Hầu vương từ ngày được tên họ, Tổ Sư truyền học trò đem ra ngoài dạy nghi lễ, cách ăn ở, lối cử xử . Và giao việc quét trước dọn sau , tưới hoa nhổ cỏ, làm suốt gần bảy năm trời.
Một hôm trời trong gió mát, nắng dịu lướt qua cửa sổ, rọi vào điện ngọc long lanh, như thiên tào nhìn xem cuộc giảng kinh nơi tiên động . Tổ Sư ngồi trên , dưới điện học trò lẵng lặng nghe lời giảng dạy.
Ngộ Không nghe kinh thấm ý, cào tai , gải mắt, trợn mắt nhướng mày, khoa tay múa chân đến nổi nhảy dựng ra ngoài hàng mà không biết.
Tổ Sư ngạc nhiên kêu hỏi :
- Nhà người sao vô lễ vậy ? Mau vào hàng nghe giảng đạo .
Ngộ Không thưa :
- Ðệ tử nghe lời thầy giảng giải hay quá, khiến cho lòng thành thích ý, nhảy múa không hay.
Tổ Sư nói :
-- Ngươi biết được lời hay của kinh giảng, vậy người ở đây bao lâu rồi, có biết chăng ?
Ngộ Không thưa :
- Ðệ tử thưa biết mấy năm mấy tháng. Chỉ nhớ hái củi trên núi này, gặp đào chín ăn được bảy mùa.
Tổ Sư vừa cười vừa nói :
- Núi ấy, tên gọi Lang Ðào mỗi năm một mùa trái chín, mà ngươi ăn được bảy mùa, là bảy năm rồi đó. Nay ngươi đã có trí nhớ ta muốn truyền dạy, chẳng biết ngươi thích học môn nào ?
Ngộ Không thưa :
- Mang ơn thầy dạy bảo, đệ tử xin tùy sự lựa chọn của thầy.
Tổ Sư nói :
- Phép đạo có 360 cửa , ngươi có thích học phép chư thuật không ?
Ngộ Không thưa :
- Phép ấy ra sao ?
Tổ Sư nói :
- Phép này biết trước mọi việc lành dữ, phước đức .
Ngộ Không thưa :
- Vậy có sống lâu đời đời chăng ?
Tổ sư nói :
- Không thể sống lâu đựợc !
Ngộ Không lắc đầu không chịu học.
Tổ Sư hỏi :
- Vậy ngươi chịu học phép chư lưu chăng ?
Ngộ Không thưa :
- Phép ấy thế nào xin thầy cho biết ?
Tổ Sư nói :
- Phép chư lưu làm được thầy, được thuốc được vái và tụng kinh niệm Phật ...v.v
- Phép ấy có sống đời đời chăng ?
Tổ Sư nói :
- Học phép nầy muốn sống đời, có khác nào trồng cột, tô vách !
Ngộ không sầm nét mặt suy nghĩ giây lâu, rồi nói :
- Thưa thầy , đệ tử vốn người dốt nát không thấu nổi lời cao kỳ , mong thầy phân rõ .
Tổ sư nhìn Ngộ không như dò ý, nói :
- Ngươi muốn cất nhà cao , trồng cột vào vách, ngoài xây tường. Tuy nhà chắc không ngã, nhưng khi hư rồi, cột nằm trong vách cũng mục nát luôn.
Ngộ không buồn bã đáp :
- Việc không bền , tôi không học , xin thầy thứ tội .
Thấy Ngộ không buồn , Tổ Sư bảo tiếp :
- Không hài lòng, ta sẽ dạy cho phép chư linh có sao đâu mà buồn vậy .
Ngộ không ngước mặt lên, nhìn Tổ Sư như van xin :
Phép ấy thế nào ? Nhờ thầy dạy bảo ?
Tổ Sư đáp :
- Phép tịch cốc này gọi là tham thiền, chỉ ngồi làm thinh tịnh dưỡng tinh thần thôi.
Ngộ Không hỏi vội :
- Ngôi làm thinh tịnh dưỡng, có thể sống hoài được chăng ?
Tổ Sư nói :
- Theo phép này, như đất mới vổ để vào lò gạch.
Ngộ Không ngớ ngẩn hỏi :
- Như thế nghĩa là sao ? Xin thầy giảng rõ ?
Tổ Sư phì cười :
- Ðất tuy vổ nên hình tấm gạch, song mới để lên lò chưa nung chín, đem ra dùng gặp nước phải rả .
Ngộ Không lắc đầu ý không chịu học .
Tổ Sư bảo :
- Nếu không muốn học chữ tịnh ta lẽ dạy chữ động cho .
Ngộ Không liền cúi đầu thưa :
- Thưa thầy , bất kể động, tịnh , miển được trường sanh bất tử tôi xin thọ giáo .
Tổ Sư nghiêm nét mặt nói :
- Phép ấy, uốn mình, bẻ xương , luyện hơi thở, uống thuốc kim đơn khỏi bệnh, được sống lâu muôn thuở. Mà phép trường sanh đó chẳng khác nào trăng dưới nước !
Ngộ Không vừa mừng vừa ngại, hỏi :
- Ðó , thầy vẫn giấu mẹo hoài, đệ tử biết đường nào theo !
Tổ Sư nói :
- Trăng trên trời rọi xuống nước, tuy có bóng nhưng không có thật .
Ngộ Không ngước lên nhìn Tổ Sư thưa :
- Vật như hư, đệ tử theo học cũng hoài công vô ích !
Tổ Sư đập bàn hét lớn , tay cầm thước bước xuống ghế, chỉ vào mặt Ngộ Không nói :
- Khỉ đột , phép nào cũng chê, mà còn đòi hỏi gì ?
Dứt lời, gõ óc Ngộ không ba cái, chắp tay sau đít quay vào phòng đóng cửa .
Các môn đệ đều thất kinh ! Kẻ oán Ngộ Không, người lo thầy giận.
Còn Ngộ Không chẳng hề sầu não, lại cười giỡn tươi vui .
Vì Ngộ Không biết thầy ra dấu : " Ðến canh ba lén vào cửa sau vô phòng thầy truyền phép ".
Ðêm hôm ấy, Ngộ Không nằm giả ngủ, chờ mọi người ngon giấc, lén dậy , ngồi nhìn ra cửa sổ . Bấy giờ mây cuộn sao mờ , trăng tà sương đổ , chốc chốc có tiếng gió thổi rì rào, như báo hiệu một đêm đầy hy vọng.
Ngộ Không đợi đúng canh ba lén vào ngõ sau, thấy cửa mở hé một cánh.
Bước vào phòng, Ngộ Không thấy thầy đang quay mặt vào vách ngủ liền quì sát bên giường không hề kinh động. Một lúc sau, Tổ Sư thức dậy duỗi chân ra ngâm mấy vần thơ :
Nhật nguyệt phôi pha nặng cõi trần
Nhàn lai vô sự kiếp tiên nhân
Linh đơn đạo thuật hầu chưa dễ
Chỉ dễ cho ai được hưởng phần
Lời thơ vừa dứt, Ngộ Không cất tiếng thưa :
- Tôi đến chờ thầy từ lúc gà giục gáy.
Tổ Sư nghe Ngộ Không nói, ngồi dậy nạt lớn :
- Loài khỉ, giờ này chưa ngủ, còn đến đây làm gì ?
Ngộ Không cúi đầu cung kính thưa :
- Lúc ban ngày thầy có dạy tôi , vào khoảng canh ba lén đến ngỏ sau thầy truyền phép, nên tôi mới bạo dạn vào phòng giữa lúc đêm khuya , xin thầy lượng thứ.
Tổ Ssư nghe nói, thầm nghĩ :
- Thằng nầy quả làa trời sanh, không phải phàm tục, nên đoán được mẹo ra dấu của ta .
Ngộ Không thấy Tổ Sư trầm ngâm suy nghĩ , liền hỏi :
- Ở đây không có ai, xin thầy truyền phép, tôi chẳng dám quên ơn.
Tổ Ssư nói :
- Ta mến người có phúc, thương kẻ thành tâm . Vả lại ngươi đã đoán ra mẹo của ta, rõ là kẻ phi thường, ta sẳn lòng truyền phép trường sanh bất tử cho.
Ngộ Không vui mừng, lạy tạ, rồi quì bên giường nghe lời chỉ dạy .
Tổ Sư giảng những câu khó hiểu, tưởng như Ngộ Không chậm biết.
Nhưng Ngộ Không vốn trời sinh ra có khiếu thông minh sẳn. Vả lại, ở động tiên lâu ngày đã am tường lời của Tổ Sư, nên Ngộ Không nghe qua thì hiểu liền, bèn lạy tạ lui ra nhà trước, ngồi lâm râm môt mình học thuộc lòng. Từ đó cứ đêm đến canh ba, ngày thì đứng bóng, Ngộ Không lén vào thọ giáo tập luyện mãi được ba năm.
Một hôm, Tổ Sư đang giảng kinh nói về việc báo ứng nhân quả , khái lược đại cương , trực nhớ đến Ngộ Không, liền hỏi :
- Ngộ Không đâu, có mặt đây chăng ?
Một tiếng dạ trong đám môn đệ vang lên, Ngộ Không bước đến quì thưa :
- Tôi có đây, thầy cần điều gì dạy bảo ?
Tổ Sư nói :
- Bấy lâu luyện ngươi đã luyện tập như thế nào ?
Ngộ Không thưa :
- Mấy lời thầy dạy đệ tử ngày đêm luyện tập không thiếu sót điều chi .
Tổ Sư đưa mắt nhìn đám môn đệ rồi quay lại nói :
- Tuy ngươi đã thông suốt nguồn cơn, nhưng con ba điều tai nạn đáng lo !
Ngộ Không hồi hồi suy nghĩ . Một lúc sau mới nói ra lời :
- Trong kinh dạy ai học được phép tiên , sánh cùng trời đất, sống lâu muôn thở , tinh thần đầy đủ, không bao giờ bệnh hoạn. Sao còn điều tai biến nào nữa, xin thầy chỉ cho đệ tử biết.
Tổ Sư mĩm cười, nói :
- Ðạo tiên mênh mông rộng lớn ! Ai cướp máy tạo hoá, cải định mệnh trời, quỉ thần không lượng thứ . Nay ngươi vừa luyện đặng phép sống lâu nhưng khó bề tránh khỏi ! Thầy đã đoán biết năm trăm năm về sau, ngươi sẽ bị trời đánh. Nếu ngươi tránh khỏi thì năm trăm năm nữa bị trời đốt. Lửa ấy không phải của trời hay của người, mà do âm khí xông lên, từ bàn chân ngươi ót thấu óc, ngủ tạng đều cháy ra tro, rất uổng công tu luyện ! Ngươi có thần thông tránh qua được tai hoạ ấy , thì cách năm trăm năm nữa, trời cho gió thổi . Gió này độc dữ , không phải gió của bốn phương, mà gió phát xuất từ óc ngươi thổi ngược về quả đất , đi qua lục-phủ ngủ tạng, lồng vào cửu khiếu, làm cho thịt xương rời rã ! Vậy ngươi nhớ lấy lời này, tránh ba tai nạn, kẻo bỏ mình !
Nghe nói Ngộ Không rởn ốc quì xuống thưa :
- Trăm lạy thầy, mở lượng từ bi thương người chân thật, truyền thê m phép lạ, tránh ba điều tai nạn. Tôi nguyện thọ ơn thầy trọn đời .
Tổ Sư cảm động nói :
- Ðiều đó tưở ng chẳng khó gì, chỉ sợ nhà ngươi không gia công luyện tập .
Ngộ Không mừng rỡ vội sụp lạy, thưa :
- Lâu nay lòng tôi mong ước luyện được phép trường sinh bất tử dầu khó khăn gian lao, quyết không sờn chi .
Tổ Sư nói :
- Ðạo tiên có ba mươi sáu phép thiên cang, bảy mươi hai phép địa sát . Nhà ngươi muốn luyện phép nào ?
Ngộ Khôngó thưa :
- Tôi xin gắng công học bảy mươi hai phép địa sát để được rộng bề tiện dụng.
Tổ Sư liền gọi Ngộ Không đến gần tai nói nhỏ một hồi. Các môn đệ ngơ ngác không hiểu nói gì có lẻ nhìn Ngộ Không như ganh ghét, có người muốn tò mò nghe ngóng.
Ngộ Không đã sẳn thông phép trước , nên nhớ ngay dễ dàng không một lời thiếu sót.
Từ đó Ngộ Không ngày đêm lo luyện tập bảy mươi hai phép biến hóa thần thông. . .
Một chiều nắng êm, gió dịu . Vườn đào lá rung rào rạc , cánh bướm chập chờn với muốn hoa đua nở . Trước động , Tổ Sư ngồi xem học trò thi nhau luyện môn vật lộn. Ngộ Không ngứa nghề tung tăng chạy từ chổ ngay qua chỗ khác. .
Tổ Sư thấy thế hỏi :
- Bảy mươi hai phép, nhà ngươi luyện tập xong chưa, mà mãi lo nhảy nhót vậy ?
Ngộ Không thưa :
- Nhờ ơn thầy truyền phép, tôi luyện tập không sót môn nào, ngoài ra còn bay được lên không trở về như chim én .
Nghe nói, Tổ Sư gọi lại bảo :
- Hãy bay thử ta xem nào ?
Ngộ Không co chân nhảy vọt lên không, bay được hơn ba dậm, rồi quay về đáp trước mặt Tổ Sư, và nói :
- Thưa thầy, đằng vân như vậy đã đúng phép chưa ?
Tổ Sư cười lớn nói :
- Lối bay của ngươi là vong vân, chưa phải đằng vân. Phép đằng vân của thần tiên " Sớm mai " ở biển Bắc, chiều trở lại Thương Ngô . Mỗi ngày đi khắp bổn biển .
Ngộ Không thưa :
- Theo lời thầy nói, thì phép đằng vân khó lắm.
Tổ Sư nói :
- Trên đời không có việc gì là khó. Chỉ kkhó ở lòng người không chịu cố công.
Ngộ Không hăm hở đến thưa :
- Lượng thầy đã mở , chỉ còn chút phép đằng vân , xin thầy thương tình chỉ dạy.
Tổ Sư bảo Ngộ Không đứng dậy và nói :
- Phép đằng vân của thần tiên , phải ngồi xếp bằng niệm chú bay đi , khác với lối nhảy dựng của ngươi khi nãy. Ta sẽ dạy cho phép Cân Ðẩu Vân bay nhanh hơn tên bắn.
Ngộ Không đắc ý, tưởng như mình đang ngồi tít trên mây xanh đôi mắt mơ màng thích thú .
Tổ Sư ghé vào tai Ngộ không truyền thần chú, và bảo :
- Hãy niệm chú cho mau !
Ngộ Không y lời niệm chú, hai tay nắm chặc lại. Bỗng thân mình vụt bay lên, như vũ bão, giây lát quay về tính hơn mười muôn dặm.
Ðoạn thầy trò đem nhau về động. Ðêm ấy Ngộ Không tập luyện thông thạo. Tổ Sư lòng mừng, được người học trò phi phàm, tuyệt thế .
Từ đó, Tổ sư không còn hỏi han, hay nhắc nhở gì đến Ngộ Không nữa . Dođó Ngộ Không được tự do hiên ngang trời bể , sáng đến núi đào , chiều về tiên động.
Một hôm, các học trò cùng chơi dưới cội tùng, thấy Ngộ Không xúm đến, vổ vai hỏi :
- Hiền hữu tốt phước quá được thầy dạy bảy mươi hai phép biến hoá, nay luyện tập đã tinh thông chưa ?
Ngộ Không cười vuốt vai các bạn nói :
- Tình bạn không giấu nhau làm gì. Kể ra nhờ thầy chỉ dạy , tôi tập tành gắng công, nên phép nào cũng được tinh xảo.
Các môn đệ rối rít bảo :
- Nay thì giờ nhàn rổi hiền hữu thử ít phép coi chơi.
Ngộ Không vui vẻ đáp :
- Muốn thử phép chi các bạn cho biết ?
Các môn đệ lanh quanh bàn tán . Sau cùng bảo Ngộ Không :
-Muốn xem hiền hữu biến ra cây tùng được chăng ?
Ngộ Không liền niệm chú lâm râm, rùng mình một cái. Thốt nhiên hiện ra cây tòng, lá xanh cành rậm.
Bọn môn đệ thấy phép lạ, vổ tay reo hò vang dậy.
Tiếng vang vọng đến tiên điện. Tiên ông chống gậy bước ra hỏi :
- Chuyện chi reo hò như vậy ?
Nghe Tổ Sư hỏi, Ngộ Không thất kinh, hiện nguyên hình chạy vào nhập bọn.
Các môn đệ bước đến cúi đầu thưa :
- Chúng con chơi nhau vui miệng reo cười, mong thầy thứ lổi .
Tổ Sư nghiêm nét mặt quở :
- Bay la ré vang rền, làm náo động nơ i tiên cảnh, sao gọi là tu hành .
Lũ môn đệ sợ sệt thưa :
- Chúng tôi không dám giấu thầy , vì nghe Ngộ Không luyện được phép biến hoá thần thông, nên khi nảy có bảo Ngộ Không hoá ra cây tùng xem chơi. Ngộ Không chỉ niệm chú, rùng mình một cái đã hoá ra cây tùng sừng sững, vươn mình theo gió. Phép lạ khiến chúng tôi không nhịn cười được
Nói xong, cả bọn bước đến cúi đầu răm rắp lạy .
Tổ Sư nói :
- Thôi, chúng bay chờ đây.
Ðoạn gọi Ngộ Không tới mắng :
- Sao nhà ngươi đã vội khoe khoang, biến ra cây tùng cho chúng coi ? Khi người ta biết ngươi pháp thuật cao cường , đem lòng ganh ty. đồ mưu ám hại thì còn gì !
Ngộ Không khiếp sợ, sụp lạy thưa :
- Ðệ tử non lòng dại dột? Mong thầy thương tình tha lổi.
Tổ Sư nói :
- Ngươi là đứa khoe khoang, gàn dở , ta không quở phạt làm gì, song ngươi phải ra khỏi chốn này .
Ngộ Không nghe thầy nói, khóc tức tửi thưa :
- Xin thầy mở lượng từ bi dung thứ cho đệ tử được gần thầy ngày đêm hầu hạ. Nếu thầy quyết đuổi, đệ tử biết về đâu !
Tổ Sư lắc đầu nói :
- Thuở trước ngươi ở đâu, nay về đó cho an phận .
Ngộ Không sực nhớ cảnh củ, nhưng không muộn về cứ đứng khóc lóc van xin mãi :
- Sống nơi đây hơn mấy năm trời, mến thầy nhớ bạn, lẻ nào nhất đán thầy nỡ đuổi đệ tử về quê để ôm lòng sầu cách biệt.
Ngươi đừng nói nữa vô ích, đi cho kíp thì còn hồn , nán lại ta không dung thứ .
Ngộ Không biết thầy quá giận, khó bề năn nỉ ! Ðành phải cúi đầu bái biệt và từ giả các bạn.
Ngộ Không vừa bước chân đi. Tổ Sư kêu nói :
- Ngươi về xứ cũ ắt làm việc chẳng lành, nhưng lành hay dữ tùy ngươi đeo họa lấy. Ta chỉ cấm ngươi đừng xưng là đệ tử của ta, nếu ngươi nói nữa lời, sẽ bị thu hồi phép và hồn ngươi bị bắt giam cầm nơi địa ngục .
Ngộ Không thưa :
- Lời thầy đã nghiêm cấm đệ tử chẳng dám hở môi.
Sau khi bái biệt, Ngộ Không dùng phép Cân Ðẩu Vân bay một giờ ra tới biển Ðông, nhắm hướng núi Hoa Quả bay về .
Tuy bao năm trời cách biệt, động Thủy Liêm vẫn còn tiếng chim kêu vượn hú, gió ngàn vi vút như tự thuở nào.
Thấy bầy khỉ nhỏ ra vào nơi cửa động, Ngộ Không đáp xuống gọi :
- Chúng bay ! Chúng bay đâu ! Ta đã về đây.
Nghe kêu, bọn khỉ lớn nhỏ rùng rùng chạy tới có hơn muôn ngàn con đứng vây quanh Ngộ Không, ríu rít hỏi :
- Ðại-vương ơi ! Ðại vương có biết xa chúng tôi đã bao năm rồi chăng ? Chúng tôi ở nhà trông 'bè' Ðại vương như đói cơm , khát nước !
Ngộ Không nói :
- Nhưng quê nhà ta vẫn bình yên chứ ?
Bọn khỉ nói :
- Ðộng ta vừa bị một con yêu đến chiếm cứ, chúng tôi đánh không lại, nó giết và bắt rất nhiều. Nếu Ðại vương không về , xứ sở nhà ta sẽ về tay chúng cả !
Ngộ Không nghe nói, lửa giận phừng phừng nói :
- Con quái vật này ở đâu , cả gan phá phách. Ta quyết phanh thây nó trả thù cho chúng bay.
Bầy khỉ nói :
- Nó đến xưng là Hổn Thể Ma vương về hướng Bắc.
Ngộ Không hỏi :
- Từ đây đến đó bao la ?
Bầy khỉ thấy Ðại vương mình hăm hở trả thù lòng mừng khấp khởi, đáp :
- Nó nương mây đi tới, theo gió trở về , chúng tôi không biết phương nào ! Xin Ðại vương chờ nơi động sẽ gặp nó.
Ngộ Không căm tức, dậm mạnh chân xuống đất nói :
- Ta quyết tìm cho được nó, giết quách đi mới yên tâm.
Vừa dứt lời, Ngộ Không dùng phép Cân Ðẩu Vân bay qua phương Bắc .
Bay giây phút, nhìn thấy núi Khảm Nguyên cao lớn, có tiếng người nói, liền đáp xuống tìm kiếm.
Ngộ Không đi vòng qua núi, thấy một động lớn , đề ba chữ " Thuỷ Tang động " .
T rước sâu động, mấy con yêu nhỏ tung tăng nhảy múa.
Chúng vừa thấy Ngộ không, sợ sệt bỏ chạy vào trong đóng cửa .
Ngộ không kêu :
- Chúng bay hãy vào báo với Ma vương biết, có ta là Chúa động Thủy Liêm đến vấn tội.
Lũ tiểu yêu nghe nói thất kinh , hối hả chạy vào báo :
- Tâu Ðại vương, họa đã tới rồi ! Họa đã tới rồi ! Ngoài cửa động một con khỉ đột to lớn, xưng là Chúa động Thủy Liêm đến đây vấn tội Ðại vương.
Hổn Thế Ma vương vẫn điềm nhiên cười nói :
- Ta từng nghe bày khỉ nói, Chúa nó đi tu , có lẽ tiếc bần nên nay về đó . Bay thấy nó có khí giới gì chăng ? Và ăn mặc như thế nào ?
Tiểu yêu quì thưa :
- Con khỉ này đầu sói , mặc áo đỏ hoe hoe, lưng thắt dây vàng , chân đi giày đen, nữa in trần tục, nữa giống nhà tu, đang diệu võ giương oai, nhưng không khí giới, chỉ múa may không làm trò khỉ ngoài cửa.
Hổn Thế Ma vương nghe xong, mặc giáp cầm siêu, dẫn tiểu yêu xông ra ngoài cửa, hỏi lớn :
- Yêu hầu không biết danh ta sao, dám cả gan đến đây chọc giận ?
Nghe nói , Ngộ Không quay nhìn thấy Ma vương mặt áo giáp sắt, đầu đội kim khôi, chân mang hia đen, tay cầm siêu bạc, mình cao ba trượng , lưng lớn mười vây, sức mạnh có thừa, liền chỉ vào mặt Ma vương, hét :
- Loài quỉ sứ mắt to như chân tượng, không thấy được ta sao ?
Ma vương cười ha hả nói :
- Ngươi hình thù nhỏ bé, tuổi tác ít oi , đến đây không mang khí giới, dám nói chuyện chống trời , e cho đầu lìa khỏi cổ .
Ngộ Không đỏ mặt, mắng :
- Quân khốn kiếp, ăn cướp động Thủy Liêm, gây tang tóc chẳng lành. Nay gặp ta không biết sửa mình chịu trói, còn buông lời sấc láo !
Ta quyết phanh thây mi ra muôn mảnh.
Nói xong nhảy phốc tới thoi vào mặt Hổn Thế Ma vương. Ma vương lách mình tránh khỏi và nói :
- Hãy khoan ! Ta lớn mi nhỏ , ta dùng đao, mi tay không, dù ta thắng cũng mang tiếng cười chê để ta bõ đao đánh cùng mi cho biết sức.
Vừa dứt lời Ngộ không nhảy tới đánh đùa. Ma vương dình dang trở tay chậm chạp, bị Ngộ Không đánh tiếp mấy thoi, mặt mày sưng húp. Ma vương túng thế lấy siêu chém, Ngộ Không lách mình tránh khỏi, rồi bứt năm sợi lông bỏ vào miệng, niệm chú lâm râm, phun ra một cái biến thành vô số khỉ, vây phủ Hổn Thế Ma vương.
Con thì đeo cổ , con cắn tai , con níu chân, Ma vương khiếp đảm tinh thần, day trở không kịp, bị Ngộ Không giật siêu chém làm hai khúc .
Ðoạn kéo rốc vào động giết hết bầy tiểu yêu rồi rùng mình thu lông lại . Ngộ Không tìm các khỉ con bị Hỗn Thế Ma vương bắt nhốt, đem ra ngoài , rồi nổi lửa đốt động Thủy Tang cháy rụi. Thấy động đã cháy, Ngộ Không quay bảo mấy khỉ nhỏ :
- Chúng bây mau mau nhắm mắt, ta làm phép đưa về động.
Bọn khỉ nhỏ đều nhắm mắt, Ngộ Không dùng phép Cân Ðẩu Vân , phát lên một trận gió bay đi ráo. Về tới núi Hoa Quả sa xuống, Ngộ Không bảo lũ khỉ nhỏ mở mắt ra xem. Bầy khỉ mở mắt ra, thấy núi Hoa Quả động Thủy Liêm, lòng hớn hở, dắt nhau vào. Bọn khỉ ở trong động chạy ra đón rước, bày tiệc thết đải.
Vượn và khỉ đột hỏi Ngộ Không :
- Ðại vương đánh với Hỗn Thế Ma.Vương thắng phụ dường nào ?
Ngộ Không thuật lại việc chiến thắng vừa rồi. Tất cả khỉ trong động đều vổ tay khen và hỏi :
- Ðại vương tìm học phép tiên nơi nào mà giỏi quá vậy ?
Ngộ Không đem chuyện đường xa ngàn dậm, tầm sư học đạo kể lại cho bầy khỉ nghe.
Bầy khỉ reo lên nói :
- Ðại vương phước lớn lắm và có chí mới thành quả như vậy !
Ngộ Không cười nói :
- Bây ơi, ta được thầy tiên cho tên họ mới là vinh dự chớ !
Bầy khỉ nghe Ngộ Không nói có tên họ, xúm nhau hỏi :
- Họ gì vậy, Ðại vượng ?
Ngộ không nói :
- Ta nay họ Tôn tên là Ngộ Không, vậy từ nay các ngươi nghe ai nói đến Tôn Ngộ Không là ta đó .
Bầy khỉ vổ tay cười ầm và nói :
- Ðại vương là Ðại Tôn, thì chúng tôi cũng được gọi là Tiểu tôn .
Tiếng cười lại nổi lên, bên ngoài gió rít rào rạc, nguồn vui trở lại với động Thủy Liêm như dạo nào thuở trước.