Đường Kiếp vừa nghe vậy thì há hốc mồm, nói không ra lời, còn Bình Tĩnh Nguyệt thì cúi đầu khẽ cười, ngay cả Thư Danh Dương cũng che sách không nhìn, than một tiếng, chỉ có Thái Quận Dương hừ mũi nói: - Thích Thiếu Danh sớm muộn gì ta cũng đánh bại y, các người chờ mà xem!
Thích Thiếu Danh và An Như Mộng đại khái là hai học sinh đang hot nhất học viện Tây Nguyệt của khóa học sinh này.
Thích Thiếu Danh là Ngọc Môn Cửu Chuyển, là thiên phú đệ nhất trong số các học sinh kì này, cũng tu Thiếu Hải Động Kim Kinh.
Xuất thân thế gia mà được đặc cách vào trường, chưa phải hao tổn bất cứ suất nào, được miễn tất cả phí dụng, được sự trợ giúp toàn lực của gia tộc. Vừa có thiên phú lại có nguồn lực, lại chăm chỉ nữa!
Cậu ta chỉ cần ba ngày cho đại chu thiên thứ nhất, tám ngày để thành linh nhãn.
Không chỉ là người đầu tiên Thiếu Hải Bách Luyện Kim mà còn là người đứng đầu trong 1500 học sinh.
An Như Mộng là học sinh trao đổi của Thiên Tình Tông.
Từ sau khi Thiên Thần cung trao đổi học sinh thì học viện Tẩy Nguyệt cũng nhận được không ít lợi ích, cảm thấy cách này không tệ nên đương nhiên sẽ tìm đến Thiên Tình Tông có quan hệ rất tốt với mình. An Như Mộng chính là học sinh trao đổi được Thiên Tình Tông phái đến.
Ngọc Môn Thất Chuyển, lục dục linh mạch, thân là người của cả hai nhà Tây Nguyệt và Thiên Tình nên càng được Thiên Tình Tông ủng hộ mạnh mě.
Cũng là người có thiên phú, có nguồn lực và chăm chỉ.
Mất sáu ngày cho chu thiên thứ nhất và ba mươi hai ngày để thành linh nhãn.
Mặc dù thời gian có dài nhưng lại đồng tu song pháp, đi sâu vào Thiếu Hải Động Kim Quyết, hơn nữa thân có linh mạch. Thiên phú thực sự của nàng không nằm ở tốc độ tu luyện mà nằm ở uy lực mạnh mẽ của pháp thuật đặc biệt.
Danh dương song quân tử, yên nguyệt tịnh đế hoa vốn là để ca ngợi bốn người Thư Danh Dương nhưng sau khi hai người Thích Thiếu Danh và An Như Mộng nổi danh thì có người lắm điều lại thêm một câu đằng sau hai câu này thành "Danh dương song quân tử, chung thị Thích Thiểu Danh. Yên nguyệt tịnh đế hoa, yên tri An Như Mộng".
Ý nghĩa trong đó lập tức bị thay đổi đi, thảo nào Thái Quân Dương lại không phục như vậy.
Lúc này thấy Thái Quân Dương nói vậy thì Thư Thanh Dương nói: - Thái ở huynh không cần ấm ức đầu, cái tên Thích Thiếu Danh kia quả thực là mạnh hơn chúng ta, chúng ta không bằng y đâu.
- Tiên lộ đằng đẵng, bây giờ mới là bước khởi đầu, kì tài thì có làm sao? Chưa đến bước cuối cùng ai biết ai thắng ai thua? Thái Quân Dương vẫn mạnh miệng không phục. Bình Tĩnh Nguyệt cười nói: - Hình như Thái huynh đã quên mất rồi thì phải, huynh cũng là thiên tài trong miệng mọi người đấy.
Thái Quân Dương cũng giống Thư Thanh Dương, đều là Ngọc Môn Bát Chuyển, trong mắt người khác cũng là thiên tài cao không thể với tới nhưng lại bị thua Thích Thiếu Danh một bậc. Bình Tĩnh Nguyệt vừa nói ra thì cậu ta mới nghĩ ra mọi người cũng dùng mấy câu vừa nãy cho mình, lập tức cười.
Cũng may Liễu Hồng Yên kịp thời chen vào: - Được rồi, hôm nay chúng ta đến đây không phải để bàn luận xem ai là thiên tài, ai đi được xa hơn, vừa cãi vã đã quên luôn chuyện chính rồi.
Đường Kiếp hơi nghi hoặc: - Đúng vậy, ta cũng đang muốn hỏi đây. Sao hôm nay cả bốn người lại cùng đến tìm ta vậy?
- Chuyện là thế này. Liễu Hồng Yên nói: - Hôm nay mấy người bọn ta đều rảnh rỗi, đột nhiên nảy ra một ý nghĩ, muốn lập một hội.
- Lập hội? Đường Kiếp ngẩn ra. Trong học viện có xã đoàn, Đường Kiếp cũng biết điều này nhưng hầu hết là một số học sinh có hứng làm lúc rảnh rỗi nhàm chán, trò gì cũng có đủ cả. Có người lập hội để nghiên cứu tiên pháp, cũng có người nhàn rỗi nổi hứng tao nhã làm cái gì mà hội sách, hội tranh, hội thơ. Hầu hết những đoàn thể này đều không bền vững, cũng chỉ thỉnh thoảng mới tìm cái lí do mà gặp mặt nhau, thường là chưa tốt nghiệp đã tan rồi.
Không ngờ mấy người Liễu Hồng Yên lại nghĩ đến việc lập hội.
- Lập hội gì đây? Đường Kiếp hỏi.
- Hội sách, giảng thư luận đạo. Bình Tĩnh Nguyệt trả lời.
- Vậy sao lại nghĩ đến việc tìm ta chứ? - Ai bảo huynh là người đứng đầu khoa văn lý học viện Tây Nguyệt của chúng ta chứ? Liễu Hồng Yên trả lời.
Học viện Tẩy Nguyệt có thiên tài về võ, đương nhiên cũng có thiên tài về văn.
Nếu như nói Thích Thiếu Danh là đệ nhất thiên tài tu luyện thì Đường Kiếp chính là đệ nhất thiên tài về học tập.
Từ ngày đầu tiên bước chân vào học viện hắn đã chăm chú nghe giảng, là học sinh đại diện về chí tiến thủ, vô cùng chăm chỉ, có thể nói là rất khát khao tri thức, chạy điên cuồng không ngừng trên con đường học tập.
Kết quả là trong một lần kiểm tra nhỏ nửa tháng trước, ngoài môn nghệ thuật Đường Kiếp không ổn, còn tất cả các môn tri thức hắn gần như đều đạt thành tích tuyệt đối, trở thành người đứng đầu.
Nếu như nói cuồng sinh Đường Kiếp chỉ khiến đám học sinh biết có một người như vậy thì địa vị bá chủ học tập của hắn đã hoàn toàn định rõ địa vị nổi danh của hắn.
Đương nhiên trong thời đại văn không bằng võ thì một trăm thiên tài về văn cũng không bằng một Ngọc Môn Cửu Chuyển nhưng không thể phủ nhận rằng Đường Kiếp vẫn là một người nổi tiếng, về giảng thư luận đạo thì quả thực không ai có thể bì được hắn.
Nếu mấy người Liễu Hồng Yên muốn lập hội, lại muốn quen biết Đường Kiếp nữa thì đương nhiên là phải tìm hắn rồi. Nghe thấy những lời Liễu Hồng Yên nói thì Đường Kiếp không kìm được cười: - Thật xin lỗi, e là ta không có hứng với chuyện này. Ta học văn chỉ để tăng kiến thức chứ không phải để nghiên cứu thiên hạ đại đạo.
Thư Danh Dương lập tức nghiêm mặt nói: - Mấy lời này của Đường huynh còn sai rồi. Đời người đọc sách thì chí phải ở thiên hạ, bảo vệ sinh linh, không chỉ để tăng kiến thức và tham dự mấy câu chuyện cười mà còn để cứu thế tế dân, cứu lê dân trong nước sôi lửa bỏng. Vì thiên địa đại đạo thì có gì không được chứ?
- Thư huynh quá lời rồi, bây giờ là thời kì bình yên, dân chúng có lẽ vẫn còn nhiều người nghèo khổ nhưng vẫn chưa đến mức nước sôi lửa bỏng, còn về thiên địa đại đạo thì quá thâm sâu ta không hiểu, nhưng ta biết đây là học viện tu tiên, thứ chúng ta tu là tiên chứ không phải sách.
- Vậy thì càng phải đọc! Giảng thư luận đạo là để sáng suốt, có sức mạnh mà không sáng suốt thì khác gì bọn ác ôn chỉ biết làm loạn, làm hại dân chúng chứ!
- Đối với cái người một lòng cứu tế thiên hạ như Thư Danh Dương thì Đường Kiếp cũng không còn gì để nói. Thực ra hắn cũng muốn biện luận, cũng có thể biện luận một phen với Thư Danh Dương, ví dụ như dựa vào việc ngươi muốn làm vĩ nhân mà muốn ta cũng làm vĩ nhân như ngươi sao? Kỉ sở bất dục, vật thi vụ nhân, kỷ sở dục giả, diệc vật thi vụ nhân ().
() ý là việc gì mình không muốn làm thì đừng bắt người khác làm.
Tuy hắn không được vĩ đại như Thư Danh Dương nói nhưng ít nhất cũng hiểu được rằng phải tôn trọng những người như thế này, vậy nên trong chuyện này hắn tình nguyện chịu thiệt về khoản đấu võ mồm, để đối phương lên lớp giáo huấn.
Vậy nên hắn chỉ có thể gật gật đầu nói: - Thư huynh nói rất đúng, ta xin thụ giáo.
Không ngờ Thư Danh Dương lại cảm thấy rất bất mãn: - Những lời này của ngươi không thành thực, chỉ để có lệ thôi!
Đường Kiếp cảm thấy lúng túng, vẫn là Liễu Hồng Yên cười nói: - Đường huynh đừng trách, con người huynh ấy là vậy đấy, bình thường cũng được nhưng hễ nói đến đại nghĩa là máu mọt sách lại phát tác.
Thư Danh Dương cảm thấy bất mãn, đang định phản bác thì Đường Kiếp đã vội vàng nói: - Ta gia nhập, ta gia nhập hội là được chứ gì!
Nghe hắn nói vậy, cuối cùng Thư Danh Dương cũng không nói gì nữa.
Nếu đã đồng ý gia nhập hội rồi thì đương nhiên đã trở thành bạn bè. Đường Kiếp mời bốn người vào nhà nói chuyện, chờ bốn người bước vào phòng thì Đường Kiếp nói: - Phòng nhỏ đơn sơ, mong mọi người đừng trách.
Sóng mắt Liễu Hồng Yên lưu chuyển, nhìn căn phòng một cái rồi cười nói: - Tuy hơi đơn giản nhưng cũng sạch sẽ thoáng mát, không tệ lắm.
- Hầu học chẳng có bản lĩnh gì khác, cũng biết sắp xếp dọn dẹp một chút. Đường Kiếp thuận miệng nói.
- À, lại nói đến điều này, Đường công tử, đợi sau khi hội của chúng ta được lập thì huynh có muốn mời Vệ công tử gia nhập nữa không? Đột nhiên Bình Tĩnh Nguyệt nói.
- Cậu ta? Đường Kiếp nghĩ một chút rồi lắc đầu nói: - Thôi đi, thứ cậu ta thích là phi ưng cưỡi ngựa, ăn chơi trác táng, không có hứng thú với nhân luân đại đạo này đâu. Nếu cậu ta gia nhập thật thì e rằng không đọc vào nổi nữa chữ nhưng mắt lại không rời khỏi "tịnh đế hoa" chút nào mất.
Nghe hắn nói vậy thì mọi người cùng mỉm cười.
Cười xong thì Đường Kiếp vừa rót trà cho mọi người vừa thuận miệng nói: - Đúng rồi, chắc hội của chúng ta phải có cái tên chứ? - Gọi là Tập Anh Xã đi. Thái Quân Dương nói.
- Ta thấy hay đặt là An Quốc Xã đi, an tề thiên hạ. Thư Danh Dương nói.
Liễu Hồng Yên lại nói: - Nếu như là giảng nhân luân đại đạo, hay gọi là Đại Đạo Xã đi.
Bình Tình Nguyệt thì nói: - Cái gì mà Tập Anh Xã, An Quốc Xã chứ, khó nghe chết đi được. Theo ta thấy thì gọi là Tiêu Dao Xã đi, tiêu dao nhân sinh, nghe thật là hay!
Đôi mắt long lanh như nước nhìn Đường Kiếp. Đường Kiếp ngẫm nghĩ một chút nhưng lại nói: - Nếu mọi người không thống nhất ý kiến thì ta thấy hay là thế này nhé. Đầu tiên cứ chọn một người làm xã trưởng rồi sau đó xã trưởng quyết định. Ta đề nghị ai khởi xướng thì người đó làm.
Mọi người cùng nhìn về phía Bình Tĩnh Nguyệt.