[Dịch] Thiên Hạ Kiêu Hùng

Quyển 14-Chương 24 : Lâm trận tăng soái




Bên trong điện Lưỡng Nghi cung Thái Cực Trường An, có một hội nghị khẩn cấp được triệu tập để bàn về việc cứu viện quận Hoằng Nông. Điện Lưỡng Nghi là nội triều, là nơi tổ chức cử hành hội triều nhỏ. Chỉ có những đại thần quan trọng mới có tư cách dự hội triều ở đây.

Lý Uyên ngồi ở ghế rồng trên bậc thềm ngọc. Vì đêm qua cả đêm ông ta không ngủ nên trong mắt kéo đầy tia máu, tinh thần có chút tiều tụy.

- Các vị ái khanh, hãy bàn luận việc đầu tiên đi! Về vấn đề người thân của quân nhân hoán đổi trọng thần, các vị ái khanh cảm thấy có được hay không?

Hai ngày trước, Dương Nguyên Khánh mệnh lệnh cho Thái Thường Thiếu Khanh Tiết Thu đi sứ Trường An, đề xuất dùng ba người Hậu Đản, Vũ Văn Hâm, Lưu Chính Hội cùng với xác của Lý Thúc Lương và Hạ Hầu Đoan để đổi lấy hơn mười nghìn thân nhân gia đình binh lính Quan Trung bị bắt trong một trận của Lý Thúc Lương.

Việc này được thảo luận rất kịch liệt trong hội nghị. Dường như là một nửa tán thành, một nửa phản đối. Bản thân Lý Uyên là tán thành. Đậu Đản là con rể của ông ta, Vũ Văn Hâm và Lưu Chính Hội là tâm phúc từ lúc khởi binh của ông ta. Thi thể của Lý Thúc Lương và Hạ Hầu Đoan thì ông ta lại càng muốn đón trở về hậu táng. Chỉ có điều nếu ông ta độc đoán quyết định thì lại thể hiện ông ta quá mức ích kỷ. Vì thế ông ta hy vọng các trọng thần triều đình ủng hộ.

Bùi Tịch rất hiểu tâm tư của Lý Uyên. Ba người Đậu Đản, Vũ Văn Hâm, Lưu Chính Hội đều là tâm phúc của Lý Uyên. Đậu Đản còn là con rể của ông ta. Mà hơn mười nghìn gia quyến của binh lính kia chủ yếu là người già và trẻ em, chỉ tiêu tốn lương thực thôi, không làm ăn được gì. Chỉ ngoại trừ có việc có thể khiến Dương Nguyên Khánh hơi khó chịu ra thì giữ lại cũng chẳng có tác dụng gì, chi bằng đổi với Dương Nguyên Khánh.

Bùi Tịch đứng lên nói:

- Bệ hạ, thần nghe được rằng Đậu Đản, Vũ Văn Hâm, Lưu Chính Hội thân vùi trong doanh trại của địch nhưng kiên trinh không chịu hàng. Tinh thần trung liệt này chúng ta mà không thiện đãi, không ngó ngàng tới thì không biết sẽ làm đau lòng bao trái tim đại thần, ngăn cản hào kiệt đến với chúng ta. Còn hơn mười nghìn binh lính đầu hàng Bắc Tùy, can tâm bán mạng cho Dương Nguyên Khánh. Gia quyến của bọn họ lại do chúng ta thay Bắc Tùy nuôi dưỡng. Như thế là lãnh đạm với người trung thành, hậu đãi với kẻ phản bội. Đó chẳng phải là việc khiến người thân phải buồn khổ, kẻ thù được sung sướng hay sao? Bệ hạ, kẻ phản đối chính là không muốn để cho Dương Nguyên Khánh được như ý. Nhưng bọn họ không nghĩ được rằng các trung thần của chúng ta còn đang trong tù ngục của Bắc Tùy phải chịu tra tấn khổ sở. Người xưa có câu bỏ ngàn lượng mua xương ngựa (thu hút nhân tài), còn chúng ta thì lại lòng dạ hẹp hòi, bị tình thế cục bộ trước mắt làm cho bị mê hoặc, đối xử tốt với kẻ phản bội mà coi nhẹ trọng thần, bên trọng bên khinh. Xin bệ hạ tự quyết định.

Lưu Văn Tĩnh vừa định đứng dậy phản đối thì Lý Kiến Thành lại lấy ánh mắt ra hiệu ông ta đừng nên nhiều lời. Lưu Văn Tĩnh lại nuốt lời muốn nói phản đối Bùi Tịch.

Lý Uyên gật gật đầu. Thái độ của Bùi Tịch rất hợp ý ông ta. Ông ta lại hỏi Nội Sử Lệnh Đậu Uy:

- Đậu ái khanh nghĩ như thế nào?

Đậu Uy thân thể yếu đuối, run run rẩy rẩy nói:

- Bệ hạ, Hậu Đản là cháu trai lão thần. Lão thần không dám nhiều lời nhưng Vũ Văn Hâm và Lưu Chính Hội là nhân tài, không nên dễ dàng từ bỏ.

Đậu Uy là tán thành theo một cách vòng vo. Lý Uyên hiểu được tâm tư của ông ta. Ông ta lại hỏi Tả Phó Xạ Độc Cô Chấn:

- Độc Cô ái khanh có tán thành không?

Độc Cô Chấn khẽ mĩm cười nói:

- Lão thần vô cùng tán thành suy nghĩ của Bùi tướng quốc.

Lý Uyên lại liếc nhìn mọi người một cái, thấy không có ai phản đối liền dứt khoát đưa ra quyết định:

- Nếu các ái khanh đều không phản đối thì trẫm quyết định chuyện này sẽ do Đậu Thượng thư của Hộ bộ toàn quyền phụ trách.

Thượng Thư Hộ bộ tiến lên khom mình thi lễ:

- Thần tuân chỉ!

Chấm dứt việc bàn luận thứ nhất, Lý Uyên nhẹ nhàng thở ra một hơi. Tâm tư lại chuyển sang chuyện trọng đại của ngày hôm nay, đó là từ bỏ hay quyết giữ quận Hoằng Nông.

- Các vị ái khanh, bây giờ sẽ là chuyện đại sự của hội nghị hôm nay. Về quận Hoằng Nông, Lý Hiếu Cung khẩn cấp xin triều đình cứu viện. Tình thế mọi người đã nắm rõ hết cả rồi. Trẫm hơi mâu thuẫn cuối cùng là nên từ bỏ quận Hoằng Nông hay kiên quyết giữ. Trẫm muốn nghe ý kiến của mọi người, mọi người cứ nói thoải mái.

Lúc này là Lưu Văn Tĩnh dẫn đầu đứng lên nói:

- Bệ hạ, thần chủ trương tạm thời từ bỏ quận Hoằng Nông. Dương Nguyên Khánh vừa mới đánh bại Đậu Kiến Đức, Lý Mật cũng không công mà lui. Quân Bắc Tùy sĩ khí đang hăng, bới sự bố trí binh lực của Dương Nguyên Khánh thì có thể thấy manh mối. Hắn đang bố trí binh lực ở bến Phong Lăng. Rất rõ ràng là muốn ngắt đường lui của chúng ta. Một khi đường lui bị cắt mất, mà đường đông lại bị Vương Thế Sung và Dương Nguyên Khánh giáp công (đánh gọng kìm/ đánh từ hai mặt), quân đội Lý Hiếu Cung sĩ khí lao đao. Trận chiến này tất nhiên sẽ thảm bại. Như thế thì rút khỏi Hoằng Nông còn hơn.

Trong triều đình có một câu danh ngôn: “Có Lưu Văn Tĩnh tán thành, tất nhiên sẽ có Bùi Tịch phản đối, ngược lại cũng vậy.” Khóe mắt mọi người lặng lẽ liếc sang nhìn Bùi Tịch.

Quả nhiên, Bùi Tịch đứng lên cất cao giọng nói:

- Lưu tướng quốc làm sao mà chưa chiến đấu đã nói thất bại vậy?

Ông ta đi ra khỏi vị trí của mình, thi lễ với Lý Uyên:

- Bệ hạ, sách lược ứng đối không ngoài hai loại. Một loại là ứng đối tích cực, một loại là thoái lui tiêu cực. Quận Hoằng Nông là bước đầu tiên tranh đoạt Quan Trung của chúng ta. Nếu Dương Nguyên Khánh đóng quân bên bờ Hà Bắc thì chúng ta sẽ lui về Đồng Quan. Lâu dần sẽ khiến cho trong lòng tướng sĩ sẽ sợ họ “Dương” đó. Nghe thấy quân đội Dương Nguyên Khánh thì sẽ quá mức run sợ. Như thế thì chúng ta còn nói gì đến việc tranh bá thiên hạ nữa chứ? Vì thế thần cho rằng Dương Nguyên Khánh chốt ở quận Hà Đông, chúng ta nên có đối sách tăng binh, tăng thêm binh lực cho huyện Văn Hương, phong tỏa mặt sông, phòng ngự Dương Nguyên Khánh qua sông từ bến Phong Lăng . Đây cũng chỉ là kết quả tồi tệ nhất mà thôi. Thực ra thần cho rằng Dương Nguyên Khánh đóng quân ở quận Hà Đông chỉ là gây áp lực với chúng ta. Hắn chưa chắc đã thực sự sẽ qua sông. Cho dù là hắn muốn qua sông thì Vương Thế Sung cũng sẽ không đáp ứng, xin bệ hạ minh giám!

Nói xong, Bùi Tịch ngạo mạn liếc qua Lưu Văn Tĩnh rồi lui xuống. Trong triều đình một mảnh xì xào bàn tán. Đậu Uy cũng đứng lên nói:

- Bệ hạ, thần đồng ý với đề nghị của Bùi tướng quốc. Quận Hoằng Nông là bước đầu tiên của chúng ta hướng về Trung Nguyên, không thể dễ dàng từ bỏ được.

Đậu Uy là kiểu có qua có lại mới toại lòng nhau. Vừa rồi Bùi Tịch chủ trương gắng sức đổi mấy người Đậu Đản về, trong lòng ông ta lấy làm cảm kích, lúc này ông ta cũng muốn ủng hộ ý kiến của Bùi Tịch.

Lúc này trọng thần triều đình đều đua nhau lên tiếng, tán thành tăng binh thì nhiều, mà chủ trương rút binh về thí ít. Lý Uyên cuối cùng quyết định:

- Trẫm quyết định phái viện binh đến quận Hoằng Nông. Không biết các vị ái khanh đề cử ai làm tướng soái?

Công bộ Thượng thư Độc Cô Hoài Ân tiến lên thi lễ nói:

- Bệ hạ, thần đề cử Tề vương Nguyên Cát làm chủ soái quân chi viện!

Đây cũng là một tiền lệ trong việc trị quân của Lý Uyên. Chủ soái quân đội tất nhiên chính là dòng họ Lý, rất ít khi phái người họ khác làm chủ soái. Như vậy có thể đảm bảo quân quyền có thể khống chế một cách chặt chẽ trong tay ông ta. Vì thế trong quân Đường cũng có rất nhiều phe phái. Ví dụ như phe Lý Thế Dân, Lý Kiến Thành, Lý Nguyên Cát, Lý Thần Thông, Lý Hiếu Cung, Lý Hiếu Cơ v.v. Thỉnh thoáng có người họ khác thì cũng là con rể hoặc là tâm phúc tuyệt đối của ông ta như mấy người Sài Thiệu và Bùi Tịch.

Hiện tại trong dòng họ Lý, Lý Thế Dân ở Lũng Tây đối phó Tiết Cử, Lý Thần Thông ở Hà Tây trấn an các quận, Lý Hiếu Cơ ở Thục Châu ứng chiến với phía Nam phản loạn, vợ chồng Sài Thiệu ở quận Phòng Lăng phòng ngự Nam Dương, Chu Kiệt xâm lấn. Thái Tử Lý Kiến Thành sẽ không đi, Trường An chỉ có Lý Nguyên Cát đang phụ trách luyện binh, vì thế nên chỉ có thể là anh ta dẫn binh đi viện trợ Lý Hiếu Cung.

Lúc này, Thượng thư Khuất Đột Thông từ nãy đến giờ chưa nói gì mới tiến lên nói:

- Bệ hạ, một trận chiến không nên có hai tướng soái. Đã có Quận Vương Hà Gian làm chủ soái Hoằng Nông rồi, quân cứu viện cũng nên do ông ta thống lĩnh, như thế dễ dàng điều hành hơn. Hơn nữa thần không tán thành ý kiến của Bùi tướng quốc. Thần nghĩ Dương Nguyên Khánh dùng binh sẽ xem xét quan sát tình hình để dự đoán sự thay đổi. Có vượt sông hay không thì hắn nắm quyền chủ động, chứ không có chuyện hắn kiêng nể Vương Thế Sung mà không dám vượt sông. Ít nhất thì thần nắm chắc tám phần rằng, quân đội của Dương Nguyên Khánh nhất định sẽ qua sông. Còn về việc là qua từ chỗ bến Phong Lăng hay là bến đò huyện Hà Bắc thì thần không chắc.

Lời can gián của Khuất Đột Thông đã chọc giận Bùi Tịch. Ông ta hừ mạnh một tiếng nói:

- Khuất Đột Thượng thư, hiện tại quận Vương Hà Gian gặp phải sự uy hiếp của lưỡng quân tam địa, thế mà ông lại để một mình ông ta đối phó. Nếu như Bắc Tùy từ bến Phong Lăng qua sông tấn công vào huyện Hương Văn, chẳng lẽ tướng giữ huyện Văn Hương còn phải phái người đi mấy trăm dặm để đến xin chỉ thị Quận vương Hà Gian hay sao? Còn chưa nói đến làm hỏng thời cơ mà còn khiến cho Quận vương Hà Gian rơi vào cảnh khốn cùng hai mặt thụ địch nữa.

Bùi Tịch lại bẩm báo với Lý Uyên:

- Bệ hạ, đây vốn là hai chiến trường không giống nhau. Một cái là bảo vệ Đồng Quan kiêm phòng ngự huyện Văn Hương, còn một cái là đánh với Vương Thế Sung. Thần vô cùng tán thành đề nghị của Độc Cô Thượng thư, để Tề vương Nguyên Cát làm chủ soái dẫn quân viện trợ phía đông.

Bùi Tịch rất có thế mạnh trong triều đình. Đồng thời ông ta cũng là một chính khách cực kỳ giảo hoạt. Ông ta thực ra đang suy nghĩ không phải là chiến cục của Lý Hiếu Cung như thế nào, mà là đang suy nghĩ làm thế nào để kéo Đậu thị và Độc Cô thị đến phe của Tần vương Lý Thế Dân. Vì thế ông ta cố gắng thực hiện việc đổi Đậu Đản về để lấy lòng Đậu Uy. Đồng thời phản đối Khuất Đột Thông cũng chính là để ủng hộ theo đề nghị của Độc Cô Hoài Ân.Tuy một lần không thành công ngay được nhưng ảnh hưởng lâu dài nhất định sẽ có thể khiến ông ta được toại nguyện.

Lý Uyên trầm tư một lát. Bùi Tịch nhắc tới sự an toàn của Đồng Quan liền đã lập tức nhắc nhở ông ta. Không chỉ cần phải suy xét đến chiến cục của quận Hoằng Nông mà cũng cần phải suy nghĩ đến sự an toàn của Đồng Quan. Lời can gián của Khuất Đột Thông cũng có chút đạo lý. Có thể phái trọng thần phụ tá Nguyên Cát.

- Trẫm đã phê chuẩn rồi. Phong Tề vương làm Đồng Quan đại Nguyên soái, Binh Bộ Thị Lang Triệu Từ Cảnh làm Trưởng Sử hành quân, dẫn ba mươi nghìn quân hướng về phía đông viện trợ quận Hoằng Nông.

Thánh chỉ đã đưa ra, Tề vương Lý Nguyên Cát ban đêm đã dẫn hai mươi nghìn quân chậm rãi đi về hướng Đồng Quan. Tính cả mười nghìn quân của Đồng Quan thì tổng cộng có ba mươi nghìn quân trợ giúp quận Hoằng Nông.

Tề vương Lý Nguyên Cát dẫn đại quân đến Đồng Quan vào ngày thứ ba. Lúc này con đường lớn từ Đồng Quan đến huyện Hoa Âm chật ních dân chúng Lạc Dương rút về phía tây. Bọn họ đều là người Quan Trung bị cưỡng chế dời đi vào đầu năm Đại Nghiệp. Gía lúa gạo ở Lạc Dương tăng vọt khiến cho bọn họ nhớ nhà da diết, và tấp nập quay trở về quê cũ.

Lúc này dân chúng Lạc Dương đang sơ tán về phía tây bị gián đoạn bởi vì cuộc chiến tranh sắp bùng nổ. Số người này là từ quận Hoằng Nông dời đi, cũng là đám người Quan Trung cuối cùng rời đi khỏi phía tây.

Lý Nguyên Cát dẫn theo hai mươi nghìn quân Đường đi trên đường chính hành quân về phía đông, đi trên đường cùng với vô số dân chạy nạn. Không xa phía trước là Lý Nguyên Cát với ánh mắt lạnh lùng quan sát đám dân chạy nạn. Từ sau khi thất bại quay trở về từ Thái Nguyên, anh ta bị phụ hoàng trách phạt, không cho phép anh ta dẫn binh nữa, chỉ cho phép anh ta chịu trách nhiệm huấn luyện binh lính. Điều này khiến anh ta không vui chút nào, trong lòng tràn đầy một sự kích động bạo ngược. Anh ta muốn giết người. Nhưng ở Trường An thì anh ta không dám, bây giờ ra khỏi Trường An rồi thì dục vọng bạo ngược trong lòng anh ta lại càng ngày càng mãnh liệt.

Lúc này, một ông cụ già đi lại tập tễnh trên đường, con đường rất chen chúc chật chội. Ông ta đi không vững, nghiêng mình ngã vào con ngựa ở bên Lý Nguyên Cát. Con ngựa của Lý Nguyên Cát vội nghiêng người sang một bên né tránh khiến cho người Lý Nguyên Cát bị lay mạnh.

Lý Nguyên Cát giận tím mặt. Anh ta rút kiếm ra, nghiêng người nắm lấy tóc ông cụ, chặt mạnh một cái…

Những người ở xung quanh hô lên kinh ngạc, nghiêng ngả chạy trốn vào bên trong. Lý Nguyên Cát cười ha hả, tiện tay ném đầu người vào chỗ đám đông, càng gây nên những tiếng kêu sợ hãi.

Lý Nguyên Cát dùng vải lau vết máu trên kiếm, cho đao vào trong vỏ rồi tiệp tục đi về phía trước như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Đội quân cuối cùng đến trước Đồng Quan. Ở đây hai bên đường có không ít các cửa hàng, mọi nhà đều khai trương buôn bán. Họ bán lương khô và một số thứ đồ dùng hàng ngày, kinh doanh rất tốt. Đám người cuối cùng rời khỏi là gia quyến và con cháu của một gia đình giàu có. Bọn họ mua không ít đồ. Phía trước mỗi cửa hàng đều chật cứng khách mua hàng.

Lúc này, một chiếc xe ngựa mạ vàng từ ở chỗ gần bên quân đội chạy qua, có bốn tùy tùng đi theo. Trong cửa sổ xe lộ ra một khuôn mặt thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp. Cô gái chừng hai mươi tuổi, đôi mắt bồ câu say lòng người, trên đầu toàn là châu ngọc. Cô gái đang hiếu kỳ nhìn đoàn quân đội đang chậm rãi đi đến.

Lý Nguyên Cát liếc mắt một cái liền nhìn thấy cô gái này. Ánh mắt anh ta bỗng dưng sáng ngời, nhìn chằm chằm vào cô gái. Lý Nguyên Cát đã động lòng rồi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.