[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quyển 14-Chương 42 : Cuộc thi ở Trường An




Đang lúc đám sĩ tử tiến hành biểu tình thì trong một ngôi làng hẻo lánh ở phía tây thành Thái Nguyên có một con chim diều hâu bay lên không trung, lượn vài vòng rồi vỗ cánh bay về phương nam.

Trong nội điện Lưỡng Nghi, cung Thái Cực, Trường An đang diễn ra một cuộc họp về cuộc thi lần này. Lý Uyên vốn dự định sau khi bình định thiên hạ mới tổ chức thi cử, thu nạp nhân tài nhưng sức ảnh hưởng của cuộc thi ở Thái Nguyên quá lớn khiến y thấy khó nghĩ. Lý Uyên chỉ cần nghĩ đến việc người tài trong thiên hạ đều bị Dương Nguyên Khánh thu nạp hết là y có chút không kìm chế được tức giận.

- Các vị ái khanh, trẫm luôn nghĩ tại sao nhà Bắc Tùy ngay từ khi mới thành lập nhà nước liền lập tức tổ chức thi cử mà Đại Đường chúng ta lại chậm trễ không hề có động tĩnh gì hết vậy. Trẫm thiết nghĩ chúng ta cũng nên tổ chức một cuộc thi để tuyển chọn người tài, khiến anh tài trong thiên hạ cho Đại Đường chúng ta sử dụng.

Lý Uyên vẫn còn có một ý nghĩ khác sâu sắc hơn. Sự kiện Đồng Quan của đứa con trai thứ ba Lý Nguyên Cát mặc dù đã dần lắng xuống nhưng việc này vẫn đem tới một đả kích rất lớn đối với uy tín của y. Muốn nhanh chóng bù đắp lại uy tín và danh dự đó thì cuộc thi lần này chính là cách tốt nhất lôi kéo sĩ tử, lấy lòng mọi người.

Chính lúc này, Bùi Tịch bước ra khỏi hàng, tấu:

- Bẩm bệ hạ, bây giờ đã là hạ tuần tháng 10 rồi, mùa đông cũng sắp tới nữa, lúc này mà tổ chức khoa cử thì sợ rằng có nhiều sĩ tử sẽ không thể xuất hành được. Thần kiến nghị mùa xuân năm sau mới tổ chức. Nếu nhà bắc Tùy gọi nó là thi Hương thì chúng ta gọi nó là kì thi mùa xuân. Thần cho rằng, như vậy mới có thể thu hút được nhiều sĩ tử tới dự thi.

Bùi Tịch vừa dứt lời thì Lưu Văn Tĩnh liền bước ra nói:

- Bệ hạ, thần cũng có đôi lời muốn nói.

Lý Uyên sớm đã thấy được sự đối đầu của Bùi và Lưu nhưng không thể trách được. Với tư cách là một vị hoàng đế, mâu thuẫn giữa hai vị đại thần quan trọng của mình, y cứ vui vẻ mà quan sát. Hơn nữa, Bùi Tịch và con thứ Thế Dân lại rất thân nhau, trong khi Lưu Văn Tĩnh lại là người phát ngôn của thái tử Kiến Thành. Mâu thuẫn giữa hai người bọn họ cũng mơ hồ ám chỉ mâu thuẫn của Thế Dân và Kiến Thành.

Từ sau thất bại Hoằng Nông, mâu thuẫn giữa con cả Kiến Thành với con thứ Thế Dân cũng dần dần được công khai. Mâu thuẫn này không phải là cuộc chiến tranh đoạt trưởng thứ, mà cũng chỉ là ý kiến bất đồng mà thôi. Đối với mâu thuẫn giữa hai huynh đệ, Lý Uyên cũng không quá can thiệp. Y là hoàng đế cũng có suy nghĩ của hoàng đế, cái mâu thuẫn của chính mình không hề đáng sợ, chỉ cần không làm tổn hại tới xã tắc, thì mâu thuẫn tồn tại ở một mức độ nhất định nào đó còn có lợi cho sự kiểm soát của một hoàng đế như y.

Cho nên ở một chừng mực ý nghĩa nào đó mà nói thì Lý Uyên y hi vọng triều đình của mình xuất hiện đấu tranh phe phái, như mâu thuẫn giữa Bùi Tịch và Lưu Văn Tĩnh. Lý Uyên sẽ lẳng lặng theo dõi diễn biến cuộc đấu từ ân oán cá nhân chuyển sang đấu đá phe phái.

Lý Uyên gật đầu cười nói:

- Lưu ái khanh, mời!

Lưu Văn Tĩnh tiến lên một bước, lên giọng đồng thời cũng nói với các vị đại thần khác:

- Thần lại cho rằng tổ chức thi cử không phải là một việc dễ dàng gì. Mặc dù nhà bắc Tùy đã tổ chức qua vài lần, nhưng trên thực tế nó phải chịu sự chống đối mạnh mẽ của các nhà quý tộc, mà không hề đạt được thành công theo đúng nghĩa. Thần cho rằng không cần phải đợi đến mùa xuân mới tính đến việc này, nếu Thánh Thượng có lòng tiến hành khoa cử, thì ngay bây giờ nên bắt tay vào chuẩn bị. Chỉ có chuẩn bị một cách đầy đủ, chu đáo khiến cuộc thi đi vào lòng người thì mới có hàng nghìn hàng vạn sĩ tử tới ứng thi. Bệ hạ không thể nghe lời Bùi tướng quốc lầm nước nói như vậy.

Bùi Tịch giận dữ, y căm tức nhìn Lưu Văn Tĩnh nói:

- Lưu tướng quốc, tôi có nói là bây giờ không chuẩn bị sao? Tôi chỉ là nói đợi tới mùa xuân hãy tổ chức thi, chứ không hề nói bây giờ không để ý tới, tất nhiên là phải sớm chuẩn bị cho kịp.

Lưu Văn Tĩnh liếc mắt nhìn hắn, cười lạnh nói:

- Nghe ý của ngài, vậy thì rõ ràng khoa cử là một việc hết sức dễ dàng rồi, việc này chỉ cần vỗ đầu một cái là có thể tổ chức thi được ngay. Thế ngài không biết rằng thi cử nếu xử lý không tốt, nhẹ thì khiến nhiều người tức giận, nặng thì mất nước sao, không phải là chuyện dễ dàng gì đâu. Bùi tướng quốc, ngài vẫn không hiểu sao?

Sắc mặt Lý Uyên bỗng lập tức chìm hẳn xuống, Lưu Văn Tĩnh chính là đang châm chọc Bùi Tịch nhưng Lý Uyên lại cảm thấy như y đang chế giễu chính mình. Bởi vì y nóng lòng muốn tổ chức khoa cử, điều này rõ ràng là đang chế nhạo y chỉ vỗ đầu một cái đã nghĩ đến việc tổ chức thi cử.

Đúng lúc này, Điện Trung Thiếu Giám Vũ Văn Hân tiến vào đại điện nói:

- Bệ hạ, Thái Nguyên có tin khẩn đưa tới.

Lý Uyên bất mãn liếc nhìn Lưu Văn Tĩnh, nén cơn giận trong lòng nói:

- Trình lên đây!

Một tên thái giám đem thư tình báo từ Thái Nguyên đặt lên ngự án của Lý Uyên. Lý Uyên mở ra xem một lần, khẽ cau mày, không ngờ ở Thái Nguyên đang diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn của các sĩ tử. Y liếc qua nhìn đứng bên cạnh thái tử Kiến Thành, y nghi ngờ cuộc diễu hành của sĩ tử Thái Nguyên là có người âm thầm khơi mào, đó có phải là người của ta hay không. Y đưa bức thư này cho tên thái giám:

- Đưa thái tử xem!

Điện Lưỡng Nghi vô cùng im lặng, trong lòng mười mấy vị trọng thần đều hết sức ngờ vực nhìn bức thư trong tay Lý Uyên, không biết Thái Nguyên đã xảy ra chuyện lớn gì? Lý Kiến Thành chủ quản tình báo của Đại Đường, y nhận lấy bức thư xem qua một lượt, lập tức hiểu được ý của phụ hoàng, vội nói:

- Khởi bẩm phụ hoàng, việc này nhi thần cũng không hề được biết, hẳn là không hề có liên quan tới chúng con, có lẽ là do Hà Bắc Đậu Kiến Đức gây nên.

Hà Bắc nhiều danh môn gia thế như vậy đều phái người đến Thái Nguyên dự thi, Đậu Kiến Đức trong lòng sao có thể chịu để yên, có lẽ là do y gây nên. Lý Uyên gật đầu nói với Kiến Thành:

- Đem bức thư đưa cho các vị đại thần xem!

Tin tức trên tờ giấy đó rất ngắn gọn, chỉ cần một lướt một lượt có thể xem hết, mười mấy vị trọng thần nhanh chóng truyền nhau xem qua một lần. Ánh mắt mỗi người đều lộ ra vẻ khiếp sợ, mấy vạn sĩ tử diễu hành biểu tình, đây dường như là việc chưa bao giờ nghe thấy. Mỗi người cũng đều có chung một ý nghĩ, việc này có thật sự là do Đậu Kiến Đức đứng đằng sau chủ mưu?

Lúc này, Lưu Văn Tĩnh lại bước ra nói:

- Bệ hạ, việc này đã chứng thực cho những lo lắng của thần, việc tổ chức khoa cử không phải là chuyện dễ dàng. Nó dính đến quyền lợi của rất nhiều người, nhà bắc Tùy hẳn là đã không xử lý tốt những bất hòa về quyền lợi này mới dẫn đến việc hàng vạn sĩ tử biểu tình như vậy. Bệ hạ, đây chính là gương cho chúng ta, nhất định phải cẩn thận chú ý xử lý tốt việc khoa cử.

Cho dù những lời nói của Lưu Văn Tĩnh khiến Lý Uyên không hề thấy thoải mái chút nào nhưng lúc này y không có lòng dạ nào nổi giận. Bức thư báo ngoài ý muốn từ Thái Nguyên khiến lòng y thấy rất loạn. Y cũng ý thức được việc gấp rút tổ chức thi cử sẽ đem lại phiền toái. Lý Uyên xua tay:

- Các vị ái khanh, chuyện thi cử tạm thời để đó, để sau hãy bàn, bây giờ bãi triều.

Lý Uyên trở về ngự thư phòng của mình, chắp tay sau lưng đứng trước cửa sổ, cố gắng làm lắng lại những hỗn loạn trong lòng. Từ sau thất bại của Hoằng Nông, tâm trạng của y luôn bị đè nén, như luôn có một bóng ma trong lòng y, làm y thấy uể oải, sa sút, khiến y cảm thấy Đại Đường đang đi xuống dốc, không có được cái khí thế của nhà Đường khi mới thành lập. Bây giờ rất cần một trận Đại thắng để vực dậy một Đại Đường đang đi xuống, nhưng đối với chiến dịch của Tiết Cử thì cuối cùng vẫn rơi vào tình trạng bế tắc.

Lý Uyên cũng hiểu được nối khó xử của Lý Thế Dân, sự kiện Đồng Quan và cuộc thảm bại Hoằng Nông khiến tinh thần quân Đường giảm sút. Nếu lúc này tùy tiện phát động chiến dịch đánh Tiết Cử, một khi thất bại thì sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cả đội quân nhà Đường có lẽ sẽ vì thế mà sụp đổ. Hơn nữa, nội bộ Tiết Cử đã xuất hiện cuộc nội chiến giữa hai người con trai, lúc này tốt nhất là đợi cho nội bộ Tiết Cử tự nó tan tác.

Lý Uyên tán thành kiến nghị của Lý Thế Dân, nhưng thế cục Trường An bất lực không thể phát triển được cũng khiến cho Lý Uyên muốn phát điên.

Khó khăn lắm mới nghĩ được cách có thể dùng khoa cử để xoay chuyển tình thế, thì việc biểu tình của sĩ tử Thái Nguyên lại dội vào mặt y một gáo nước lạnh. Lý Uyên nhìn lên bầu trời mây trắng lững lờ, y không kìm nổi thở dài.

- Bệ hạ, thái tử điện hạ cầu kiến!

Bên ngoài cửa truyền tới bẩm báo của tên quan hầu.

- Truyền cho y vào!

Lý Uyên chậm rãi trở lại ngự tháp của mình ngồi xuống. Lúc này, Kiến Thành vội vàng tiến vào, y cúi đầu thi lễ:

- Nhi thần tham kiến bệ hạ! Liên quan tới việc thi cử, nhi thần có một ý tưởng.

- Con nói đi!

Lý Kiến Thành trầm ngâm một lúc nói:

- Phụ hoàng, nhi thần cho rằng tính mạo hiểm của thi cử là rất lớn, nó chắc chắn sẽ động chạm tới lợi ích thiết thân của bộ phận quý tộc Quan Lũng, phụ hoàng lẽ nào không nhận thấy, hôm nay lúc lên triều chẳng phải rất nhiều trọng thần giữ thái độ im lặng đó sao?

Lý Kiến Thành chính là chỉ đám người Độc Cô thị và Đậu thị. Điều này đã nằm trong dự liệu của Lý Uyên. Vấn đề này Lý Uyên cũng đã nghĩ đến. Không chỉ có sĩ tộc Sơn Đông chống đối việc khoa cử mà sĩ tộc Quan Lũng cũng giống như vậy. Mục đích cơ bản của việc thi cử là tuyển chọn quan lại, nó vừa đúng là lợi ích căn bản. Y biết việc thi cử sẽ dẫn đến sự chống đối của sĩ tộc Quan Lũng, vì thế suy nghĩ đầu tiên của y là trước khi thống nhất thiên hạ thì tạm gác lại chuyện thi cử, để bảo đảm lợi ích của sĩ tộc Quan Lũng, giành lấy sự ủng hộ hoàn toàn của họ. Nhưng Dương Nguyên Khánh tổ chức thi quy mô lớn ở Thái Nguyên lại đem đến cho y một áp lực rất lớn, khiến y không thể không khai triều thi hội để thăm dò việc này, nhưng kết quả lại khiến người thấy đau lòng.

- Trẫm biết có người không thích thi cử, nhưng tình thế cũng ở chỗ này. Nếu trẫm không tổ chức thi thì anh tài trong thiên hạ sớm muộn gì cũng chạy hết xuống Thái Nguyên, trẫm cũng không còn cách nào khác.

Lý Uyên thở dài.

Lý Kiến Thành thấy phụ thân đã bị lay động, lại dè dặt nói:

- Phụ hoàng, nhi thần cũng đã cẩn thận suy nghĩ qua về việc này, Dương Nguyên Khánh dám tiến hành khoa cử quy mô lớn là do hắn đã cho sĩ tộc Hà Đông những lợi ích rất lớn. Hơn nữa, mục đích mà hắn tổ chức thi cử càng không phải là chiêu tập người tài trong thiên hạ, mà rõ ràng là hắn vì lôi kéo sĩ tộc Hà Bắc, cũng là làm ra thái độ công bằng. Điều này có thể giải thích được việc hàng vạn sĩ tử biểu tình, cũng chính là vì hắn không phải là công bằng chính trực nên mới dẫn tới dân chúng phẫn nộ. Chuyện này đưa tới cho nhi thần một gợi ý lớn, thật ra chúng ta cũng có thể noi theo khoa cử của bắc Tùy.

Lý Uyên đã bị con trai mình thuyết phục, lời của Kiến Thành nói rất có lý , tìm được nguồn gốc của sự việc. Chính điều này khiến trong lòng Lý Uyên có chút thông suốt. Y khen ngợi gật đầu, lại hỏi:

- Chúng ta làm thế nào để noi theo bắc Tùy?

- Ý của nhi thần là, trước khi phụ hoàng tổ chức kì thi này, cách tốt nhất để hiệp thương liên kết với quý tộc Quan Lũng và sĩ tộc Quan Lũng là bảo đảm cho lợi ích của họ. Nhi thần cho rằng khoa cử cũng hoàn toàn có thể tổ chức được.

Lý Uyên thở dài:

- Chỉ sợ lòng tham của bọn họ quá lớn, trẫm không thể thỏa mãn những đòi hỏi đó của họ.

Lý Kiến Thành vội vành cười nói:

- Cho nên mới phải liên kết một cách triệt để, nhi thần nghĩ rằng để giành lấy thiên hạ, bọn họ nên thấu hiểu nỗi khổ tâm của phụ hoàng, và họ cũng sẽ nể mặt phụ hoàng.

- Được rồi! Việc này trẫm sẽ suy nghĩ lại.

Lý Kiến Thành đã cởi được một khúc mắc trong lòng của Lý Uyên khiến lòng y vui vẻ trở lại, y cười nói:

- Kiến nghị của hoàng nhi rất tốt, từ nay về sau nên đưa ra nhiều kiến nghị tốt như vậy cho phụ hoàng.

Hôm nay, Lý Kiến Thành đến tìm phụ thân là có hai việc quan trọng. Việc khoa cử chỉ là việc thứ nhất, y thấy phụ thân đồng ý ý kiến của y, làm y trong lòng được an ủi, cưới nói:

- Phụ hoàng, nhi thần vẫn còn một việc nữa cần đề nghị.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.