[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quyển 17-Chương 49 : Quân Đường lui về phía tây




Tin tức về quân Tùy ở đông tuyến đã tiêu diệt toàn bộ quân đội của Lý Hiếu Cung, đã truyền tới đại bản doanh quân Tùy ở phòng tuyến phía tây. Trong đại doanh quân Tùy được một phen vui mừng.

Giằng co hơn một tháng, cuối cùng quân Tùy đã lùi một bước để đánh trả đối phương. Kết quả là dành được thắng lợi huy hoàng, tàn quân bị Từ Thế Tích chặn lại, Trưởng sử Độc Cô Hoài Ân bị bắt, Lý Hiếu Cung dẫn không tới ngàn quân chạy về Tương Dương.

Đây là trận chiến quyết định toàn bộ bố cục Trung Nguyên. Kết thúc trận chiến này có ý nghĩa là thế lực nhà Đường bị đuổi hoàn toàn ra khỏi Trung Nguyên. Lý Mật lui về phía đông. Đậu Kiến Đức nội chiến, Vương Thế Sung một thủ Cô thành. Điều này chứng tỏ Trung Nguyên sắp trở thành lãnh thổ nhà Tùy.

Trong đại bản doanh, binh sĩ quân Tùy ca múa vui mừng. Đúng lúc này thì trong lều trung quân lại vô cùng yên tĩnh. Cửa lều hai lớp trong ngoài đều buông xuống. Ánh sáng trong lều lóe lên những tia lờ mờ. Dương Nguyên Khánh một mình đứng ở trước sa bàn c, đang nhìn xuống đó, nhưng trong đầu lại có muôn vàn suy nghĩ.

Mặc dù thắng lợi đông tuyến khiến mọi người phấn chấn, nhưng là người cầm đầu toàn quân, ở vào thời khắc mấu chốt này, đòi hỏi Dương Nguyên Khánh phải giữ được bình tĩnh.

Trận thắng ở Trung Nguyên, trong dự đoán của hắn, hắn phòng thủ nghiêm ngặt, mưu tính sâu xa từng bước đi một cho tới hôm nay. Nếu như còn nói vẫn có thể thất bại, thì chỉ có thể chứng minh Lý Tĩnh chẳng có tài cán gì.

Lúc này, cái mà Dương Nguyên Khánh cực kì quan tâm chính là bước đi tiếp theo. Hắn mới nghe tin, Giang Đô Trần Lăng đã đầu hàng Lý Mật. Điều này có nghĩa, thế lực Lý Mật di chuyển về đông, đã bước ra một bước đi quan trọng.

Song song với chuyện này, hắn đồng thời phải quan tâm tới một tin tức khác. Ba trăm ngàn quân Đỗ Phục Uy tại huyện Từ Thành quận Hạ Bì bị Đơn Hùng Tín đánh bại. Đỗ Phục Uy chỉ dẫn khoảng mấy trăm người quay về Lịch Dương.

Việc đầu hàng của Trần Lăng và sự thất bại của Đỗ Phục Uy, khiến kết cục ở Giang Đông có sự biến đổi lớn. Thế lực Lý Mật mạnh lên, làm chủ ở Giang Đông là kết cục đã định.

Mà thất bại của triều đình nhà Đường tại Trung Nguyên cũng sẽ khiến cho Lý Uyên áp dụng thủ thế, Lý Mật sẽ chuyên tâm khai thác Giang Đông. Vậy bước tiếp theo Dương Nguyên Khánh sẽ phải làm gì?

Tuy rằng, trong lá thư Lý Tĩnh gửi cho hắn, kiến nghị mở rộng ưu thế, chiếm giữ Kinh Tương. Nhưng Dương Nguyên Khánh lại cực kì bình tĩnh. Chiến tuyến kéo quá dài, việc mở rộng bành trướng là mù quáng, không thực tế. Rốt cục cũng chỉ dẫn đến toàn tuyến của hắn tan tác mà thôi.

Nếu như phải lựa chọn, thà rằng hắn chọn tiêu diệt Đậu Kiến Đức, giải trừ hậu họa về sau ở Hà Bắc còn hơn.

Lý Tĩnh không rõ lắm áp lực của triều đình. Nhưng Dương Nguyên Khánh thì nắm rõ hơn so với y. Ngụy Trưng vì sao lại đến, chính là bởi vì sự phân kỳ trong nội bộ triều đình vì nam hạ Trung Nguyên xảy ra sự bất đồng lớn.

Năm nay nông nghiệp mất mùa. Nhìn chung thu hoạch thấp, mà quân tây Đột Quyết thì không ngừng mở rộng xuống hướng đông, uy hiếp nghiêm trọng tới sự an toàn của Phong Châu. Điều này khiến cho triều đình phải di dân với số lượng lớn từ Phong Châu trở lại Hà Bắc. Khiến cho việc canh tác ở Phong Châu giảm mạnh. Sản lượng lương thực năm nay thật đáng lo.

Sự đổ nát ở Hà Bắc hiện nay mà triều đình phải gánh vác là rất lớn. Trong thời gian một hai năm, thì khó có thể khôi phục lại như ban đầu. Trên thực tế, Triều Tùy toàn bộ dựa vào sự chống đỡ của vùng Hà Đông, phải duy trì quân lương của hai trăm ngàn đại quân, lại còn phải chi viện nhiều cho Hà Bắc. Hơn nữa, thu hoạch năm nay không được nhiều, triều đình cực kì bị áp lực.

Dành được Trung Nguyên, chẳng qua chỉ là thắng lợi về mặt quân sự. Nhưng đối với kinh tế mà nói, thì đây lại là một đảm nhiệm thật lớn của triều Tùy, không thua kém gì Hà Bắc.

Sự tấn công tạo phản của nông dân cuối triều Tùy đã khiến cho các khu kinh tế ở Trung Nguyên bị tàn phá nặng nề. Lương thực dự trữ của triều Tùy trong ba mươi năm đã không còn sót lại chút gì.

Nhà kho Lê Dương, Lạc Khẩu chiếm giữ đều chỉ là trống rỗng. Ruộng đồng hoang vắng. Nhân dân trôi giạt khắp nơi.

Lý Mật di chuyển xuống phía nam, mang đi lượng lương thực lớn. Trọng trách cứu tế nạn đói ở Trung Nguyên lại đổ lên đầu triều Tùy, mà cuộc chiến với Trung Nguyên đã tiêu hao về tài lực và vật lực của triều Tùy với khối lượng lớn. Lương thực tồn đọng của Thái Nguyên chỉ còn lại có mười vạn thạch.

Đây chính là nguyên nhân khiến cho rất nhiều những đại thần trong triều phản đối chiếm giữ Trung Nguyên, dành giật thiên hạ, cũng không đơn thuần chỉ một phương diện là các hành động về quân sự. Nếu thực lực của một nước không hùng hậu để chèo chống thì việc mở rộng quân sự cũng không thể đi xa được.

Có thể nói thẳng ra là sau chiến dịch Trung Nguyên, đã khiến tài lực triều Tùy gần như cạn kiệt. Về căn bản thì không còn sức để có thể tiếp tục tiến hành chiến tranh nữa.

Một vấn đề lớn khiến Dương Nguyên Khánh đau đầu sau khi ba quân dành thắng lợi, đó chính là hắn lấy cái gì ra để khao thưởng cho quân sĩ đây?

Dương Nguyên Khánh chắp tay sau mông đi qua đi lại trong gian phòng. Hắn cân nhắc tới cục diện rối rắm sau khi nắm được Trung Nguyên. Hắn đã uống xong chén rượu ngon mừng thắng lợi, vậy kế tiếp hắn sẽ phải chống đỡ với những áp lực cực lớn mà cục diện rối rắm của Trung Nguyên mang đến.

Tất cả đều nằm ở vấn đề lương thực. Lương thực trong thời đại này chính là chìa khóa vạn năng. Chỉ cần nắm lương thực trong tay, hắn có thể trấn an dân đói, có thể khao thưởng tam quân, có thể dẹp cơn lửa giận của các đại thần trong triều.

Thế nhưng trong thời gian rất cần lương thực này thì ngay lập tức phải giải quyết như thế nào? Dương Nguyên Khánh cảm thấy lo lắng không yên.

Lúc này, một gã thân binh ở ngoài trướng bẩm báo:

- Khởi bẩm tổng quản, Đệ nhị phong chiến của Lý Trưởng Sử tới rồi.

Sáng sớm chiến báo chỉ có vài từ. Hắn đang rất cần thật nhiều tin tức, Dương Nguyên Khánh lập tức nói:

- Thế thì cầm vào đây!

Thân binh đi vào lều lớn và đem theo một mẩu tin ưng trình lên. Dương Nguyên Khánh cầm lấy thư, lấy mẩu giấy từ trong bì thư ra. Lần thứ hai đã báo tin về tình hình kết quả kiểm kê trận chiến, hơn hai vạn tù binh, thu được hàng loạt lương thảo quân tư.

Thu được bấy nhiêu lều vải, quân giới, Dương Nguyên Khánh cũng không có hứng thú. Lúc này, cái mà hắn đang rất quan tâm là vấn đề lương thực. Lương thực quân Tùy đã thu được ba vạn thạch. Mặt khác, thu được quân lương chưa chở đi được ở huyện Toánh Xuyên là mười vạn thạch, tổng cộng ở đây có mười ba vạn thạch.

Dương Nguyên Khánh biết tại huyện Trường Uyên, trong đại doanh quân Đường chí ít còn hai mươi vạn thạch quân lương, Lý Thế Dân rút về Quan Trung, không có khả năng chở những lương thực này đi. Thế thì trên tay hắn có hơn ba mươi vạn thạch lương thực, những lương thực này có thể dùng để cứu tế dân đói ở Hà Nam.

Có ba mươi vạn thạch lương thực làm đảm bảo, Dương Nguyên Khánh thấy lòng nhẹ nhõm hơn một chút.

Lúc này, lực chú ý của hắn một lần nữa lại chuyển đến quân đội của Lý Thế Dân. Trước hai ngày, quân đội Lý Thế Dân xuất hiện một chuyện khác thường, tám mươi ngàn đại quân Lý Thế Dân ngày hôm trước rút lui theo hướng tây bắc. Nhưng mới vừa đi được hơn mười dặm, thì lại quay đầu trở lại đại doanh Trường Uyên. Việc này Dương Nguyên Khánh có chút không giải thích được, rốt cục đã xảy ra chuyện gì?

Hiện ở trong tay Lý Thế Dân có tám mươi ngàn đại quân. Tám mươi ngàn quân đều là quân tinh nhuệ của quân Đường. Sức chiến đấu vô cùng mạnh mẽ. Dương Nguyên Khánh chỉ có trong tay năm mươi ngàn người, về binh lực yếu hơn quân Đường, mà chiến đấu cũng không phải mạnh mẽ.

Quân đội của hắn cũng không phải là quân chủ lực của quân Tùy. Lực lượng này đều là tân binh và là một bộ phận thuộc Lưu Vũ Chu. Trong hàng ngũ quân Tống Kim Cương mà quân Tùy chuyển tới, sức chiến đấu tương đối yếu kém, duy nhất có thể lấy ra được, đó là năm nghìn trọng giáp bộ binh.

Cũng chính biểu hiện xuất sắc của đội trọng giáp bộ binh khi lên bờ đã đánh lừa thành công Lý Thế Dân, khiến cho y trong lòng nghi ngờ, không dám chính quyết chiến với hắn.

Đối lập với ưu thế tuyến phía đông, tuyến phía tây quân Tùy lại không lạc quan. Năm mươi ngàn quân Tùy của Dương Nguyên Khánh không chỉ phải đối mặt tám mươi ngàn tinh binh của Lý Thế Dân, mà còn phải đối mặt với ba mươi ngàn quân tiếp viện của quân Đường ở huyện Thiểm. Hơn nữa, hai mươi ngàn người của Từ Thế Tích từ phía đông cũng trợ giúp quyết chiến phía đông của quận Toánh Xuyên.

Điều này lại khiến cho Dương Nguyên Khánh đối mặt với tình thế rất nghiêm trọng. Nhưng cuối cùng, hắn cũng vượt qua được sự thử thách. Phải nói đây là thắng lợi về sách lược chính trị của hắn. Hắn thắng lợi ở chỗ, đã lợi dụng thành công việc tranh dành quyền lực trong nội bộ nhà Đường.

Hiện tại Lý Hiếu Cung thất bại thảm bại. Như vậy, Lý Thế Dân lại càng không thể tùy tiện gây chiến với hắn. Tám mươi ngàn quân này là thế lực chính trị cuối cùng của Lý Thế Dân. Nếu như tám mươi ngàn quân này bị suy yếu, thì hắn e rằng số phận của Lý Thế Dân sẽ sớm kết thúc.

Lợi dụng yếu tố tâm lí tích chiến này của Lý Thế Dân, năm mươi ngàn quân của Dương Nguyên Khánh đã tiến đánh thành công một trăm mười ngàn quân Đường, bảo đảm đại thắng của đông tuyến.

Bây giờ đã tới giai đoạn thu quan cuối cùng trên ván cờ Trung Nguyên. Dương Nguyên Khánh hết sức cẩn thận. Hắn không để xảy ra bất cứ việc gì ngoài ý muốn.

Chính lúc này, ngoài trướng lại có binh sĩ bẩm báo:

- Khởi bẩm tổng quản, quân Đường huyện Trường Uyên một lần nữa rút lui theo hướng tây bắc, đồ dùng quân nhu chỉ chở vẻn vẹn một ngàn xe ngưạ.

Tin tức này tới rất đúng lúc. Dương Nguyên Khánh liền hạ lệnh nói:

- Lệnh cho Tạ Ánh Đăng dẫn năm nghìn kỵ binh hoả tốc chạy tới huyện Trường Uyên, cần phải chiếm đại doanh quân Đường.

....

Lý Thế Dân gần như không có lo lắng quá đối với một trận tử chiến cùng quân Tùy. Y dẫn quân tiến binh vào Trung Nguyên là để sắp tới đánh Lạc Dương, chứ không phải quyết chiến với Dương Nguyên Khánh. Do vậy, sau khi nghe được tin Dương Nguyên Khánh dẫn quân qua bến Minh Tân liền quyết định dứt khoát, tha không đánh Lạc Dương, lui binh về quận Hoằng Nông.

Kiến nghị sớm nhất của Lý Thế Dân là đánh Lạc Dương. Lý Uyên đưa ra kết luận cuối cùng cũng là kết quả mà y nhiều lần khuyên bảo. Nếu Lý Uyên giành lấy Lạc Dương là vì nhổ cái đinh trong mắt, mở ra cánh cửa lớn tiến về phía đông của nhà Đường, thì Lý Thế Dân yêu cầu đánh Lạc Dương vì có mục đích chính trị sâu xa.

Y đương nhiên cũng muốn nắm giữ Lạc Dương, bởi Lạc Dương mang tới cho y lợi thế chính trị lớn vô cùng. Nhưng y cũng biết, Dương Nguyên Khánh nhất định sẽ xuất binh can thiệp. Trước tình huống như vậy, y càng mong lợi dụng Dương Nguyên Khánh xuất binh, sẽ gây áp lực cho triều đình, làm cho phụ hoàng phái binh tới viện trợ.

Trong lòng y hiểu rất rõ, lúc này đội quân ở lại Quan Trung, hầu hết đều là phe phái của Thái Tử. Một khi phụ hoàng đồng ý phái binh, chắc chắn sẽ là phái đội quân phe Thái Tử đi. Nắm được cơ hội này, y sẽ chiếm lấy đội quân Quan Đông của Thái Tử, nắm hết binh quyền trong tay.

Cho nên Lý Thế Dân đưa ra việc dùng binh của cả nước để quyết chiến với Dương Nguyên Khánh, cũng là xuất phát từ suy xét này. Đương nhiên sẽ không mạo hiểm quyết chiến cùng Dương Nguyên Khánh. Một khi y đã nắm giữ quân đội trong tay, y sẽ lui về Đồng Quan.

Nhưng y thật không ngờ phụ hoàng lại bị hấp dẫn bởi việc Lý Mật dời về phía đông, phái Lý Hiếu Cung dẫn quân Đường ở Tương Dương tiến quân vàoTrung Nguyên. Điều này làm cho y cảm thấy một loại áp lực rất lớn. Nếu có một ngày, Lý Hiếu Cung bị thua quân Tùy, thế thì thế lực của y cũng suy yếu mạnh.

Kết quả này là khiến Lý Thế Dân dự liệu không kịp. Y chỉ biết hối hận ở trong lòng. Ngay cả Phòng Huyền Linh và Trưởng Tôn Vô Kỵ cũng đều không nói.

Trên quan đạo phía tây Huyện Trường Uyên, một đội quân có thanh thế lớn chậm rãi rút lui từ về hướng tây bắc. Đội quân này do Lý Thế Dân dẫn đầu rút lui về phía tây với tám mươi ngàn quân chủ lực của y. Y cũng nắm được tin tức của chim ưng truyền tới, đội quân của Lý Hiếu Cung đang hoảng sợ rút lui về phía nam.

Phía bắc có đội quân với sáu mươi ngàn người của Lý Tĩnh theo sau. Phía nam có hai mươi ngàn quân của Từ Thế Tích chặn lại, không cần nghĩ y đã biết kết quả là gì, Lý Hiếu Cung tất nhiên sẽ đại bại.

Trước tình hình như vậy, Lý Thế Dân không cần phải tiếp tục giằng co với Dương Nguyên Khánh. Y phải bảo toàn được tám mươi ngàn quân. Đây là lực lượng chính cực kì quan trọng của y.

Nhưng hôm qua lại xảy ra một chuyện khác khiến y có chút uể oải. Tề Vương Nguyên Cát chạy suốt đêm tới huyện Thiểm. Tiếp nhận quyền chỉ huy ba mươi ngàn tân quân từ tay của Thường Hà.

Lý Thế Dân không nghĩ tới sẽ phát sinh thêm loại biến cố này. Điều này chỉ có thể nói rõ vì một chuyện nào đó, phụ hoàng đã nhượng bộ Thái Tử Kiến Thành.

Bất kể nguyên nhân là gì, thì điều này đã làm đảo lộn kế hoạch của Lý Thế Dân, khiến cho ý định chiếm lấy Tân quân trở thành bọt nước.

Lúc này, Phòng Huyền Linh và Trưởng Tôn Vô Kỵ cưỡi ngựa tới, hỏi:

- Điện hạ, tìm chúng tôi đến có chuyện gì sao?

Lý Thế Dân trầm ngâm một chút nói:

- Ta nghĩ trước tiên dẫn năm nghìn kỵ binh trở về Đồng Quan!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.