[Dịch] Sáp Huyết

Chương 153 : Ly biệt! (1)




Lưu thái hậu nằm trên giường, ngơ ngác nhìn ánh mặt trời từ bên ngoài cung chiếu vào. Ánh sáng rực rỡ nhưng bà lại nằm ở nơi ánh mặt trời chiếu không đến.

Nơi ánh sáng chiếu rọi, có thể nhìn thấy bụi bay chuyển động như ký ức phủ đầy bụi. Lưu thái hậu nhìn bụi bay, mà nghĩ tới chuyện xưa. Từ sau khi Triệu Doãn Thăng chết, ngọn lửa trong cung ngày đó gần như thiêu trụi sức sống của Lưu thái hậu.

Cho dù bà có thừa nhận hay không thì bản thân cũng đã già rồi. Già đến nỗi ngay cả dục vọng đăng cơ cũng phai nhạt. Trong cung cũng đã trở lại yên tĩnh. Sau trận hỏa hoạn, những chuyện kỳ dị cũng không còn thấy nữa.

Chẳng lẽ nói… Thật sự tiên đế hiển linh, cảnh cáo bà chớ tùy ý làm bậy? Bởi vì bà không còn khuấy động nên không còn các cảnh báo kỳ dị nữa? Lưu thái hậu nghĩ đến điều đó mà giật mình ớn lạnh.

Ngũ long lần nữa xuất hiện, hồng nhan biến mất!

Lưu thái hậu nghĩ đến điều đó, ánh mắt trở nên ai oán, lẩm bẩm nói:

- Ngươi sẽ không sống được. Không thể! Ngươi không có ngũ long.

Đột nhiên nghĩ đến trước khi chết, tiên đế đã trịnh trọng nói với bà:

- Nga nhi, Trẫm nhọc lòng suy nghĩ nhiều năm, hao tâm tổn lực thu thập rất nhiều bí mật về Hương Ba Lạp. Trẫm nhận ra, lăng Vĩnh Định của Trẫm, giống như Hương Ba Lạp, có thần lực của ngũ long. Sẽ có một ngày trẫm sống lại! Nàng phải tin tưởng trẫm!

Âm thanh xa xôi của tiên đế chứa đựng nhiều ý sâu kín:

- Nếu trẫm sống lại sẽ nói tất cả bí mật với nàng, để nàng cũng trường sinh bất tử. Từ đó về sau, phu thê chúng ta cùng nhau xây dựng cơ nghiệp.

Lưu thái hậu lạnh lùng cười, cười với không khí, giống như Chân Tông Triệu Hằng đang ở trước mặt. Bà không sợ hãi, trên thực tế, bà không sợ Triệu Hằng, bà chưa bao giờ sợ Triệu Hằng.

Bà vốn cảm kích Triệu Hằng, Nếu không có sự kiên trì của Triệu Hằng, bà cũng không có được địa vị như hiện nay. Bà vốn là vợcủa một người thợ bạc, cũng phải là thái hậu. Cái việc nghe không thể tưởng tượng đó nhưng cũng cực kỳ chính xác. Trên triều đình rất nhiều người đều biết việc này.

Năm đó, Lưu Nga xuất thân bần hàn. Bị người nhà bán cho thợ bạc Cung Mỹ làm vợ. Cung Mỹ dẫn Lưu Nga tới mưu sinh ở kinh thành sau đó gặp được Hàn Vương Triệu Hăng.

Muốn nói một vật có “tình” cũng khó có thể xác định. Triệu Hằng vừa nhìn thấy Lưu Nga liền thích bà. Cung Mỹ thấy Triệu Hằng thích, thẳng thắn dâng Lưu Nga làm vợ Triệu Hằng.

Triệu Hằng cũng nhận. Từ đó về sau, vợ của thợ bạc nhỏ bé kia bắt đầu cả đời tranh đấu. Cung Mỹ tự cảm thấy thân phận không tốt. Sợ ảnh hưởng tiền đồ của Lưu Nga, liền đổi họ thành họ Lưu, trở thành Lưu Mỹ. Chồng biến thành anh trai. Nhưng sự trân trọng vẫn giống như trước kia. Anh trai biết bà sợ sự hèn mọn, vì bà việc gì cũng dám làm, thậm chí không tiếc đem bà tặng cho người đàn ông khác mà không có chút oán trách.

Nhưng ca ca chắc chắn không phải ham phú quý gì. Ca ca hy sinh tất cả vì bà chứ không hề có suy nghĩ khác.

Lưu Nga thích là ca ca chứ không phải chồng. Nhưng bà biết, muốn không bị coi thường, phải dựa vào chồng. Vì thế mà bà nhẫn nại, nung nấu….

Triều thần coi thường nàng.Tần quốc phu nhân nhũ mẫu của Triệu Hằng cũng coi thường bà. Năm đó thậm chí Tần quốc phu nhân lột sạch trang phục của bà, đuổi ra Hàn vương phủ. Nếu không phải Triệu Hằng che chở cho bà, tìm bà thì vào cái đêm bị đuổi đi , bà đã nhảy xuống sông tự vẫn rồi.

Vì thế bà hận, hận trời xanh sao bất công như thế! Hận vì sao có người sinh ra đã tài trí hơn người! Hận vì sao có người sinh ra bị người khác giẫm vò dưới chân! Nhưng bà chỉ có thể nhẫn nại, bà chịu đựng mười năm. Bà dùng sắc đẹp lúc thanh xuân nhất của người con gái để học cách chịu đựng. Học được cầm kỳ thi họa. Học được sự cao quý thanh lịch, học được tất cả mọi việc mà nữ tử phải học.

Triệu Hằng từ Hàn vương trở thành Hoàng đế. Cuối cùng bà trở nên vượt trội. Bà còn nhớ ánh mắt Triệu Hằng nhìn bà ngày càng thêm nồng nàn.

Nhưng triều thần vẫn coi thường bà, khinh thường xuất thân hèn mọn của bà. Coi thường bà đã ở cùng với người đàn ông khác, coi thường bà không sinh được con trai. Vì thế bà đành phải cướp lấy con trai của Lý Thuận Dung. Cướp lấy con trai của người con gái hèn kém hơn ấy.

Trên đời này, vốn là cá lớn nuốt cá bé.

Mỗi lần Lưu Nga nghĩ đến điều đó, đều có chút áy náy. Nhưng bà không hề hối hận về việc đã làm, nếu quay lại một lần nữa, bà vẫn sẽ không hề do dự đi cướp lấy.

Bà rất sợ, rất sợ quay lại cuộc sống tầm thường trước đây, sợ đến muốn chết. Bà không sợ chết, chỉ sợ thấp hèn. Vì thế nhìn thấy lúc Triệu Trinh – đứa con trai giành được đi thích Vương mỹ nhân quyến rũ đó, bà không hề do dự chia rẽ bọn họ.

Bà thấy thân phận của Vương mỹ nhân thép kém. Nghĩ đến Lưu Nga thấp kém năm đó, bà cảm thấy Vương mỹ nhân như đâm vào nỗi đau của bà.

Có lão quỷ thích gái phong trần, mới có con trai thích tầm hoa vấn liễu. Mỗi lần Lưu Nga nghĩ đến điều đó, đều cảm thấy chán ghét. Bà không những hận Vương mỹ nhân mà còn hận cả quá khứ của mình. Vì thế bà càng thích Triệu Doãn Thăng. Triệu Doãn Thăng vô cùng quy củ nhưng bà không ngờ, Triệu Doãn Thăng muỗn lấy mạng của bà.

Vậy trên đời này, còn có ai đáng tin? Có lẽ chỉ có ca ca đã chết?

Ngoại trừ ca ca đã chết ra, trong đám quần thần quỳ lạy của triều đình, bề ngoài xem ra tôn trọng nhưng Lưu Nga biết, trong lòng bọn họ coi thường bà. Mãi mãi coi thường, cho dù bà là Thái hậu cũng thế.

Những người đó mãi mãi không biết, bà từ vị trí của thợ bạc leo lên được địa vị ngày hôm nay, đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng chua xót! Bọn họ chỉ cần đọc sách, ngâm thơlà có được sự vinh quang vô hạn, cao quý, cho nên bọn họ không biết vất vả của bà.

Bà càng hận càng tàn nhẫn vô tình.

Bởi vậy bà tìm cớ xử tử Tần quốc phu nhân, tước bỏ y phục cao quý của Tần quốc phu nhân. Bà cho cắt cái thân hình béo tròn đó thành hàng trăm mảnh ngâm vào trong hố phân làm cho Tần quốc phu nhân khóc thét kinh hãi, từ từ hối hận các việc bà đã từng làm.

Bởi vì bà đánh ngã được lưỡng phủ đệ nhất nhân Đinh Vị. Vì Đinh Vị có âm mưu với quyền lực của bà nên bà tìm cơ hội lệnh cho Đinh Vị đánh tới Nhai châu, cả đời này không cho phép lão về kinh.

Bởi vậy bà trục xuất người đứng đầu quân cơ Tào Lợi Dụng. Vì Tào Lợi Dụng ở trên triều đình không cung kính mẹ góa con côi bà. Trên đường Tào Lợi Dụng bị giáng chức, bà sai La Sùng Huân giết chết lão.

Vì bà đuổi được nguyên lão tam triều Khấu Chuẩn. Năm đó Khấu Chuẩn không tán thành Triệu Hằng lập bà làm hậu. Bà giáng Khấu Chuẩn đến biên cương. Cho dù Khấu Chuẩn chết rồi, bà cũng không cho xác của Khấu Chuẩn được về Biện Kinh mà chỉ được phép mai tang ở Lạc Dương.

Yêu một người có lẽ sẽ không vĩnh cửu, nhưng hận có thể nhớ cả đời.

Bà Lưu Nga chính là một người như thế. Người nào đối với bà tốt mới là người tốt. người nào đối với bà không tốt, bà quyết không nương tay. Người tốt với bà ngày càng ít, ca ca sớm đã mất. Hậu nhân Lưu gia chết dần, bị thương khiến cho bà rất cô đơn.

Tuy bà ở địa vị cao nhưng rất cô đơn.

Bà vốn có được sự yêu thương của Hoàng đế. Nhưng hơn hai mươi năm trước Hoàng đế si mê tiên đạo, đã như người xa lạ với bà. Hoàng đế chỉ nghĩ trường sinh bất tử mà không xem trường sinh bất tử có gì tốt đẹp chứ?

Lưu thái hậu cô đơn nhìn tẩm cung trống trải rồi nở nụ cười rất tàn nhẫn.

Có thần lực của ngũ long, Triệu Hằng có thể sẽ sống lại, nhưng nếu không có thần lực của ngũ long, vậy Triệu Hằng có thể sống lại không?

Cho dù Triệu Hằng là hoàng đế, cũng không thể điều khiển được việc sau này. Lưu Nga còn đang cười, bà không đặt ngũ long ở huyền cung, không đặt thần tượng ngũ long vô hình trong tay. Bà giấu kín ngũ long vào trong tượng phật Di lặc ở chùa Đại trấn quốc.

Bà nói với Diệp Tri Thu là đó là vì tưởng niệm tiên đế, nhưng chính bà biết không phải.

“Bệ hạ sẽ không sống lại, sẽ không!” Lưu thái hậu thì thầm câu này có phần tàn nhẫn, có phần khoái trí, còn có chút mỉa mai. Trường sinh có gì tốt? Một chút đều không tốt!

Lưu thái hậu đang nhớ lại chuyện xưa thì Diêm Văn Ứng đi vào trong nói:

- Thái hậu! Bát vương gia đang quỳ trước cung đợi.

Lưu thái hậu run người không ngờ Bát vương gia quật cường như thế. Bát vương gia cầu kiến. Lưu thái hậu biết ông muốn làm gì nên từ chối không cho ông vào cung. Nhưng Bát vương gia vẫn quỳ ngoài cung, từ sáng đến xế chiều.

Lưu Nga không muốn gặp Bát vương gia. Bà cảm thấy Bát vương gia là một người điên khùng. Chỉ có kẻ điên mới có suy nghĩ điên cuồng đó. Triệu Nguyên Nghiễm và Triệu Hằng đều là kẻ điên.

- Không gặp!

Lưu thái hậu lạnh lùng nói.

Diêm Văn Ứng do dự một lúc, khuyên nhủ:

- Thái hậu! Nếu không gặp, chỉ sợ người ngoài sẽ nghị luận.

Lưu thái hậu giật mình, quát:

- Nghị luận gì?

Diêm Văn Ứng cẩn thận nói:

- Bát vương gia có bệnh trong người, với lại con gái gặp chuyện bất trắc, vô cùng đáng thương. Thái hậu lãnh đạm như thế thì không hợp tình hợp lý lắm?

Lão vốn muốn nói Bát vương gia đang đau lòng vì con gái, nhưng nghe đồn trong cung nói rằng người con gái đó còn có khả năng sống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.