[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quyển 19-Chương 73 : Đại chiến Tùy Đường (3)




Trong hai trăm nghìn đại quân mà quân Tùy mới tăng thêm, hai chục nghìn quân đóng ở Đồng Quan, phòng ngừa quân Đường đánh vào Trung Nguyên, tám chục nghìn quân khác đóng ở Hà Đông Bồ Tân Quan, do Lý Tĩnh và Bùi Hành Nghiễm thống lĩnh, nhiệm vụ của họ là đánh vào phía đông Quan Trung.

Một trăm nghìn quân thuộc tuyến phía bắc lại bố trí đến Quan Nội đạo. Lúc này ở Quan Nội đạo đã có một trăm hai mươi nghìn đại quân, bao gồm một trăm nghìn đại quân do Tần Quỳnh thống lĩnh và hai mươi nghìn quân tuyến phía tây do Thịnh Ngạn Sư thống lĩnh. Một trăm nghìn đại quân mới bổ sung thêm chia làm hai, phía Tần Quỳnh tăng thêm năm mươi nghìn quân.

Ngoài ra tuyến phía tây tăng năm mươi ngàn quân, do Bùi Nhân Cơ tổng quản Hà Tây thống lĩnh, và giao cho Thịnh Ngạn Sư làm phó soái. Tính cả hai mươi nghìn binh lính ở quận Hội Ninh và hai mươi nghìn binh lính ở quận Hà Tây, tổng cộng là chín mươi nghìn đại quân, đánh vào Lũng Tây trú binh trống không của nhà Đường, và uy hiếp quân địch. Đây là phòng tránh việc quân Đường trốn thoát về phía tây, chặn đứng đường rút lui của họ.

Cứ như vậy, đội quân của Từ Thế Tích ở tuyến phía nam Hán Trung, đội quân của Lý Tĩnh ở tuyến phía nam Hà Đông, Bùi Nhân Cơ ở phía tây của Tây Lũng, cộng thêm một trăm năm mươi nghìn quân chủ lực của Đại Tùy ở phía bắc, tạo thành một khối bao vây tứ phía, hình thành chiến lược bao vây toàn bộ.

Mà lúc đó ở Quan Trung vẫn còn một trăm ba mươi nghìn quân Đường. Đúng như dự đoán của Dương Nguyên Khánh, quân Đường lại một lần nữa tăng cường chiêu binh, đàn ông từ mười bốn tuổi trở lên và năm mươi sáu tuổi trở xuống, đều phải tòng quân. Lúc đó khiến nhân dân ở các huyện vô cùng hoang mang, các thanh niên trai tráng đều bỏ trốn rất nhiều, rất nhiều thanh niên trai tráng ẩn náu ở các trang viên, được gia tộc Độc Cô và gia tộc Đậu thị che giấu.

Mặc dù việc chiêu mộ binh lính không thuận lợi, nhưng quân Đường vẫn tiến hành bố phòng thống nhất. Lý Thế Dân điều hai mươi nghìn quân tới Quan Đông, do Lý Thần Thông chủ tướng Đồng Quan làm chủ soái, khiến binh lực của Quan Đông đạt ba mươi ngàn người, ngoài ra Đại Tán quan bố trí mười nghìn binh lực do Trưởng Tôn Vô Kỵ thống lĩnh, chống đỡ quân quân Tùy theo Đại Tán quan phía tây tấn công vào Quan Trung.

Còn Lý Thế Dân dẫn năm mươi nghìn quân chủ lực đóng tại huyện Tân Bình thuộc trung bộ quận Bắc Địa và dải Thiển Thủy Nguyên, ở đây là đường giao thông quan trọng tiến vào Quan Nội đạo.

Từ Quan Nội đạo phía bắc tiến vào Quan Trung có ba con đường chủ đạo, một là đường Lạc Thủy ở phía tây, men theo Lạc Thủy Hà Cốc vào nam, có thể tiến vào quận Phùng Lãng.

Một đường là Đồng Quan đạo, cũng chính là tuyến Đồng Xuyên sau này, men theo Đồng Quan Thủy cũng có thể tiến vào Quan Trung tuy nhiên hai con đường này khúc khuỷu gập ghềnh, cần phải vượt qua núi băng rừng, không thích hợp cho đội quân lớn hành quân, vì thế quân Đường không chú trọng phòng ngự trên hai con đường này, chỉ là bố trí ba nghìn quân canh giữ ở Kim Tỏa quan phía bắc huyện Đồng Quan.

Còn tuyến đường thứ ba là Kính Thủy đạo, đây là tuyến đường thích hợp nhất cho việc hành quân, bằng phẳng và rộng rãi, thích hợp cho việc vận chuyển. Đại quân của quân Tùy nếu như tiến được xuống phía nam Kính Thủy, thì sẽ đánh được vào Trường An, năm mươi nghìn quân của Từ Thế Dân chính là đóng ở đường Kính Thủy.

Doanh trại của quân Đường đóng ở phía bắc huyện Tân Bình, đại doanh kéo dài trong bán kính mười dặm xây dựng bằng tường bản dày rộng, rắn chắc, giống hệt như một tòa thành nhỏ. Trong đại doanh hàng ngàn đại trướng san sát nhau, lúc lúc lại nhìn thấy xuất binh tuần tra trong ngoài doanh trại, canh phòng vô cùng nghiêm ngặt.

Đại trướng của Lý Thế Dân ở giữa doanh trại, xung quanh có hàng chục trướng nhỏ, lúc đó trong đại trướng, Lý Thế Dân đứng trước sa bàn, có vẻ vô cùng lo lắng.

Mặc dù y đã suy nghĩ rất chu đáo nhưng đối diện với hơn ba trăm nghìn quân Tùy đang bao vây tứ phía, y vẫn cảm thấy lực bất tòng tâm. Vấn đề mấu chốt là binh lực trong tay không đủ mạnh, binh lính mà y có thể điều động được chỉ có chín mươi nghìn người, vì thế không thể nào bố trí chu đáo được. Nếu như nói đến việc phòng vệ quân Tùy ở Hán trung thì không có bất kỳ sự chuẩn bị nào.

Nếu nói chiến dịch ở Ba Thục đã kết thúc, quân Tùy ở Hán Trung sẽ không dễ dàng mạo muội đi lên phía bắc, có thể tạm thời không lo ngại tới mối uy hiếp tại phía nam, vậy thì phòng ngự ở Đồng Quan và Đại Tán Quan khiến y khó mà dẹp yên được. Đại Tán Quan chỉ có mười nghìn quân do Trưởng Tôn Vô Kỵ thống lĩnh, làm sao mà có thể chống đỡ được sự tấn công của một trăm nghìn quân Tùy.

Lại còn Kim Tỏa Quan, chỉ có ba nghìn quân phòng ngự, nghĩ tới đây, Lý Thế Dân thở dài, nói với Phòng Huyền Linh ở bên cạnh:

- Tiên sinh thấy khả năng quân Tùy theo đường Đồng Quan tấn công vào Quan Trung có lớn không?

- Điện hạ, mọi sự đều có khẳ năng.

Phòng Huyền Linh cầm cây gõ lên, chỉ vào chỉ vào Kim Tỏa phía bắc huyện đồng quan nói:

- Kim Tỏa quan không phải là nơi núi non hiểm trở, cửa ải này chỉ có thể nói là thương quan, đối với thương nhân thì có lợi nhưng đối với đại quân thì khó mà phòng ngự được. Trong quan nhiều nhất cũng chỉ có ba nghìn quân canh gác, nếu quân địch có hai mươi ngàn quân là có thể phá được quan ải này. Hơn nữa ở phía đông Kim Tảo quan có ngọn đồi, gọi là Ngô Công Lĩnh (đồi con rết), quân Tùy chỉ cần chiếm được Ngô Công Lĩnh này, dùng tảng đá lớn công kích, thì Kim Tỏa quan sẽ bị tiêu diệt.

Phòng Huyền Linh lại cầm thước gỗ chỉ vào phía nam Đồng Quan nói:

- Cái gọi là Đường Đồng Quan chính là lòng chảo Đồng Quan, thần đã từng cưỡi lừa qua đó. Tuy rằng con đường này rất gập ghềnh nhấp nhô, xe chở đồ quân nhu nặng quả thật là rất khó đi qua, nhưng kỵ binh có thể đi qua. Quân Tùy hoàn toàn có thể phái một đội quân hai đến ba mươi nghìn người, mang theo lương thảo cho khoảng mười ngày, đánh vào Quan Trung, là có thể có được tiếp tế lương thực. Điện hạ, tuyến đường này hiểm yếu không thể không phòng ngự.

Lý Thế Dân thở dài một tiếng:

- Nhưng trong tay ta chỉ có năm mươi nghìn quân, nếu tách hai mươi nghìn quân phòng ngự thì binh lực sẽ bị phân tán rất nhiều, dễ dàng bị quân Tùy đánh bại, một chỗ cũng không giữ được. Nói cho cùng thì cũng là do binh lực của ta không đủ!

- Điện hạ, tình hình chiêu binh thế nào rồi?

Phòng Huyền Linh lại nói.

Lý Thế Dân lắc đầu, ánh mắt vô cùng lo lắng:

- Nghe nói tình hình rất tệ, dân ở Quan Trung không có người tình nguyện tòng quân, đều trốn đông trốn tây. Ba mươi điểm chiêu binh chỉ có chiêu được trăm ngươi, nhiều lắm cũng chỉ được hai nghìn người, tổng cộng cũng chỉ được hai mươi nghìn người. Điều khiến người ta đau đầu nhất là, không giống trước đây là có thể chiêu được phủ binh! Hiện giờ đều là tân binh, chưa hề được huấn luyện qua, chỉ là một đám ô hợp, để họ tới canh gác ở Đồng Quan, ta e rằng không chiến mà bại.

Phòng Huyền Linh lại nói:

- Điện hạ, kỳ thực ý của thần là, để tân binh canh giữ ở thành Trường An, thay cho binh lính ở thành Trường An. Binh lính ở thành Trường An dù sao cũng đã được huấn luyện qua, điều ba mươi nghìn quân tới phòng ngự ở Đại Tán Quan, hai mươi nghìn quân ở Đồng Quan, như vậy, các tuyến phòng ngự sẽ hoàn chỉnh.

Lý Thế Dân chắp tay sau lưng đi vài bước, lòng đầy căm giận, phụ hoàn đã giao binh quyền cho mình, nhưng đến phút chót, lại thu hồi binh quyền ở thành Trường An, đúng vào thời khắc quan trọng này, lại muốn chơi trò cân bằng quyền lực. Đúng là bốn mươi nghìn quân đội thành Trường An không phải do y chỉ huy, mới khiến toàn bộ hệ thống bất thường.

Lại còn Lý Nguyên Cát, trốn về Trường An, để La Nghệ đầu hàng quân Tùy, lại chối bỏ mọi trách nhiệm. Tuy nhiên theo tình báo của y, sự thật không phải như vậy, là do phụ hoàng ngầm ra lệnh cho Tề vương thu lại binh quyền, dẫn đến nội chiến, quân Tùy không tốn một giọt máu mà chiến được Hán Trung, nói cho cùng thì trách nhiệm thuộc về phụ hoàng.

Còn việc Tề Vương xử lý La Nghệ là điều cực ngu ngốc, lẽ ra nên ngay lập tức giải La Nghệ về thành Trường An thì y lại không làm như vậy, không hiểu là do lòng dạ đàn bà hay là do không cẩn thận, cuối cùng bị quân Tùy tóm được khe hở, dùng kế phản gián. Thế nhưng trách nhiệm trong chuyện này phải xử lý thế nào lại khiến người ta thấy hồ đồ. Không làm rõ trách nhiệm được, thưởng phạt không phân minh, cứ như vậy thì quân Đường làm sao mà không bại trận chứ?

Tuy rằng vô cùng phẫn nộ, nhưng Lý Thế Dân cũng không còn cách nào khác, binh quyền thành Trường An không nằm trong tay y, đành ngậm ngùi. Lý Thế Dân lập tức trở về vị trí của mình, nhanh chóng viết một bức thư, lập tức ra lệnh:

- Yêu cầu Vũ Văn Sĩ Cập đến gặp ta!

Trong chốc lát, Vũ Văn Sĩ Cập vội vàng vào đại trướng, khom người hành lễ,

- Tham kiến điện hạ!

Vũ Văn Sĩ Cập hiện đảm nhiệm chức Thượng tướng phủ Ký Thất Tham Quân, là người được Lý Thế Dân rất tin tưởng. Lý Thế Dân đưa thư cho y, và dặn dò:

- Ngươi đưa bức thư này cho thái tử và nói rõ tình hình hiện tại cho y, để y hiểu được mức độ nghiêm trọng, và phải thỉnh cầu y làm theo lời ý của ta đã viết trong thư.

- Bỉ chức hiểu, sẽ trở về Trường An!

Vũ Văn Sĩ Cập nhận lấy bức thư, hành lễ vội vàng rời khỏi trướng. Lý Thế Dân nhìn bóng y khuất xa, lại lo lắng nói:

- Không biết có kịp không nữa.

- Có lẽ là kịp.

Phòng Huyền Linh cười nói:

- Quân Tùy không thể tới nhanh như vậy được, bọn họ cũng cần bố trí binh lực, sắp xếp hậu cần, nhưng hiện tại cần tăng cường tình báo, cố gắp hết sức tăng cường tin tình báo.

Lý Thế Dân gật đầu, y hiểu rõ tầm quan trọng của tin tình báo.

Huyện Hoàng Quan ở cao nguyên Hoàng thổ là mảnh đất bình nguyên của Quan Trung. Nơi này đồi núi gập ghềnh, sông ngòi chằng chịt, núi liền núi sông liền sông, tít tận chân trời.

Trên đồi còn có những vực thẳm dài và hẹp, phần lớn là phân bố về hướng đông tây. Vực sâu dài và nhỏ khoảng hai dặm, vực lớn khoảng hàng chục dặm, ruộng bậc thang, thành trì hẹp và dài giống như ẩn trong vực sâu.

Đại đa số những vực sâu này đều phân bố theo hướng đông tây, vì thế giao thông hướng về phía nam vô cùng khó khăn, cần vượt qua đồi núi, nhưng một số dòng chảy cũng có thể tạo ra dòng chảy lưu thông bắc nam. Những dòng sông này trở thành con đường lưu thông bắc nam chính.

Đường Đồng Quan là do những con sông lớn nhỏ hợp thành. Đây là do không có Lạc Thủy ở phía đông và sông lớn ở Kính Thủy phía tây, không hình thành được một lòng chảo hoàn chỉnh, vì thế mười dòng sông nhỏ không thể thông suốt được, chỉ có thể trèo qua sườn núi để đi. Ngựa và la có thể cùng người vượt núi, nhưng xe quân lương không có cách nào vượt qua được.

Ở địa đầu phía bắc Đồng Quan đạo có một quan ải, gọi là Kim Tỏa Quan, được xâu dựng từ triều Hán, thời Nam Bắc triều lại được tu sửa, nhưng do địa hình Đồng Quan không quá hiểm yếu, mà đồi núi san sát, nên Kim Tỏa quan không hiểm yếu như Đồng Quan và Đại Tán quan, tác dụng quân sự không lớn, lúc đầu là xây dựng để tránh thương lái trốn thuế.

Chiều ngày hôm đó, từ rừng cây cách Kim Tỏa Quan khoảng mười dặm về phía bắc, xuất hiện một đội quân Tùy, khoảng hơn một trăm kỵ binh, dẫn đầu là Tiêu Diên Niên, bên cạnh y là Tần Hoài Ngọc con trai của Tần Quỳnh.

Hai người ở quận Diên An suất cả mùa đông, nghe nói chiến tranh ở miền nam mạnh mẽ khiến hai người rất hâm mộ, khiến hai người nóng lòng muốn thử sức, cuối cùng cũng đợi đến đại chiến Tùy Đường, hai người đều muốn thử sức, hi vọng lập công lớn.

- Tiêu đại ca, huynh nói cánh quân chủ lực của quân Tùy có qua Đồng Quan đạo không?

Tần Hoài Ngọc đã mười sau tuổi, rất khôi ngô tuấn tú, võ nghệ cao cường, là vị tướng quân thiếu niên xuất chúng, còn Tiêu Diên Niên năm nay mười tám tuổi, đã trở thành một thủ lĩnh trinh sát, dựa vào kinh nghiệm mà y tích lũy được, chỉ cần lập thêm một ít chiến công là có thể thăng làm Lang tướng được rồi.

Tiêu Diên Niên nhìn về phía biên ải xa xăm, cười nhạt nói:

- Nghe nói điện hạ đích thân chỉ thị cho người thăm dò tình hình Đồng Quan, ta nghĩ khả năng đi qua Đồng Quan là rất lớn, nhưng có phải là chủ lực hay không thì ta không biết.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.