Giáng Đầu

Chương 78




- Tạ A Bà... - Kỷ Thư ngăn ở phía trước: "Chúng tôi không có ác ý, chỉ do gặp chuyện, muốn tìm Tư Quy hỗ trợ."

- Mấy người không tìm được đâu.

- Vì sao? - Kỷ Thư đột nhiên xuất thủ giữ cổ tay Tạ A Bà.

- Thế nào? Bắt nạt một bà cụ mẹ goá con côi như tôi? - Khẩu khí Tạ A Bà không tốt, mặt lộ vẻ hung ác, ánh mắt cũng dữ tợn, không giống bà cụ hòa ái dễ gần lúc nãy một chút nào.

- Tạ A Bà, chúng tôi không muốn làm khó bà, thế nhưng bà tội gì dùng cổ không để lại đường lui cho chúng tôi như thế? - Kỷ Thư cười nhạt với Tạ A Bà.

Tạ A Bà bị Kỷ Thư nắm có chút run, thần sắc trên mặt bất định, Nhan Hi Nhiễm nhịn không được, đi lên trước khuyên Kỷ Thư.

- Hay là buông Tạ A Bà ra trước, tuổi bà lớn rồi...

Kỷ Thư liếc mắt nhìn Nhan Hi Nhiễm, vừa muốn nói gì, thì một đường sáng đánh tới mặt Nhan Hi Nhiễm.

Nhan Hi Nhiễm hoảng hốt thét lên, lui về sau một bước, chân lảo đảo một cái té xuống. Kỷ Thư vội vàng nhào qua ôm Nhan Hi Nhiễm lăn một vòng, hai người cùng nhau đụng vào góc tường.

- Kỷ Thư... - Nhan Hi Nhiễm bối rối nhìn đường khói trắng bốc lên trên vai Kỷ Thư. Vừa rồi Tạ A Bà ném ra cái gì?

Kỷ Thư đè đầu vai Nhan Hi Nhiễm, đứng lên, quay đầu lại nhìn Tạ A Bà, cười nhạt: "Đã sớm nghe nói người Miêu Tương Tây, nhất là nữ giới giỏi về nuôi cổ, quả nhiên danh bất hư truyền."

- Cô... - Tạ A Bà kinh ngạc nhìn Kỷ Thư: "Tại sao cô không sao?"

- Tôi chỉ không ngờ, gia đình bình thường như bà mà trong nhà cũng có rết vương. Xem ra tôi đánh giá thấp thân phận của bà. - Kỷ Thư đỡ bả vai của mình, ngẩng đầu cười với Tạ A Bà: "Tôi không biết vì sao bà lại đột nhiên công kích chúng tôi, nhưng tôi nghĩ, bà vì bảo vệ Tư Quy, do lúc nãy nghe bà gọi Tư Quy là A Tư, hai người hẳn rất thân thiết. Nhưng tôi muốn nói cho bà biết, tôi thật không có ác ý."

Tạ A Bà nghi ngờ nhìn thoáng qua Kỷ Thư, bà làm bị thương cô, thì lấy bản lĩnh của cô cũng có thể tổn thương bà, nhưng cô không làm như vậy, hẳn không phải là tới tìm trả thù. Người Miêu gia tuy rằng giỏi về nuôi cổ, nhưng bản tính lại chất phác, đơn giản, cực kỳ dễ tin tưởng người khác.

- Các người thật không phải là tới tìm trả thù?

- Trả thù? - Kỷ Thư ngây ra một lúc, dĩ nhiên không phải, đưa tay kéo Nhan Hi Nhiễm đứng lên: "Chúng tôi rất thành tâm tới tìm ông ấy giúp một tay."

- Vậy mấy đứa chưa hẳn có thể gặp, tôi cũng đã lâu không gặp, nhưng tôi sẽ nói cho hai người biết ở đâu có thể tìm. - Tạ A Bà thở dài: "Sau đêm nay, mấy đứa đi về phía bắc, sẽ thấy một nhà trọ xác chết."

- Nhà trọ xác chết? - Kỷ Thư có chút không rõ, cô không rành rõi vu thuật này lắm.

Nhan Hi Nhiễm lo lắng nhìn vai Kỷ Thư, rất sợ sẽ lưu lại di chứng gì, nhưng Kỷ Thư bảo nàng không nên hành động thiếu suy nghĩ.

- Đuổi xác cũng không dễ dàng như mấy đứa tưởng tượng... - Tạ A Bà dọn chén trà nhỏ làm bằng trúc trong tay.

Đuổi xác của Tương Tây mặc dù có rất nhiều người biết, nhưng kết quả thi thể này nên xử lý như thế nào, thực sự có quá ít người biết. Tình hình chung, thợ đuổi xác nhận được thi thể, sẽ đọc chú ngữ với thi thể, thợ đuổi xác sẽ lấy thủy ngân, tức là loại chu sa(*) tốt nhất, đặt vào giữa ót người chết, giữa lưng, trái tim ở lồng ngực, giữa bàn tay trái phải, giữa bàn chân, bảy chỗ, mỗi chỗ lấy một thần phù ngăn chặn, lại dùng vải ngũ sắc trói chặt.

(*) Chu sa hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfua thủy ngân (II) (HgS).

Tương truyền, bảy chỗ này là bảy chỗ xuất nhập phách, lấy thần sa thần phù che lại là vì muốn giữ lại bảy phách của người chết.

Sau đó, còn phải dùng một ít chu sa nhét vào tai, mũi, miệng người chết, lấy thần phù lấp kín. Tương truyền, tai, mũi, miệng là ba chỗ xuất nhập hồn, làm như vậy có thể giữ ba hồn không thoát ra ngoài. Đương nhiên những thứ này là phương pháp xử lý khi người mới chết, giữ lại ba hồn, cũng là để tiện cho việc đuổi xác, nếu như vận khí tốt, còn có thể giúp người chết gặp được thân nhân lần cuối.

Cuối cùng, còn phải thoa đầy thần sa và dán thần phù ở cổ người chết, dùng vải ngũ sắc ghim chặt. Hơn nữa phải đội lên đầu người chết nón lá bánh chưng. Sau khi làm xong rồi, thợ đuổi xác niệm chú, hét lên một tiếng: "Dậy!" Tử thi chết nơi đất khách quê người sẽ lên tiếng trả lời... Theo khẩu hiệu của thợ đuổi xác, từng bước một cứng ngắc tiến về phía trước.

Những thợ đuổi xác vừa gõ chiêng trong tay, vừa dẫn đám thi thể này đi về phía trước. Người thợ không thắp đèn lồng, tay lắc chuông Nhiếp Hồn, làm cho người đi đêm tránh đi, báo tin cho nhà người ta nhốt chó lại.

Nếu có hai thi thể trở lên, thợ đuổi xác sẽ dùng dây cỏ chuyển từng cái thi thể đến, mỗi cái cách bảy, tám thước, khi hành tẩu nửa đêm, trên đầu thi thể đội một cái mũ ống cao, trên trán có dính mấy tờ bùa vàng rũ xuống trên mặt.

Nhưng nghề này chỉ có ở Tương Tây, đầu tiên là vấn đề ngủ nghỉ, ban ngày nghỉ ngơi buổi tối hành tẩu, nếu gặp phải trời tối và đổ mưa, chỉ có Tương Tây mới có thể cung cấp khách sạn cho thợ đuổi xác nghỉ ngơi, những khách sạn đều được tính toán khoảng cách. Hơn nữa người đi đêm không biết nghe chuông mà tránh, lại chạy đến xem náo nhiệt, không khéo hù chết người. Và là một làng xã bình thường, ngoài thôn không có đường, ắt phải đi qua thôn, mọi người rất kiêng kị với chuyện xác chết vào thôn, hơn nữa còn là một đống xác sống sôi nổi chạy vào.

Với lại, cư dân dọc đường không hiểu điều cấm kỵ trong đuổi xác, nếu không phải đành yêu cầu bọn họ hợp tác. Nghe thấy tiếng là giam chó lại, bởi vì thi thể sợ chó, khi chó lằng nhằng cắn thi thể, thi thể sẽ bị hỏng.Hơn nữa mèo hoặc chó phóng qua xác rất dễ sản sinh xác biến dị, đó là chuyện rất phiền phức.

Nhưng ở Tương Tây hầu như không có những trắc trở, người người đều biết quy củ, cho nên thợ đuổi xác hành tẩu sẽ không phiền toái nhiều như vậy.

Chu sa để phong ấn thi thể là dùng thần châu tốt nhất sản xuất, cho nên cũng gọi là thần sa. Mà thuật đuổi xác vốn gọi là "Thần châu Thần sa Thần phù pháp thuật", chỉ vì tên gọi quá dài đọc mệt, mà rút thành "Thần châu phù."

Người dùng Thần châu phù được gọi là lão Tư. Nhưng thật ra trong giới đuổi xác, Tư gia có pháp lực cao nhất, bọn họ cũng cầm đầu, phụ trách xử lý thi thể của thợ đuổi xác. Bởi vì Tư gia có ảnh hưởng quá lớn, cho nên sau này mọi người cho rằng lão Tư làm nghề này.

Cơ mà những năm gần đây, Tư gia hành sự hết sức khiêm tốn, ít làm nghề đuổi xác, dù sao xã hội bây giờ cần đuổi xác cũng ít, nghe nói mấy năm trước, Tư gia chọc tới một kẻ thù rất lợi hại, bởi vậy vẫn ẩn nấp dấu vết hoạt động, người Miêu như Tạ A Bà, đa số được ơn huệ Tư gia, cho nên rất kín tiếng.

"Thần châu phù" này cũng có hạn chế, phạm vi khu vực đuổi xác của "Thần châu phù" hướng bắc chỉ tới Lãng Châu, chính là Thường Đức bây giờ, không thể qua hồ Động Đình. Hướng đông chỉ tới Tĩnh Châu. Hướng tây chỉ tới Phù Châu và Vu Châu. Hướng tây nam đến Vân Nam và Quý Châu. Theo truyền thuyết, những chỗ này là quốc gia tổ tiên Miêu tộc, lại xa ranh giới, cho dù hết sức kinh nghiệm như lão Tư cũng đuổi không nổi những thi thể này.

Đi đường núi đường thuỷ, những thi thể này di chuyển rất chậm, nhất định cần nghỉ ngơi, những khách sạn tử thi vô cùng quan trọng. Huống hồ thi thể sợ ánh mặt trời, chỉ có thể đuổi xác vào buổi tối, ban ngày nghỉ ngơi. "Khách sạn tử thi" thần bí khó lường, chỉ tiếp tử thi và thợ đuổi xác, người bình thường không được. Mở cửa quanh năm suốt tháng, thợ đuổi xác và thi thể trước khi trời sáng có thể đến "khách sạn tử thi", buổi tối lại lắc chuông dẫn thi thể rời khỏi. Nếu gặp mưa gió, ở lại khách sạn để tránh được trời chuyển xấu.

Những thợ đuổi xác thần bí, vẫn làm việc bình thường như người bình thường khi mặt trời ló dạng, khi mặt trời biến mất, nhận được yêu cầu vận chuyển xác chết, mới có thể đi ra ngoài xua đuổi thi thể.

Kỷ Thư âm thầm tặc lưỡi, chuyện lạ ở Trung Quốc quả thật thần kỳ như vậy, so với những nước phương tây từng đi thăm viếng còn khiến kẻ khác không tưởng tượng nổi: "Vậy, chúng ta đến khách sạn tử thi mới tìm được thợ đuổi xác?"

Tạ A Bà gật đầu: "Mấy đứa đi "khách sạn đuổi xác" trước, ở khách sạn sẽ cắm rất nhiều lá cờ nhỏ, chọn lá cờ màu vàng đỏ nhỏ, ở trên đó viết ba chữ lớn "Chúc Vưu Khoa" mặt kia viết bừa ngày sinh tháng đẻ của một người. Giống như thợ đuổi xác, bản thân không nhận cái tên nghe không hay, mấy đứa hãy gọi là "tiên sinh", tự nhận là "Chúc Vưu Khoa"."

- Chúc Vưu Khoa là gì? - Nhan Hi Nhiễm tò mò hỏi, nàng hoàn toàn không thể tưởng tượng vụ đuổi xác này lại có hệ thống hoạt động khổng lồ như vậy.

- Chúc Vưu Khoa là đại phu vu y ngày xưa... - Tạ A Bà kiên trì giải thích cho Nhan Hi Nhiễm, bà rất ít nói chuyện thợ đuổi xác với người ngoài, cơ mà nhìn Kỷ Thư và Nhan Hi Nhiễm không giống người xấu, lại có chút bản lãnh, bà nghĩ nói không chừng có thể giúp A Tư giải quyết chuyện kẻ thù: "Theo tập quán trước kia, người chủ trì tang lễ và "tiên sinh" bàn bạc giá cả, giao ngân lượng và thi thể, giao phó địa điểm nhận xác, hoặc đi thẳng đến địa điểm giao tiếp chờ thợ đuổi xác. Cho nên mấy đứa đi tìm khách sạn tử thi cứ làm theo bà nói, đến ngày hôm sau sẽ có người liên lạc với mấy đứa, khách sạn tử thi phía bắc luôn là Tư gia đang xử lý. Nhưng có thể tìm được hay không, phụ thuộc vào vận khí của mấy đứa."


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.