[Dịch] Tên Sát Nhân Mercedes - Mr. Mercedes

Quyển 6 - KISSES ON THE MIDWAY-Chương 140 : KISSES ON THE MIDWAY 6.37




Holly Gibney đã phải nhập viện tâm thần hai lần trong đời, một lần hồi thiếu niên và một lần khi ngoài hai mươi. Người bác sĩ tâm thần mà cô gặp sau này (trong giai đoạn được gọi là trưởng thành) gọi những kỳ nghỉ bắt buộc ấy là những lần đoạn tuyệt với thực tại, nghe chẳng hay hớm gì nhưng cũng còn tốt hơn bị gọi là phát bệnh[50] tâm thần, thứ mà rất nhiều người có đi mà không có về. Bản thân Holly thì có một tên gọi đơn giản hơn. Chúng là những đợt điên toàn tập của cô, để phân biệt với trạng thái điên từ một chút đến vừa vừa mà cô vẫn trải qua trong cuộc sống hằng ngày.

Đợt điên toàn tập năm hơn hai mươi tuổi là tác phẩm của sếp cô tại một hãng bất động sản có tên là công ty Nhà và Bất động sản Frank Mitchell ở Ceincinnati. Sếp của cô là Frank Mitchell, Jr., một gã ăn diện lòe loẹt với bộ mặt của một con cá hồi thông minh. Hắn khăng khăng rằng kết quả công việc của cô ở dưới mức yêu cầu, rằng đồng nghiệp của cô căm ghét cô, và cách duy nhất để bảo đảm cô vẫn được ở lại công ty là có hắn tiếp tục nâng đỡ cho cô. Hắn sẽ làm điều đó nếu cô ngủ với hắn. Holly không muốn ngủ với Frank Mitchell, Jr., và cô cũng không muốn mất việc. Nếu mất việc thì cô sẽ mất căn hộ, và sẽ phải quay về sống với ông bố nhu nhược và bà mẹ độc đoán. Cuối cùng cô giải quyết mâu thuẫn bằng cách một hôm đến công ty sớm và phá tanh bành phòng làm việc của Frank Mitchell, Jr. Cô được tìm thấy ở ngăn của mình, co quắp trong góc. Những đầu ngón tay của cô rớm máu. Cô đã nhai chúng như một con thú cố tìm cách thoát khỏi bẫy.

Nguyên nhân đợt điên toàn tập lần đầu của cô là Mike Sturdevant. Hắn chính là kẻ đã nghĩ ra cái biệt hiệu dai dẳng Jibba-Jibba.

Vào thời ấy, khi đang học lớp chín, Holly chẳng muốn điều gì khác ngoài việc tung tăng từ chỗ này sang chỗ khác với những cuốn sách ghì chặt vào bộ ngực mới nhú còn tóc thì phủ lòa xòa trên khuôn mặt lấm tấm trứng cá. Nhưng từ khi đó cô đã có những vấn đề còn trầm trọng hơn cả trứng cá. Vấn đề căng thẳng. Vấn đề trầm cảm. Vấn đề mất ngủ.

Tệ nhất là stimming.

Stimming là cách gọi tắt của tật tự kích thích, nghe qua thì tưởng giống thủ dâm nhưng không phải. Nó là một dạng hành động cưỡng chế, thường đi kèm với những đoạn hội thoại tự biên rời rạc. Tự cắn móng tay và nhai môi là những dạng stimming nhẹ. Những người bị nặng nhất thường vẫy tay, tự tát vào ngực và má mình, hoặc khuỳnh hai cánh tay như thể đang nâng những quả tạ vô hình.

Bắt đầu từ đâu khoảng tám tuổi, Holly bắt đầu quàng tay quanh vai và run bần bật, tự lầm bầm với mình và tạo những vẻ mặt nhăn nhó. Trò này sẽ kéo dài năm hoặc mười giây, và sau đó cô lại tiếp tục bất kỳ việc gì cô đang làm dở - đọc sách, khâu vá, ném bóng rổ trên lối đi cùng bố. Cô hầu như không ý thức được là mình đang làm điều đó trừ phi mẹ cô nhìn thấy và bảo cô ngừng run bần bật và nhăn nhó, không mọi người lại tưởng cô đang lên cơn động kinh.

Mike Sturdevant là một dạng nam giới thiểu năng hành vi luôn coi thời trung học như là thời hoàng kim vĩ đại đã mất trong đời. Lúc đó hắn là học sinh lớp mười hai, và - rất giống như Cam Knowles - một thằng con trai có cái mẽ đẹp như Chúa trời: vai rộng, hông hẹp, chân dài, và mái tóc vàng như một vầng hào quang. Hắn ở trong đội bóng bầu dục (tất nhiên rồi) và hẹn hò cô nàng đội trưởng cổ vũ (tất nhiên rồi). Hắn ở một tầng hoàn toàn khác trong hệ thống đẳng cấp của trường trung học so với Holly Gibney, và trong hoàn cảnh bình thường thì cô đã chẳng bao giờ thu hút được sự chú ý của hắn. Ấy vậy mà hắn lại chú ý đến cô, vì một hôm, đúng lúc đang trên đường đến căng tin, cô lại lên một cơn stimming.

Mike Sturdevant và mấy thằng bạn chơi bóng bầu dục tình cờ đi ngang qua. Chúng dừng lại để nhìn cô chằm chằm - một đứa con gái đang tự ôm chặt lấy mình, run bần bật trong khi cái miệng trễ tụt xuống và mắt là hai cái khe ti hí. Một tràng những âm thanh khe khẽ, rời rạc - có lẽ là các từ, có lẽ không phải - phát ra từ hàm răng nghiến chặt của con bé.

“Mày đang lảm nhảm cái gì vậy?” Mike hỏi cô.

Holly buông lỏng vòng tay siết trên vai mình, ngạc nhiên đờ người nhìn hắn. Cô không biết hắn đang nói gì; cô chỉ biết là hắn đang chằm chằm nhìn mình. Tất cả đám bạn hắn đang chằm chằm nhìn cô. Và cười nhăn nhở.

Cô há hốc miệng hỏi hắn, “Gì cơ?”

“Lảm nhảm!” Mike gào lên. “Jibba-jibba-lảm-nhảm!”

Những tên khác hùa theo trong khi cô cúi gằm đầu xuống chạy về phía căng tin, đâm sầm vào người khác trên đường đi. Từ đó trở đi, Holly Gibney được học sinh tại trường Trung học Walnut Hills biết đến với tên gọi Jibba-Jibba, và cứ thế cho đến 37

◄○►

Holly Gibney đã phải nhập viện tâm thần hai lần trong đời, một lần hồi thiếu niên và một lần khi ngoài hai mươi. Người bác sĩ tâm thần mà cô gặp sau này (trong giai đoạn được gọi là trưởng thành) gọi những kỳ nghỉ bắt buộc ấy là những lần đoạn tuyệt với thực tại, nghe chẳng hay hớm gì nhưng cũng còn tốt hơn bị gọi là phát bệnh[50] tâm thần, thứ mà rất nhiều người có đi mà không có về. Bản thân Holly thì có một tên gọi đơn giản hơn. Chúng là những đợt điên toàn tập của cô, để phân biệt với trạng thái điên từ một chút đến vừa vừa mà cô vẫn trải qua trong cuộc sống hằng ngày.

Đợt điên toàn tập năm hơn hai mươi tuổi là tác phẩm của sếp cô tại một hãng bất động sản có tên là công ty Nhà và Bất động sản Frank Mitchell ở Ceincinnati. Sếp của cô là Frank Mitchell, Jr., một gã ăn diện lòe loẹt với bộ mặt của một con cá hồi thông minh. Hắn khăng khăng rằng kết quả công việc của cô ở dưới mức yêu cầu, rằng đồng nghiệp của cô căm ghét cô, và cách duy nhất để bảo đảm cô vẫn được ở lại công ty là có hắn tiếp tục nâng đỡ cho cô. Hắn sẽ làm điều đó nếu cô ngủ với hắn. Holly không muốn ngủ với Frank Mitchell, Jr., và cô cũng không muốn mất việc. Nếu mất việc thì cô sẽ mất căn hộ, và sẽ phải quay về sống với ông bố nhu nhược và bà mẹ độc đoán. Cuối cùng cô giải quyết mâu thuẫn bằng cách một hôm đến công ty sớm và phá tanh bành phòng làm việc của Frank Mitchell, Jr. Cô được tìm thấy ở ngăn của mình, co quắp trong góc. Những đầu ngón tay của cô rớm máu. Cô đã nhai chúng như một con thú cố tìm cách thoát khỏi bẫy.

Nguyên nhân đợt điên toàn tập lần đầu của cô là Mike Sturdevant. Hắn chính là kẻ đã nghĩ ra cái biệt hiệu dai dẳng Jibba-Jibba.

Vào thời ấy, khi đang học lớp chín, Holly chẳng muốn điều gì khác ngoài việc tung tăng từ chỗ này sang chỗ khác với những cuốn sách ghì chặt vào bộ ngực mới nhú còn tóc thì phủ lòa xòa trên khuôn mặt lấm tấm trứng cá. Nhưng từ khi đó cô đã có những vấn đề còn trầm trọng hơn cả trứng cá. Vấn đề căng thẳng. Vấn đề trầm cảm. Vấn đề mất ngủ.

Tệ nhất là stimming.

Stimming là cách gọi tắt của tật tự kích thích, nghe qua thì tưởng giống thủ dâm nhưng không phải. Nó là một dạng hành động cưỡng chế, thường đi kèm với những đoạn hội thoại tự biên rời rạc. Tự cắn móng tay và nhai môi là những dạng stimming nhẹ. Những người bị nặng nhất thường vẫy tay, tự tát vào ngực và má mình, hoặc khuỳnh hai cánh tay như thể đang nâng những quả tạ vô hình.

Bắt đầu từ đâu khoảng tám tuổi, Holly bắt đầu quàng tay quanh vai và run bần bật, tự lầm bầm với mình và tạo những vẻ mặt nhăn nhó. Trò này sẽ kéo dài năm hoặc mười giây, và sau đó cô lại tiếp tục bất kỳ việc gì cô đang làm dở - đọc sách, khâu vá, ném bóng rổ trên lối đi cùng bố. Cô hầu như không ý thức được là mình đang làm điều đó trừ phi mẹ cô nhìn thấy và bảo cô ngừng run bần bật và nhăn nhó, không mọi người lại tưởng cô đang lên cơn động kinh.

Mike Sturdevant là một dạng nam giới thiểu năng hành vi luôn coi thời trung học như là thời hoàng kim vĩ đại đã mất trong đời. Lúc đó hắn là học sinh lớp mười hai, và - rất giống như Cam Knowles - một thằng con trai có cái mẽ đẹp như Chúa trời: vai rộng, hông hẹp, chân dài, và mái tóc vàng như một vầng hào quang. Hắn ở trong đội bóng bầu dục (tất nhiên rồi) và hẹn hò cô nàng đội trưởng cổ vũ (tất nhiên rồi). Hắn ở một tầng hoàn toàn khác trong hệ thống đẳng cấp của trường trung học so với Holly Gibney, và trong hoàn cảnh bình thường thì cô đã chẳng bao giờ thu hút được sự chú ý của hắn. Ấy vậy mà hắn lại chú ý đến cô, vì một hôm, đúng lúc đang trên đường đến căng tin, cô lại lên một cơn stimming.

Mike Sturdevant và mấy thằng bạn chơi bóng bầu dục tình cờ đi ngang qua. Chúng dừng lại để nhìn cô chằm chằm - một đứa con gái đang tự ôm chặt lấy mình, run bần bật trong khi cái miệng trễ tụt xuống và mắt là hai cái khe ti hí. Một tràng những âm thanh khe khẽ, rời rạc - có lẽ là các từ, có lẽ không phải - phát ra từ hàm răng nghiến chặt của con bé.

“Mày đang lảm nhảm cái gì vậy?” Mike hỏi cô.

Holly buông lỏng vòng tay siết trên vai mình, ngạc nhiên đờ người nhìn hắn. Cô không biết hắn đang nói gì; cô chỉ biết là hắn đang chằm chằm nhìn mình. Tất cả đám bạn hắn đang chằm chằm nhìn cô. Và cười nhăn nhở.

Cô há hốc miệng hỏi hắn, “Gì cơ?”

“Lảm nhảm!” Mike gào lên. “Jibba-jibba-lảm-nhảm!”

Những tên khác hùa theo trong khi cô cúi gằm đầu xuống chạy về phía căng tin, đâm sầm vào người khác trên đường đi. Từ đó trở đi, Holly Gibney được học sinh tại trường Trung học Walnut Hills biết đến với tên gọi Jibba-Jibba, và cứ thế cho đến sau kỳ nghỉ Giáng sinh. Đó là khi mẹ cô tìm thấy cô nằm co quắp không quần áo trong bồn tắm, nói rằng sẽ không bao giờ đến Walnut Hills nữa. Nếu mẹ cô mà cố ép, cô nói, cô sẽ tự tử.

Úm ba la! Điên toàn tập!

Khi cô khá hơn (đôi chút), cô đến học một trường khác nơi mà mọi chuyện đỡ căng thẳng hơn (đôi chút). Cô không bao giờ gặp lại Mike Sturdevant nữa, nhưng cô vẫn có những giấc mơ mà trong đó cô đang chạy dọc một hành lang vô tận ở trường trung học - nhiều khi chỉ mặc độc có đồ lót - trong khi mọi người cười nhạo cô, chỉ trỏ cô và gọi cô là Jibba-Jibba.

Holly đang nghĩ đến những ngày trung học yêu dấu đó trong lúc cô và Jerome đi theo người quản lý qua mê cung những căn phòng bên dưới Khán phòng Mingo. Trông Brady Hartsfield sẽ giống như thế, cô quả quyết, giống Mike Sturdevant, chỉ có điều là trọc lốc. Cô hy vọng Mike cũng thế, cho dù bây giờ hắn có đang sống ở đâu đi nữa. Hói… béo… tiền tiểu đường… khổ sở với một mụ vợ cay nghiệt và lũ con vô ơn. Jibba-Jibba, cô nghĩ.

Đáng đời mày, cô nghĩ.

Gallison dẫn họ qua xưởng mộc và phòng phục trang, qua một dãy phòng thay đồ, rồi dọc một hành lang đủ rộng để vận chuyển tranh nền và những bộ hậu cảnh hoàn chỉnh. Hành lang kết thúc bằng thang máy chở hàng với những cánh cửa để mở. Tiếng nhạc vui nhộn dội xuống qua hố thang máy. Bài hát đang được trình bày nói về tình yêu và nhảy nhót. Holly chẳng thấy có gì dính dáng đến mình.

“Hai người sẽ không muốn dùng thang máy đâu,” Gallison nói, “nó đi ra sau sân khấu và từ đó hai người không thể tới được chỗ khán giả mà không đi thẳng qua ban nhạc. Nghe này, đúng là ông kia đang bị lên cơn đau tim à? Hai người có đúng là cảnh sát không vậy? Trông hai người không giống cảnh sát.” Anh ta liếc nhìn Jerome. “Cậu trẻ quá.” Rồi sang Holly, vẻ mặt anh ta thậm chí còn ngờ vực hơn. “Còn cô thì…”

“Quá chập cheng?” Holly nói thay.

“Tôi không định nói thế.” Có lẽ là không, nhưng anh ta nghĩ thế. Holly biết; một cô bé từng có thời bị đặt cho biệt danh Jibba-Jibba luôn biết.

“Tôi sẽ gọi cảnh sát,” Gallison nói. “Cảnh sát thật ấy. Và nếu chuyện này mà là một trò đùa…”

“Hãy làm điều gì ông cần làm,” Jerome vừa nói, vừa nghĩ, Tại sao lại không? Cứ để anh ta gọi cả Vệ binh Quốc gia nếu anh ta muốn. Chuyện này sắp xong rồi, cách này hay cách khác, trong một vài phút nữa. Jerome biết điều đó, và cậu có thể thấy là Holly cũng vậy. Khẩu súng ông Hodges đưa đang ở trong túi cậu. Cảm giác nó thật nặng và ấm lạ lùng. Ngoại trừ khẩu súng hơi cậu từng có khi lên chín mười tuổi gì đó (một món quà sinh nhật được tặng cho cậu bất chấp sự ngại ngần của mẹ), cậu chưa bao giờ mang theo súng trong đời mình, và khẩu này có cảm giác thật sống động.

Holly chỉ về phía trái thang máy. “Cánh cửa đó thì sao?” Và khi Gallison không trả lời ngay lập tức: “Hãy giúp chúng tôi. Làm ơn. Có thể chúng tôi không phải cảnh sát thật, có thể ông đã đúng về điều đó, nhưng thực sự là có một kẻ rất nguy hiểm trong đám khán giả đêm nay.”

Cô hít một hơi thật sâu và nói những lời cô cũng gần như không thể tin nổi, mặc dù cô biết chúng là thật, “Thưa ông, chúng tôi là tất cả những gì ông có.”

Gallison ngẫm nghĩ, rồi nói, “Cầu thang sẽ dẫn hai người đến Khán phòng Trái. Đó là một cầu thang dài. Ở trên cùng, có hai cánh cửa. Cửa bên trái dẫn ra ngoài. Cửa bên phải mở ra khán phòng, đường dẫn xuống bên cạnh sân khấu. Gần sát sạt, tiếng nhạc chắc sẽ làm rung màng nhĩ hai người cho mà xem.”

Mân mê báng khẩu súng trong túi, Jerome hỏi, “Và chính xác thì khu dành cho người khuyết tật ở chỗ nào?”


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.