[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quyển 15-Chương 26 : Thương nghiệp phồn thịnh




Lý Uyên trầm tư một lát không nói, đúng lúc này thì tên thái giám bên ngoài cửa bẩm báo:

- Điện hạ, Bùi Tịch tướng quốc tham kiến!

Lý Kiến Thành cả kinh, Bùi Tịch xuất hiện lúc này nhất định sẽ buông lời gièm pha về việc của Thịnh Ngạn Sư, y nhất định sẽ không cho Bùi Tịch làm như vậy, liền nói:

- Phụ hoàng!

Lý Uyên khoát tay, vẻ mặt trầm xuống, có chút không vui nói:

- Con là thái tử Đại Đường, chỉ vì chút chuyện này mà không giữ được bình tĩnh sao? Hay là không tin tưởng trẫm? Trong lòng trẫm rất rõ, việc này con không cần nghĩ nhiều thêm nữa, lui xuống mau!

Lý Kiến Thành bất lực đành đưa lên một bản tấu chương:

- Đây là bản tấu chương mà nhi thần đã viết, phụ hoàng rảnh rỗi có thể xem qua, là có liên quan tới Bùi Tịch.

Lý Uyên gật đầu:

- Đặt trên án, đi đi!

Bản tấu chương do Lưu Văn Tĩnh viết, tố cáo tội trạng của Bùi Tịch ở Hà Đông biết mà không bẩm báo lên làm cho Lý Thúc Lương phải chết thảm, toàn quân bị diệt. Nhưng Lý Kiến Thành nhận thấy nếu để Lưu Văn Tĩnh ra mặt kết tội thì không được ổn mà Ngự Sử Đài bên đó cũng có chút không yên tâm, nên y đã tự mình chép lại một bản đích thân giao cho phụ hoàng.

Lý Kiến Thành đặt bản tấu chương lên án, lui xuống phía dưới, Lý Uyên lập tức ra lệnh:

- Truyền Bùi tướng quốc yết kiến!

Y cầm lấy bàn tấu chương thuận tay lật hai trang đọc nhưng ngay lập tức bị cuốn vào đó.

...............

Bùi Tịch hào hứng đi vào, đến trước ngự thư phòng liền gặp ngay Lý Kiến Thành, y cũng cả kinh, vẻ mặt đang vui mừng không thể ngăn lại được:

- Thì ra là thái tử điện hạ!

Lý Kiến Thành nhìn y một cách lạnh lùng, hừ một tiếng lớn, bước nhanh qua người y. Bùi Tịch ngoảnh đầu lại nhìn Lý Kiến Thành đi xa mới âm thầm lắc đầu, nếu như không lật đổ y thì bản thân sẽ phải chết trong tay của y.

Bùi Tịch tiến vào ngự thư phòng, thấy Lý Uyên đang toàn tâm toàn ý xem tấu chương nên y không dám làm phiền chỉ đứng bên cạnh không nói. Lý Uyên gập lại tấu chương, liếc nhìn Bùi Tịch một cái, thờ ơ hỏi:

- Lần trước Bùi tướng quốc đi tìm Bùi thị ở Văn Hỉ có gặp Dương Nguyên Khánh đúng không?

Trong đầu Bùi Tịch đánh một cái “ầm”, việc mà y sợ nhất cuối cùng cũng đã xảy ra rồi. lần trước Lý Thúc Lương bị giết sạch y đã may mắn thoát tội, y giải thích chuyện này với Lý Uyên rằng khi đó y đang ở Bùi phủ tại Văn Hỉ nên mới thoát chết nhưng lại giấu chuyện gặp Dương Nguyên Khánh. Tuy nhiên chuyện này đã xảy ra lâu rồi nên y cứ nghĩ đã không có chuyện gì rồi vậy mà lại không nghĩ tới điểm mấu chốt này sẽ xảy ra.

Bùi Tịch hoảng hốt vạn phần, lại không thể tìm ra một lời giải thích nào, chân mềm nhũn, quỳ phục xuống, giọng run run nói:

- Bệ hạ thần có tội khi quân!

- Nói như vậy đúng là ngươi có gặp Dương Nguyên Khánh?

Bùi Tịch trong nháy mắt đã cân nhắc lợi hại, thánh thượng sẽ không bắn tên không mục đích, tất nhiên là đã nắm được chứng cứ nào đó nên không thể giấu người việc gặp Dương Nguyên Khánh được nhưng lại cũng không thể thừa nhận việc mình gây nên thất bại của Lý Thúc Lương, phải tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu.

- Bệ hạ, không phải là thần gặp Dương Nguyên Khánh mà là bị Dương Nguyên Khánh giam lỏng tại Bùi gia, dưới sự che chở của Bùi gia, nên thần mới thoát chết.

Lý Uyên chăm chú nhìn y, lại bình thản hỏi:

- Khi đó quân đội của Lý Thúc Lương ở đâu?

Cái chết của Lý Thúc Lương là nỗi đau lớn trong lòng Lý Uyên, đến bây giờ vết thương lòng ấy vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, bản tấu chương cúa thái tử Kiến Thành lại khơi dậy nỗi đau trong lòng y.

Bùi Tịch sớm đã nghĩ ra đối sách, chỉ là chẳng khi nào phải dùng đến nên y cũng điềm tĩnh nói:

- Bệ hạ, thần xuất phát từ huyện Tắc Sơn trước khi đến huyện Văn Hỉ, lúc đó quân đội của quận vương Trường Bình cũng ở huyện Tắc Sơn, nên sau khi thần gặp Dương Nguyên Khánh thì liền phái thuộc hạ gửi thư cho quận vương Trường Bình, nhưng khi thuộc hạ của thần tới huyện Tắc Sơn thì không ngờ quân đội đã rời khỏi đó, kết quả là mất liên lạc với họ nên mới không thể thông báo cho quân Đường. Thần luôn vì chuyện này mà tự trách bản thân.

Sắc mặt Lý Uyên dần dần dịu trở lại, Bùi Tịch vẫn gửi thư điều này chứng tỏ không phải là y biết mà không báo, chẳng qua là y giấu việc gặp Dương Nguyên Khánh, nhưng chính việc này làm cho Lý Uyên cảm thấy không hài lòng.

- Việc khanh gặp Dương Nguyên Khánh tại sao lại giấu ta không báo?

Bùi Tịch cắn môi, hạ giọng nói:

- Thần sợ rằng thánh thượng biết được việc Dương Nguyên Khánh đến Văn Hỉ mà giận Bùi gia trong khi đó dù sao thì thần cũng họ Bùi, nên trong chuyện này thần cũng có lòng riêng.

- Chỉ đơn giản như vậy sao?

Lý Uyên lại lạnh lùng hỏi.

- Thần sợ sẽ gặp phải sự chỉ trích của các đại thần nên chuyện này thần không hề nói với bất cứ ai, tuyệt đối không phải là muốn giấu bệ hạ.

Lý Uyên ngẩng đầu nhìn lên nóc nhà, ánh mắt mập mờ bất định, một lúc sau, y thờ dài nói:

- Chuyện này trẫm cũng không muốn tìm hiểu thêm nữa nhưng tội gạt vua của khanh không thể tha được, tự mình tìm lý do đi! Bãi chức thượng thư Lại bộ, cách chức tướng quốc nửa năm.

Trong lòng Bùi Tịch thầm hận, y biết việc Lý Uyên bãi chức Lại Bộ thượng thư quan trọng nhất của y nhất định là có sự tố cáo của thái tử, không thông qua Ngự Sử đài mà đưa thẳng trực tiếp tới tay thánh thượng thì chỉ có thể là thái tử. Hận càng thêm hận nhưng y lại không thể làm gì khác, chỉ biết hạ giọng nói:

- Thần nguyện vì điện hạ đi thăm dò Ba Thục.

Lý Uyên gật đầu, cái cớ này không tồi:

- Được! Ngày mai khi lâm triều khanh tự đưa ra đơn xin.

- Thần tuân chỉ!

Bùi Tịch mất hẳn tinh thần. Y vốn mang theo tâm trạng vui mừng chạy đến đây để tố cáo chuyện của Thịnh Ngạn Sư, ai ngờ đâu chức Lại bộ thượng thư lại bị đánh mất, thánh thượng ngoài miệng thì khoan dung, không truy cứu nhưng đao thì tàn nhẫn hơn bất cứ ai. Bây giờ y chỉ hi vọng sự việc Văn Hỉ lần này không để lại bất cứ một vết tích nào nữa.

- Vi thần cáo lui.

Lý Uyên thấy Bùi Tịch có chút nản lòng thoái chí nên không khỏi nở nụ cười. Kì thực y không phải tức giận vì việc Bùi Tịch khi quân phạm thượng, bởi không dám nói việc mình gặp Dương Nguyên Khánh cũng là lẽ thường, y có thể hiểu được, mấu chốt là y thân là Thượng thư tả bộc xạ lại kiêm chức Lại bộ thượng thư. Địa vị mà y đang giữ quá nhiều nên Lý Uyên muốn tìm cơ hội để cắt bớt một cái đi, hôm nay thời cơ đã đến.

Lý Uyên khẽ cười nói:

- Bùi tướng quốc gặp trẫm chẳng phải là có việc gì sao? Sao chưa nói đã cáo lui rồi?

Bùi Tịch thở dài:

- Thật ra cũng chỉ là chuyện nhỏ thôi, hai ngày trước khi thiết triều bệ hạ có hỏi sứ giả bắc Tùy được phái đến Tây Lương là ai, thần đã dò hỏi được rồi.

Lý Uyên không nhớ rõ nữa, dường như là có việc này. Lúc đó y chỉ là thuận miệng nên mới hỏi vậy chứ không phải là chuyện gì to tát nhưng Bùi Tịch đã có lòng do la tin tức cho y thì cũng coi như là không tồi chút

- Chuyện này trẫm có chút không nhớ nổi, vậy khanh nói cho trẫm biết sứ giả là ai?

- Hổi bẩm bệ hạ, sứ giả là Binh Bộ Thị Lang Tạ Tư Lễ của bắc Tùy.

- Ừ! Người đi sứ Tây Tần cũng là y, ngày trước y còn đảm nhiệm chức phụ tá của Dương Huyền Cảm, con người này hình như được Dương Huyền Cảm rất tín nhiệm, nguồn gốc của y là gì?

Bùi Tịch chính là đang chờ câu hỏi này của Lý Uyên, y khom người nói:

- Bệ hạ, người này là tâm phúc của Dương Nguyên Khánh, con cháu của Tạ thị ở Đan Dương, vị đại tướng trong quân đội của Dương Nguyên Khánh Tạ Ánh Đăng chính là người em trong tộc của y.

Lý Uyên nhướn mày:

- Vậy y với Tạ Phương Thúc có quan hệ gì?

Mục đích của Bùi Tịch là muốn dẫn ra Tạ Phương Thúc, nhưng y không thể trực tiếp nói thẳng ra. Nếu làm vậy sẽ khiến cho Lý Uyên nghi ngờ Lý Thế Dân, nên y phải nói vòng vo đề Lý Uyên tự hỏi. Đây chính là điều cần chú ý của người trong quan trường, nhắc nhở một cách quá rõ ràng không chỉ làm bại lộ ý đồ của mình, mà còn làm cho người lãnh đạo thấy khó chịu, cho nên cần phải dẫn ra một cách uyển chuyển. Hơn nữa người lãnh đạo này đã bừng tỉnh mà bản thân mình dường như ko hiểu gì hết, đây mới gọi là thủ đoạn cao minh.

Bùi Tịch nhất định sẽ không nói ra đáp án, y chỉ là muốn cho Lý Uyên liên hệ hai con người Tạ Ân Lễ và Tạ Phương Thúc lại với nhau mà thôi, như thế thì y đã đạt được mục đích rồi. Một hồi lâu sau y mới khó xử nói:

- Hồi bẩm bệ hạ, cái này... thần cũng không rõ, nếu bệ hạ muốn biết thần có thể đi điều tra.

- Thôi bỏ đi, trẫm chỉ thuận miệng hỏi vậy thôi, khanh lui đi.

Lý Uyên thuận miệng hỏi một chút cũng liền loại trừ Tạ Phương Thúc khỏi vị trí trấn thủ Bồ Tân quan. Ông ta quyết định để tướng trấn thủ Quảng Thông là Hà Thường tiếp nhận vị trí tướng trấn thủ Bồ Tân quan của Thịnh Ngạn Sư.

Ngày hôm sau, lúc lâm triều đưa ra ý chỉ bổ nhiệm Bùi Tịch làm an phủ sử mười ba quận Ba Thục, đi sứ các quận Ba Thục, cách chức Lại bộ thượng thư của y; bổ nhiệm Trần Thúc Đạt làm Lại bộ thượng thư, đồng thời cũng điều Thịnh Ngạn Sư làm tướng quân Hàm Dương, dẫn hai nghìn quân trấn giữ Hàm Dương, bổ nhiệm tướng trấn thủ Quảng Thông là Hà Thường thay thế chức chủ soái của Thịnh Ngạn Sư ở Bồ Tân quan.

Năm mới cuối cùng cũng đã đến, điều này cũng đồng nghĩa với việc hai khu chợ Lợi Nhân và Đô Hội bước vào thời kì làm ăn thịnh vượng nhất trong năm, nhưng năm nay làm ăn lại càng thêm phần sôi động, hàng hóa tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với năm trước.

Cả một dòng người lẫn ngựa đứng trước cửa tiệm bán lừa, mười mấy tên thương nhân đến từ Hà Đông đang mặc cả với trưởng quầy.

- Không! Không! Không! Các người không thể mua nhiều như vậy, số la và lừa của ta tổng cộng cũng chỉ có một trăm hai mươi con, nếu như các người mua hết thì sau này ta buôn bán thế nào.

- Chúng tôi mua một trăm con, để lại cho ngươi hai mươi con.

- Ta coi các ngươi là khách quen, mỗi một con thêm mười xâu tiền, nếu không ta không bán nữa.

- Mười xâu, nói một lời, chúng ta thống nhất mua.

Trong một quán trà, trưởng quầy dẫn mấy tên thương nhân đi vào trong nhà kho ở phía sau, trong kho chất đầy mấy trăm gánh lá trà.

- Những là trà này đều là trà mới năm nay, nếu các người muốn mua tôi có thể giảm một nửa cho mấy người.

- La trưởng quầy, ông nói đùa đấy à! Qua hai tháng nữa trà mới lại ra rồi, người gọi đây là trà mới vậy giảm hai phần thì chúng tôi sẽ mua hết chỗ này.

- Tối đa là một phần.

- Một phần rưỡi, nếu không chúng tôi đi cửa hàng khác vậy.

- Thôi được! Vậy một phần rưỡi đi.

Vật nuôi, lá trà, gỗ, vải vóc, tơ lụa, dược liệu tất cả ngoại trừ lương thực, dầu mỡ và thịt ra thì hầu như hết thảy mọi thứ đều được buôn bán theo hình thức này. Một đội thương nhân từ Hà Đông tới mua một lượng lớn số hàng hóa, đồng thời họ cũng phải giao nộp một lượng lớn thuế thương, thương nhân cũng kiếm được bát cơm ăn. Quan phủ cũng thu được một lượng thuế dày. Bọn tiểu nhị của mỗi nhà cuối năm đều nhận số tiền thưởng lớn, dường như tất cả đều vui mừng.

Không ai nhận ra việc này sẽ đem lại hậu quả gì, một đội la ngựa chất đầy hàng hóa hoặc là lên phía bắc hoặc là đi về phía đông nhưng mục tiêu của bọn họ thì chỉ là một nơi, quận Hà Đông.

Rất nhanh sau đó cũng xuất hiện lẻ tẻ những thương nhân Hà Đông. Bọn họ không cùng xuất hiện mà là lần lượt từng nhóm tới, cũng không chỉ có đến Trường An mà mỗi thành trì của Quan Trung và Quan Nội đều lưu lại vết tích của bọn họ. Nền thương nghiệp của nhà Đường phát triển phồn thịnh trở lại, một lượng tiền lớn cũng đang lưu thông trên thị trường, giá gạo thì cũng tăng một chút, đến ba tháng sau, giá gạo tăng gấp ba lần, từ một đấu gạo giá trăm văn tiền lên tới ba trăm. Bất kể Quan Trung hay Ba Thục đều xuất hiện tình trạng thiếu vật tư, chỉ duy nhất một thứ không thiếu là tiền. Khắp thị trường đều là tiền Đại Nghiệp. Mọi người cầm tiền cũng chẳng mua được gì. Giá hàng của Đại Đường bắt đầu tang vọt. Cho tới tận lúc này, đám thương nhân mới phát hiện, những thứ họ bán cho thương nhân Hà Đông thật sự là giá quá rẻ, nhưng thương nhân Hà Đông đã không còn xuất hiện nữa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.