Đi từ phòng bệnh của ông Tào ra, trời đã tối rồi, Văn Viễn Hòa khước từ buổi tiệc chiêu đãi của Vu Phồn Nhiên, tiến hành cuộc gặp riêng tư với Mộc Quả Pháp.
Ngoài dự đoán của mọi người chính là Quan Doãn được đặc biệt mời tham gia vào buổi gặp mặt.
Cuộc gặp riêng tư của Văn Viễn Hòa và Mộc Quả Pháp là ở trong nhà của Mộc Quả Pháp. Quan Doãn lần đầu tiên đến nhà họ Mộc, khi vào cửa, người mở cửa cho hắn là một cô bé gầy yếu dịu dàng ít nói, tiểu cô nương khoảng 14, 15 tuổi, chải tóc đuôi ngựa, mặc bộ quần áo ở nhà mềm như nhung có hình phim hoạt hình, trên mặt tràn đầy ánh sáng của tuổi trẻ, đôi mắt to linh động mà lóng lánh, ngọt ngào gọi một tiếng:
- Chào anh.
- Anh? Nên gọi chú mới đúng.
Vừa gặp cô, Quan Doãn liền không hiểu sao lại rất có hảo cảm, vừa đến liền nói đùa.
- Anh bao nhiêu tuổi mà muốn làm chú tôi? Rõ ràng là muốn chiếm tiện nghi của tôi. Tôi hỏi anh, anh có dám gọi bố tôi là anh không? Nếu anh dám gọi ông là anh thì tôi sẽ gọi anh là chú.
Tiểu cô nương nghiêng đầu, cười khanh khách, nghịch ngợm mà đáng yêu.
- ...
Quan Doãn không còn gì để nói. Cái cô bé này giảo hoạt mà thông minh, với thân phận, cấp bậc, cả tuổi tác của hắn nữa, làm sao dám gọi Mộc Quả Pháp là anh, được rồi, cho dù quan hệ giữa hắn và Mộc Quả Pháp thân thiết đến một trình độ nhất định thì cũng chỉ có thể gọi chú.
Được, nói đùa không thành, ngược lại còn bị chơi một vố, hắn cười hắc hắc:
- Có cần thay dép không?
- Đương nhiên phải thay.
Tiểu cô nương lấy ra một đôi dép lê:
- Đây cho anh đôi dép lê chuyên dùng cho anh.
- Cái gì là dép lê chuyên dùng cho tôi?
Quan Doãn không hiểu, xoay người thay dép mới phát hiện dép nhỏ, chỉ to bằng hai phần ba chân hắn:
- Dép này nhỏ quá, có đôi nào to hơn không?
- Không có.
Tiểu cô nương cười trộm:
- Chỉ có đôi này thôi, anh thích đi thì đi, không đi thì không được vào phòng.
Quan Doãn cuối cùng cũng hiểu, té ra vừa nãy hắn bảo cô bé gọi hắn là chú, đắc tội cô bé rồi, bây giờ cô bé cho hắn đi đôi dép nhỏ, con bé này, tuổi không lớn mà thật lắm trò:
- Thôi vậy, đi dép nhỏ thì đi dép nhỏ, tốt xấu gì cũng có dép đi, không cần đi chân trần.
- Hứ, biết thế là tốt. Xem sau này anh có dám chiếm tiện nghi của tôi không.
Tiểu cô nương xoay người rời đi, lần đầu tiên thấy vóc người mới dậy thì đã có đường cong mà một người con gái nên có:
- Có một ngày anh sẽ chủ động gọi tôi là cô.
Quan Doãn nhịn cười, khi đi dép nhỏ đến thư phòng, Mộc Quả Pháp và Văn Viễn Hòa đã uống xong một bình trà.
- Quan Doãn đến rồi, nào ngồi xuống đi.
Mộc Quả Pháp khom người, coi như là đón tiếp, ánh mắt ông ta dừng trên đôi dép lê của Quan Doãn liền cười:
- Sao lại đi dép của Tiểu Lâm, không đúng, là đôi dép năm ngoái của nó, nó không đi vừa nữa, anh càng không thích hợp, nhanh đi thay đi.
- Vẫn là không nên đổi.
Quan Doãn cười lúc lắc nói:
- Khi nên đi dép nhỏ, đi một cách thích hợp có lợi cho chân hiểu được một sự thực, không phải tất cả các loại dép đều vừa chân, không phải tất cả mọi con đường đều dễ đi.
- Ha ha.
Mộc Quả Pháp và Văn Viễn Hòa liếc nhau, cùng cười ha ha:
- Một lần đi dép nhỏ cũng làm cho anh tổng kết ra triết lý, được, không thay thì không thay, chắc chắn là anh bị Tiểu Lâm trêu đùa rồi, nó rõ ràng là cố ý gây khó dễ cho anh.
Quan Doãn ngại ngùng cười:
- Tôi bảo cô bé gọi là chú, cô bé không gọi nên lấy dép nhỏ cho tôi đi.
Văn Viễn Hòa cũng cười:
- Tiểu Lâm rất xảo trá tai quái, anh muốn làm chú của nó sao? Vẫn còn non quá.
Câu nói non quá, một câu hai ý nghĩa, Quan Doãn trong lòng căng thẳng, có phải Văn Viễn Hòa có điều gì muốn nói?
Ở phòng bệnh của ông Tào, sau khi đợi Đại Gia ra ngoài, ông Tào lại nói ra nguyên nhân mình nhảy xuống sông trước mặt Văn Viễn Hòa, Tề Toàn và Mộc Quả Pháp, Vu Phồn Nhiên.
Sự việc quả nhiên có liên quan đến Mã Đại Thịnh.
Ông Tào quả thực là bà con xa lắc xa lơ của Mã Đại Thịnh, rốt cục có bao xa, được coi là thân thích gì, ông ấy nói rất lâu Quan Doãn cũng nghe không hiểu, nhưng Quan Doãn lại nghe hiểu đầu đuôi sự việc --- con trai ông Tào tốt nghiệp cấp 3, không thi đỗ đại học, đi làm ở thành phố Yến, nghe nói công trình cải tạo thành thị ở Trực Toàn rất lớn, hơn nữa có khả năng xây 4, 5 năm, lại là Mã Đại Thịnh phụ trách nên ông ta đã mất rất nhiều công sức nhờ người cầu đến cửa Mã Đại Thịnh, hy vọng Mã Đại Thịnh có thể sắp xếp một công việc cho con trai ở hạng mục công trình cải tạo thành thị.
Ông Tào ôm một đống đồ đặc sản đến cửa, cứ tưởng là người cao cao tại thượng như Chủ tịch huyện Mã sẽ không để ý đến lời cầu khẩn của ông, không ngờ Mã Đại Thịnh là một người rất trọng tình người, lúc đó thoải mái đồng ý với ông, hơn nữa còn giữ lại đặc sản mà ông đem đến, và nói anh ta thích lương thực mà nông dân tự mình trồng ra, rất ngon lại không bị gia công, tinh khiết tự nhiên.
Ông Tào nghe ra được ý tại ngôn ngoại của Chủ tịch huyện Mã, vui vẻ quá liền về nhà đem rất nhiều đặc sản đến tận cửa nhà Mã Đại Thịnh, Mã Đại Thịnh đều nhận hết.
Sau đó con trai ông Tào là Tào Khả Trần liền được sắp xếp đến bộ công trình hạng mục cải tạo thành thị làm việc. Không lâu sau do biểu hiện xuất sắc, được đề bạt nên lên chức người phụ trách cho hạng mục bộ công trình. Ông Tào vô cùng vui vẻ, thấy con trai sự nghiệp thành công, trong lòng ông vô cùng cảm kích sự dẫn dắt của Chủ tịch huyện Mã liền thường xuyên tặng đặc sản cho Chủ tịch huyện Mã.
Sự việc xảy ra vào một lần ông tặng Chủ tịch huyện Mã đặc sản.
Một lần khi ông Tào lại đem đặc sản đến tặng cho Chủ tịch huyện Mã, trên đường gặp tai nạn xe, thực ra cũng không thể coi là tai nạn xe, chỉ là xe đạp của ông bị một chiếc xe ô tô quẹt vào một cái, khi ông xuống xe kiểm tra thì trên xe đối phương có mấy người xuống xe, hùng hổ vây ông vào giữa, đẩy qua đẩy lại, còn lấy cái túi thêu của ông --- trong túi thêu có chứa các đặc sản mà của nhà trồng được như ngô, khoai, lạc, dưa ngọt mà ông định tặng cho Chủ tịch huyện Mã.
Khi ông Tào tưởng đối phương đã vứt bỏ cái túi thêu của ông đi thì đối phương lại trả lại túi thêu, nói hiểu nhầm ông, sau đó đối phương liền lên xe nhanh như chớp bỏ đi, ông không thể hiểu nổi đối phương đang làm cái gì nhưng cũng không nghĩ nhiều, dù sao với chỉ số thông minh của ông cũng không thể nghĩ quá nhiều nên cứ tưởng là một sự cố giao thông bình thường.
Sau đó ông đem tặng túi thêu cho Chủ tịch huyện Mã.
Bởi vì quen rồi nên Chủ tịch huyện Mã không nhìn gì mà nhận túi thêu, tùy tiện để sang một bên, sau khi nói mấy câu trong nhà ngoài ngõ xong, ông Tào liền cáo từ ra về. Ông không biết là khi ông vừa đi không lâu thì đã có người của Ủy ban Kỷ luật đến gõ cửa nhà Chủ tịch huyện Mã. Khi Chủ tịch huyện Mã vẻ mặt nghi hoặc, nhân viên Thanh tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh mở chiếc túi thêu ra, lấy từ trong đó ra một xấp nhân dân tệ --- qua kiểm kê, tổng cộng 130000 nhân dân tệ.
Chủ tịch huyện Mã sợ ngây người, thề thốt phủ nhận hành vi nhận hối lộ, nhưng anh ta phủ nhận cũng vô dụng, sự thực rõ ràng, chính cứ xác đáng, Mã Đại Thịnh hết đường chối cãi, sau đó nhân viên Thanh tra của Ủy ban Kỷ luật lại lục soát được một số bức tranh chữ của danh nhân và tiền mặt, đồ trang sức các loại, tổng cộng hơn một triệu nhân dân tệ.
Trước bằng chứng như núi, cho dù Mã Đại Thịnh nhiều lần thanh minh anh ta không biết số đồ vật mà nhân viên thanh tra của Ủy ban Kỷ luật tỉnh lục soát được là từ đâu ra nhưng lời của anh ta không ai tin, chỉ coi là anh ta đang ngụy biện, cuối cùng Chủ nhiệm Ủy ban Kỷ luật đích thân phê chuẩn điều tra đến tận cùng, Mã Đại Thịnh liền ngã ngựa.