Gả Cho Tội Thần

Chương 84




Đồ thêu chữ thập bán được hết tám lượng (một hai bức thêu lớn là do Phù dung tú trang bỏ tiền ra mua), Niên chưởng quầy trước trừ tiền khung và bông, lại tính phí tổn chỉ và vải của Khương Đào.

Trừ những cái đó đi, lợi nhuận vừa tròn bốn lượng. Tú trang và Khương Đào chỉ ra mỗi bên hai lượng.

Vương thị và Lý thị ở một bên nghe Niên chưởng quầy tính tiền, mừng tới mức choáng váng đầu óc.

Tú phường nhỏ của các nàng có hai lượng lợi nhuận, một nửa là của Khương Đào, dư lại chính là chia cho bọn họ.

Hai người mười ngày kiếm được một lượng?! Này nếu là trước kia, các nàng nghĩ cũng không dám nghĩ.

Khương Đào cũng không khách khí với Niên chưởng quầy, cầm hai lượng bạc nói: “Ngài không hổ danh là lão chưởng quầy có kinh nghiệm phong phú, mới qua một lát đã bán hết rồi”.

Niên chưởng quầy không dám kể công, vội nói: “Chỗ đó đâu phải có mỗi công lao của ta đâu? Là đồ thêu ngài đưa tới vốn không lo bán không được”. Nói xong ông lại nghĩ nghĩ, “Không bằng tú trang của chúng ta trước đưa hết chỗ tiền bán cho ngài”.

Chỗ đồ thêu chữ thập Khương Đào đưa tới gọi là bán cháy rồi cũng không quá, còn tạo nhiệt cho Phù Dung tú trang, hấp dẫn một lượng khách lớn. Một đống đồ thêu và tiền lời bốn lượng, tú trang bọn họ còn phải lấy đi một nửa, thật sự khiến Niên chưởng quầy có chút ngượng ngùng.

Khương Đào lắc đầu nói không cần, “Tuy rằng ta và Tiểu Vinh có quan hệ họ hàng nhưng việc nào ra việc đó, vẫn là theo quy tắc đã định”.

Khương Đào không có bị chút thành công ban đầu này làm cho mơ hồ, đồ thêu chữ thập hiện tại là không lo không bán được nhưng huyện thành này không lớn, thị trường rất nhanh sẽ bão hòa. Trước sẽ bán rất nhanh nhưng đồ thêu chữ thập cũng không phải lúc nào cũng cần, sau đó việc mở rộng buôn bán cũng nên tiêu thụ ở những chỗ khác, khi đó phải dựa vào tài nguyên của Phù Dung tú trang, chỉ dựa vào một mình nàng, khẳng định là không duỗi được tay ra dài tới như vậy.

Niên chưởng quầy lại hàn huyên với Khương Đào vài câu, trước khi đi lại nghĩ tới cái gì, nói: “Khăn thêu của ngài sáng nay bán được một cái, trừ tiền vốn còn tám lượng hơn gần chín lượng, ta còn phải đưa ngài bốn lượng rưỡi nữa”.

Khương Đào nói không vội. Nàng nếu như muốn cung hàng cho Phù Dung tú trang lâu dài thì không nên một cái tính một cái, vẫn là định kỳ kết toán sau. Hôm nay, Niên chưởng quầy bởi vì đồ thêu bán quá tốt nên mới tới gấp gáp báo tin mừng, Niên chưởng quầy khẳng định bận rộn nhiều việc, không thể chạy không như vậy được.

Cho nên Khương Đào nói: “Cứ theo như trước đó chúng ta nói, một tháng kết toán tiền một lần. Lợi nhuận thêu hôm nay ta nhận trước, cũng cho các nàng an tâm”.

“Được, được”. Niên chưởng quầy do lâu rồi chưa hào hứng như vậy, đương nhiên là Khương Đào nói gì nghe vậy.

Chờ tiễn Niên chưởng quầy xong, Khương Đào chia tiền cho Vương thị và Lý thị.

Lý thị học nhanh và tốt hơn Vương thị, làm cũng nhiều hơn nên nàng được sáu đồng, Vương thị được bốn đồng. Cũng may Niên chưởng quầy chu đáo, đã đổi tiền lẻ trước cho nàng, không thì Khương Đào còn phải ra ngoài đổi cho các nàng.

Vương thị và Lý thị nắm bạc, hai người đều cảm thấy như đang nằm mơ.

Khương Đào thấy các nàng vui tới ngốc ra, liền nói trước không vội làm, để các nàng về nhà ăn trưa.

Hai người liên tục cảm tạ Khương Đào. Tính tình Vương thị khá hướng ngoại, chạy về nhà mình, một chân đá văng cửa.

Trượng phu của Vương thị đã về, mấy hôm nay cơm trưa nhà họ đều là trượng phu nàng bớt thì giờ về nhà nấu.

“Đập cửa như vậy dọa chết ta rồi!”. Trượng phu Vương thị thấy tức phụ nhà mình mừng rỡ vô cùng, cũng cười nói: “Đã xảy ra chuyện vui gì hả?”.

Vương thị đưa bạc như như trân bảo gì tới trước mặt hắn, “Chàng xem!”.

“Bạc ở đâu vậy?”.

“Ta kiếm được!”. Vương thị tự hào cười rộ lên, “Đồ thêu chúng ta làm, sáng sớm hôm nay đã bán hết rồi! Trừ đi tiền vốn và tiền của tú trang, tổng cộng lời hai lượng bạc. Sư phụ lấy một nửa, dư lại 1 lượng ta và Lý thị chia nhau”.

Trượng phu nàng cũng cao hứng mà dựng ngón cái với nàng, “Tức phụ nhà ta thật lợi hại!”.

“Không có nha, ta nghe chưởng quầy kia nói, khăn thêu của sư phụ còn được bốn lượng nữa, ta còn chưa học được đâu”. Vương thị cười hắc hắc, vui vẻ mà chỉ về nhà bếp, “Còn chưa đi nấu ăn cho ta?”.

“Nấu, nấu, bây giờ nấu”. Trượng phu nàng trước không thích làm việc nhà nhưng kỳ thật quan hệ phu thê hai người rất hòa thuận. Không thì trước đó khi chưa kiếm được tiền, hắn cũng sẽ không nhân lúc nghỉ ngơi buổi trưa mà chạy về nhà nấu cơm. Hiện giờ tức phụ của mình lợi hại như vậy, hắn là trượng phu đương nhiên càng phải dốc sức.

Vương thị bắt đầu mơ mộng về việc sau này kiếm được nhiều tiền thì nên cải thiện cuộc sống trong nhà thế nào.

Sau đó, trượng phu nàng lại vòng từ nhà bếp ra, nói: “Lần này là Khương sư phó dạy các nàng kiếm tiền, hiện giờ chúng ta không mua được tạ lễ nhưng ít nhất cũng có thể mời người ta tới ăn cơm?”.

Vương thị đột nhiên vỗ đầu một cái, “Ta vui quá quên mất việc này!”.

Trước đó, khi Khương Đào dạy bọn họ, giữa trưa bọn đệ đệ ăn cơm bên ngoài, Thẩm Thời Ân không về, buổi trưa nàng đều ăn bánh mì đối phó cho qua. Vương thị vài lần mời nàng tới nhà dùng cơm nhưng nàng đều lấy lý do không muốn làm phiền các nàng mà từ chối.

Hôm nay hai người các nàng thu được tiền lời cũng không thể để nàng ấy ăn bánh mì mãi được.

Vương thị chạy nhanh sang nhà bên, hệt như nàng nghĩ, Khương Đào chuẩn bị ăn bánh mì.

“Sư phụ, tới nhà của ta ăn cơm đi!”. Vương thị cười cười mời nàng, “ Không có chuẩn bị nên muội ăn tạm một chút, coi như là tâm ý của ta”.

Trượng phu của Vương thị cũng đi tới, cười nói; “Cơm trưa là do ta nấu, Khương sư phó nể mặt tới ăn cùng đi”.

Hai vợ chồng họ đã tự mình tới mời, Khương Đào cũng không khách khí, theo bọn họ về.

Cơm trưa của nhà Vương thị đúng thật rất đơn giản nhưng cũng có cơm có canh. Trương phu Vương thị biết ý, nhanh nhẹn ăn hết một bát, sau đi làm việc, để lại không gian cho các nàng.

“Vương tỷ tỷ là người có phúc”. Khương Đào cười nói.

Nàng tuy rằng không tiếp xúc quá nhiều với trượng phu của Vương thị nhưng cũng thấy được hắn là người biết thương tức phụ của mình.

Vương thị vội nói: “Sư phụ chớ chê cười ta, cũng đừng gọi ta là tỷ tỷ gì, gọi ta là A Vương hay gọi là A Hoa như nhà mẹ đẻ ta hay gọi là được”.

Chuyện xưng hô này ngay từ ban đầu Khương Đào cũng đã nói qua với các nàng – dù sao ở thời đại này, đồ đệ cũng tôn kính sư phụ như trưởng bối trong nhà. Nàng và Vương thị, Lý thị sau khi ký khế thư xong, cũng là quan hệ lão bản và công nhân, không cần gọi nàng là sư phụ. Tuy vậy, ở điểm này Vương thị và Lý thị rất kiên trì, cũng không tùy ý với nàng như lúc trước.

Các nàng đang nói chuyện, đột nhiên nghe được tiếng tranh cãi và tiếng đồ vật rơi vỡ.

Vương thị vừa nghe liền buông bát cơm, chạy về phía nhà Lý thị.

Khương Đào cũng đi theo.

Chuyện của nhà Lý thị cũng không tính là bí mật, mọi người đều biết nên trừ Vương thị và Khương Đào cũng không ai tới xem.

Lúc Vương thị ra cửa thuận tay cầm cái chổi trong tay, nghĩ Trần Đại Sinh còn dám động thủ với Lý thị, nàng cũng bất chấp luôn.

Trong nhà Lý thị, Trần Đại Sinh uống không ít rượu, say khướt mà chửi mắng Lý thị.

Tuy vậy khác với vẻ mặt ẩn nhẫn lúc trước, lúc này Lý thị cầm con dao trong tay nên Trần Đại Sinh chỉ dám mắng chứ không dám đánh nàng như trước.

Sau đó, Lý thị thấy các nàng tới, áy náy nói: “Có phải đã làm phiền tới mọi người rồi không?”.

Vương thị nói không có việc gì, vừa nói vừa kéo nàng ra ngoài, hỏi: “Có chuyện gì vậy? Hôm nay hai chúng ta mới kiếm được tiền, nên vui mà hắn còn mắng muội sao? May mà muội biết lấy vũ khí chứ không sợ là hắn còn muốn đánh”.

Nhắc tới chuyện xấu trong nhà, Lý thị cũng không nói.

Được sáu đồng, so được với Trần Đại Sinh lúc còn đi làm - ở tửu lâu làm bếp phó nửa tháng tiền.

Nàng nói cho Trần Đại Sinh, nói hiện giờ nàng cũng có thể kiếm tiền được, sau này cũng lo được cho nữ nhi, chớ có buộc nữ nhi lấy chồng.

Không nghĩ tới Trần Đại Sinh nghĩ cũng không nghĩ còn muốn cướp tiền của nàng, nói: “Chút tiền này sao so được với sính lễ nhà họ? Còn chưa đủ để lão tử mua mấy chai rượu”.

Nếu hắn đồng ý không ép nữ nhi lấy chồng, Lý thị còn có thể đưa tiền cho hắn, dù sao sau này nàng cũng có thể kiếm lại. Nhưng Trần Đại Sinh lại chẳng biết điểm dừng, nhất định phải bán nữ nhi đi, nàng đương nhiên không chịu, một hồi tranh qua đoạt lại, Trần Đại sinh tức giận muốn đánh người, còn mắng: “Đồ vô dụng ngu xuẩn, kiếm được chút tiền liền lên mặt với ta! Bao nhiêu tiền bị cái tiểu nương tử kia cầm hết, ngươi đây là bị bán đi còn giúp người ta đếm tiền!”.

Khương Đào đúng là cầm phần nhiều nhưng cũng chỉ có một lượng – có lẽ trước đó Lý thị còn cảm thấy mười ngày kiếm được một hai đồng sẽ là rất nhiều nhưng hiện tại chính mình kiếm được sáu đồng, hơn nữa, hôm nay Niên chưởng quầy cũng nói, Khương Đào bán một cái khăn kiếm được bốn lượng hơn. Vậy một lượng kia ở trong mắt nàng, có tính là nhiều gì chứ?

Hơn nữa, một tuần trước đó Khương Đào dốc sức dạy dỗ các nàng, đứa ngốc cũng biết nàng không phải là muốn kiếm tiền.

Chính mình bị hắn mắng còn chưa tính lại còn lôi cả Khương Đào vào, lúc này mới nóng giận đi tới nhà bếp cầm con dao phay lên.

Người xưa có câu ngang ngược tới đâu cũng sợ chết, Trần Đại Sinh tuy say nhưng không tới mức không tỉnh táo, lúc này mới không dám nói lời khó nghe, không dám động tay chân nữa.

Những chuyện này Lý thị không muốn nói với các nàng, sợ ô uế lỗ tai các nàng, thu dao lại, nói: “Hắn trước giờ khốn kiếp như vậy, trước dựa vào hắn mà sống nên chỉ có thể chịu đựng cho hắn đánh đập. Sau này sẽ không”.

Không ai sinh ra đã biết nhịn nhục, nguyện ý bị người khác chèn ép. Chỉ là do chịu tác động của hoàn cảnh mà thôi.

Giống như năm mà trượng phu của Lý thị chết, nhà chồng nàng mắng nàng là đồ sao chổi, đuổi nàng và nữ nhi ra ngoài. Cha mẹ nàng mấy năm trước đó đã qua đời, hai tỷ tỷ gả đi nơi khác, không còn nhà mẹ đẻ mà về. Ở quê còn có mấy họ hàng xa nhưng ngại nàng đen đủi, không muốn gặp nàng… Tất cả mọi người nói nàng không có nam nhân thì không sống được… Kỳ thật tay nghề thêu thùa của nàng không tồi, tính tình rất chăm chỉ, khi đó đi giặt đồ may vá cho người ta, tuy có hơi mệt nhưng cũng có thể sống qua ngày.

Nhưng do chịu không nổi bên cạnh có người như vậy, khách hàng của nàng cũng nói giúp vài câu, nói cô nhi quả phụ sống cũng quá khổ.

Nghe nhiều lần như vậy, bản thân Lý thị cũng tin, sau đó khi có người làm mai, tuy nàng biết tính của Trần Đại Sinh thích uống rượu, đánh đập tức phụ trước nhưng tất cả mọi người đều nói với nàng, trượng phu nàng đã mất còn phải nuôi một nữ nhi, lại không có nhà mẹ đẻ giúp đỡ, có thể có người đồng ý lấy nàng đã là rất tốt rồi.

Nàng cũng gả cho Trần Đại Sinh.

Hiện tại nghĩ lại chuyện lúc trước, chỉ cảm thấy khi đó nàng một thân một mình mang theo nữ nhi đi kiếm sống còn tốt hơn nhiều so với hiện tại.

Hơn nữa, nàng thấy Vương thị và Khương Đào sinh hoạt – nhà Khương Đào thì khỏi nói, nàng không dám so, cả nhà đều coi nàng như con gái mà che chở, ngay cả đệ đệ nhỏ nhất của nàng có gì ngon cũng nghĩ tới chia sẻ cho nàng ấy thì những người khác càng đừng nói.

Nhà Vương thị tuy không tính là giàu có, bình thường cũng có cãi nhau nhưng trước khi Vương thị học thêu với Khương Đào, trượng phu nhà nàng cũng rất tốt, bận trước bận sau nhưng cũng vẫn ôm việc nhà vào người.

Lý thị cũng không hy vọng có những ngày tháng tốt đẹp như vậy, chỉ là không nghĩ bản thân phải tiếp tục nhịn xuống nỗi uất ức này.

Sau khi có ý tưởng này, sầu khổ trên mặt Lý thị lập tức hóa hư không, cả người có sức sống hơn nhiều so với lúc trước.

Khương Đào từ đầu tới cuối không có cho Lý thị lời khuyên nào hết, nàng chỉ chỉ cho Lý thị một con đường, để nàng biết nữ nhân có thể sinh hoạt độc lập, còn lựa chọn như nào lại phải xem chính bản thân nàng.

Tuy vậy, trước mắt thấy nàng ấy như vậy, trong lòng nàng cũng rất vui mừng, liền nói: “Không nói những chuyện không vui ấy nữa, chúng ta thương lượng chuyện tuyển người đi”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.