta nói với đệ ấy:

“Chữ số không khó đối với tiểu nhị, nhưng để làm chủ khách điếm, không thể chỉ biết chữ số.”

Đệ ấy nghe xong nhìn ta bối rối.

Vì vậy, ta bắt đầu dạy thêm cho đệ ấy những thứ khác.

Từ Tam Tự kinh đến Thiên Tự văn, từ Đệ Tử quy đến Khổng Tử luận,…

Bởi vì có một hành lang giữa các dãy phòng giam, nên đệ ấy có thể đọc theo ta.

Giọng đệ ấy trong và rõ, khi đọc thơ, giọng đọc chậm rãi và hùng hồn.

Trong lúc bất giác, ta phát hiện ra các phòng giam khác cũng bắt đầu đọc theo. Ta cũng không có ngăn lại.

Rốt cục, trên đời này, không ai có thể ngăn cản trái tim đi tìm tri thức?

Lúc đầu, họ vẫn còn đọc bập bệ,

một số từ phát âm còn chưa được chuẩn.

Ta nghe như tiếng trẻ con tập nói ú ớ.

Nhưng bây giờ, ta không thiếu nhất chính là sự kiên nhẫn.

Sau khi dần dần quen thuộc, họ đọc càng thêm chỉnh tề, càng đọc càng lớn, truyền ra xung quanh, từ ngoài cổng giam có thể vang ra giọng đọc yếu ớt.

Cả một nhà giam, cứ như vậy mà truyền tay nhau, nghiễm nhiên giống như một lớp học.

Đây là chuyện, trước đây dù có ngủ mơ, ta cũng chưa từng nghĩ tới.

Ban đầu, bọn cai ngục còn hai mắt nhìn nhau.

Về sau, bọn họ cũng không nhịn được mà ngồi xuống nghe.

Tôn quản ngục nhìn thấy, cười nói:

“Bọn họ đều là người lỗ mãng, không ngờ có duyên còn được nghe người dạy chữ.”

Hôm nay, khi ta đang nói về ‘Quân tử và tiểu nhân”, chỉ thấy Tôn quản ngục hoảng hốt mà chạy vào nói:

“Ninh tiểu thư, Thánh Chỉ đến rồi.”

9.

Khi bước vào điện Kim Loan, tim ta vẫn còn đập thình thịch.

Thánh Chỉ nói rằng Hoàng đế rất ngạc nhiên khi nghe có người mở lớp dạy học trong ngục giam của Đại Lý Tự, nên nhất định phải gặp được tận mặt người đó.

Đáng thương cho ta, bị giam trong ngục nhiều ngày, làm sao có thể biết được, tiếng đọc chữ trong ngục đã lan ra đến ngoài cửa, thu hút nhiều người dừng lại đứng nghe, không khỏi kinh ngạc.

Không mất nhiều thời gian để chuyện này truyền khắp kinh thành, có người còn đem nó làm đề tài tán gẫu tại các quán ăn và khách điếm.

Họ còn nói rằng mấy chỗ đó chật kín khách hàng, mang lại rất nhiều ngân lượng cho ông chủ và cả người buôn chuyện.

Sau đó, sự việc ngày càng lan nhanh, quan viên của Đại Lý Tự không kịp phản ứng, cho nên đã truyền đến tai Hoàng đế.

Vì vậy, mới có đạo Thánh chỉ này.

Hoàng đế hỏi ta đã phạm tội gì.

Ta đáp:

“Dân nữ bị bắt giam vì quyển Tây Nhung sử kí”

Hoàng đế nghe ta nói vậy, trầm mặc một lúc, nói:

“Ngươi nói vậy là có ý gì? Ngươi ngay cả bản thân phạm tội gì cũng không biết sao?”

Giọng Hoàng đế uy nghiêm, ta lập tức cảm thấy ngạt thở, vội vàng hít một hơi thật sâu rồi nói:

“Hoàng thượng, quả thật dân nữ không biết đã phạm tôi gì? Cả quyển sách đó dân nữ cũng không biết từ đâu mà ra.”

Ta quyết tâm tận dụng cơ hội lần này để minh oan cho bản thân.

Ta bị giam trong ngục đã gần hai tháng, lẽ ra phải bị mang ra xét xử, nhưng vẫn không có chuyện gì, nên ta phỏng đoán có điều gì đó không ổn…

Quả nhiên, Hoàng đế đã triệu kiến quan viên của Đại Lý Tự.

Quan viên Đại Lý Tự nói rằng vụ án đã được giao từ nửa tháng trước, có đầy đủ nhân chứng và vật chứng, cũng như lời nhận tội của ta, nói rằng sẽ sớm đưa ra xét xử.

Nhưng sau khi xem xét kĩ càng cấm thư, hắn nhận thấy các trang của cấm thư còn rất mới, không giống như đã có người đọc qua, cũng không có dấu vết chú thích. Vì vậy, hắn ta trở nên nghi ngờ và tạm dừng vụ án.

Chỉ là khi hắn còn chưa có làm gì, liền bị Hoàng đế triệu kiến vào cung.

Sau khi nghe những điều này, Hoàng đế ra lệnh mang quyển cấm thư kia lên.

Hoàng đế xem xét quyển sách được dâng lên, suy nghĩ một lúc rồi phất tay ý bảo quan viên kia quay về, nhân tiện đưa ta đưa ta đi theo.

Quan viên mang ta trở về, nhìn phòng giam của ta, cũng không có tâm tình gì, trước khi đi còn nói:

“Cô cứ nghỉ ngơi cho tốt, đừng lo lắng.”

Lần nữa vào cung, ta đã lấy lại được trong sạch cho mình.

Trường học của Quách gia bị đóng cửa, và Quách Hoài Cựu bị kết tội hãm hiếp dân nữ, giết hại người vô tội, chờ bị xử trảm.

Và người họ Quách trong Đại Lý Tự cũng bị cách chức và điều tra, tiếp đó bị tống vào ngục.

Hoàng đế hỏi ta:

“Trẫm nghe nói trong tù ngươi dạy bọn họ “quân tử và tiểu nhân”, ngươi nghĩ bọn họ có hiểu không?"

Ta nói:

“Bẩm Hoàng thượng, dân nữ thì lại cho rằng, bọn họ có thể hiểu hay không, không quan trọng bằng, có nguyện ý hiểu hay không? Có người sống trong Phủ đệ, nhưng lại làm nhiều việc ác; có người bị giam trong ngục, lại nguyện ý sau khi rời khỏi sẽ làm việc thiện. Sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân không nên so sánh bởi hoàn cảnh sống, mà nằm ở tính kỷ luật, tự giác, và nghiêm khắc. Khoan dung khi đối xử với người khác”

Cả điện Kim Loan im lặng hồi lâu, sau đó một tiếng “Ồ” vang vọng khắp cả điện.

Ta lặng lẽ thở ra một cái.

Sau đó, Hoàng đế hỏi ta có nguyện ý lưu lại trong cung làm nữ quan và dạy cho Cửu công chúa hay không.

Ta vẫn còn đang do dự giữa việc tuân lệnh hay từ chối, thì nghe thái giám vào điện bẩm báo Thành vương điện hạ đã đến.

10.

Ta vừa lùi lại, lại thấy một đôi giày thêu tỉ mỉ chặn trước mặt, kinh ngạc nói:

“Sao cô lại ở đây?”

Giọng nói như sương rơi trên ngọc, trong trẻo mà vững vàng, nghe khá quen thuộc.

Ta ngước nhìn, đây chẳng phải là “bằng hữu lâu năm” cùng ta uống trà hay sao?

A, hắn vậy mà lại là Thành vương Vệ Thừa Lan!

Ta cũng từng thử đoán thân phận của hắn, nhưng không nghĩ tới hắn là Vương gia, lại ở gần Hoàng đế như vậy!

Thấy tình huống này, hắn vội hỏi ta xem chuyện gì đã xảy ra.

Lúc này Vệ Thừa Lan mới bình tĩnh hành lễ với Hoàng đế, rồi chậm rãi kể ra chuyện hắn và ta quen biết như thế nào.

Nguyên lai, hơn một tháng trước tổ phụ hắn lâm bệnh qua đời, Thành vương phủ bận rộn tang lễ, xong xuôi mọi thứ mới có thời gian ra ngoài.

Vì vậy, hắn không biết chuyện xảy ra với ta và lớp học.

Hoàng đế không trách tội hắn chậm trễ hành lễ, ngược lại hình như đã quen, ta không khỏi thầm kinh ngạc.

Không ngờ, sau khi nghe xong, Hoàng đế nói với ta:

“Vì Thừa Lan đã đích thân đến mời ngươi vào phủ dạy học và bị từ chối, lại nghĩ đến, bây giờ trẫm muốn giữ ngươi trong cung để dạy Cửu công chúa, ngươi cũng sẽ không nguyện ý?”

Ta nghe vậy liền cả kinh, vội vàng quỳ xuống nói:

“Hoàng thượng nắm rõ, có thể được Hoàng thượng lưu lại trong cung để dạy học, là một ân điển đối với dân nữ, chỉ là tâm tư của dân nữ không ở trong cung, mong Hoàng thượng thứ lỗi!”

Hoàng đế “Ồ” một tiếng, hỏi:

“Nếu tâm tư của ngươi không ở trong cung, vậy ở nơi nào. Ngươi mau nói cho trẫm biết, nếu ngươi nói được, trẫm sẽ tha tội cho ngươi!”

Ta vội vàng nói:

“Bẩm Hoàng thượng, dân nữ muốn dạy học cho muôn ngàn dân chúng chứ không phải chỉ một người.”

Hoàng đế vỗ bàn một cái, đột nhiên nói:

“Ngươi vì sao lại nói, nguyện ý dạy học cho ngàn người? Chỉ cần dạy đủ một ngàn người, ngươi sẽ bằng lòng vào cung?”

Ta càng cúi đầu thấp hơn:

“ Bẩm Hoàng thượng, “Ngàn” không phải là số lượng, dân nữ xin không nhận tuân lệnh, xin Hoàng thượng thứ tội.”

Hoàng đế trầm mặc hồi lâu, mới nói:

“Một nữ nhân lại có tâm tư lớn như vậy, biết tiến lùi không phạm thượng, nếu nửa dân chúng của trẫm đều giống như ngươi, vậy trẫm cũng không có gì phải lo nữa.”

Cuối cùng, Hoàng đế ban cho ta một ngàn lượng vàng và cho ta ra khỏi cung.

Bước ra khỏi cửa cung, ta như đang đi trên mây.

Vệ Thừa Lan đi ở bên cạnh, tặc lưỡi hai cái, nói:

“Đây là cơ hội ngàn năm có một, sao cô lại bỏ lỡ!”

Ta hỏi lại:

“Cái gì?”

Đôi mắt đào hoa rực rỡ của hắn chớp chớp:

“Bỏ lỡ anh hùng đã cứu mỹ nhân!”

Ta không nói, chỉ nhếch mép.

Hắn không quan tâm, chỉ mỉm cười, rồi chắp tay sau lưng đi về phía trước.

“Đi thôi, ta đưa cô xuất cung.”

Thật bất ngờ, ở ngoài cửa cung, ta tình cờ gặp lại người đã lâu không gặp, Bạch Nghi Chi.

Hắn mặc một bộ trường bào của quan tứ phẩm, hoa văn đỏ thẫm, và hắn giống như đang chuẩn bị vào cung diện kiến Hoàng đế.

Để trở thành quan tứ phẩm, những người khác phải mất cả đời, nhưng hắn làm điều đó chỉ trong một bước.

Đây là lợi ích của việc trở thành phò mã!

Thấy ta, hắn dừng lại, có chút kinh ngạc nói:

“Nhất Ninh, cô vì sao lại ở nơi này?”

Ta còn chưa kịp mở miệng, Vệ Thừa Lan đã lên tiếng trước:

“Nhất Ninh?”

Lại nhìn ta:

“Hai người có quen biết nhau?”

Ta đáp "Không quen” rồi quay người bỏ đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.